Về tổ chức và hoạt động của khối đoàn thể nhân dân ở cấp xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay (Trang 58 - 64)

- Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở nông thôn đã có những đổi mớ

2.3.3. Về tổ chức và hoạt động của khối đoàn thể nhân dân ở cấp xã

a. Về đội ngũ cán bộ khối đoàn thể nhân dân:

- Vẫn có một bộ phận đoàn viên, hội viên vào đoàn, hội với tính chất danh nghĩa, hình thức. Một số rất ít đoàn viên, hội viên của một số tổ chức đoàn thể ở xã đã bị lôi kéo vào âm mưu thành lập nhà nước “ Đề ga tự trị” của bọn phản động, nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động củakhối đoàn thể nhân dân ở cơ sở.

- Về trình độ học vấn: đại bộ phận cán bộ đoàn thể có trình độ tiểu học và trung học cơ sở và chỉ một số ít có trình độ phổ thông trung học. Điển hình, cán bộ Hội phụ nữ ở cơ sở hiện tại có 169 chị là Chủ tịch, phó chủ tịch, trong đó số có trình độ học vấn cấp I là 44 (25,9%); cấp II là 93 (54,7%); cấp III là 32 (18,2%) [43, tr.127].

- Một số được đào tạo về nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, nhưng nhận thức và vận dụng vào thực tế chưa đạt kết quả cao. Tại nhiều xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, cán bộ khối đoàn thể yếu cả về khả năng tư duy, xây dựng kế hoạch và phương pháp tổ chức thực hiện; thường trông chờ vào sự hướng dẫn của cấp trên theo kiểu “ cầm tay chỉ việc”.

b. Về tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở nông thôn ở Kon Tum.

Quan điểm một số cấp uỷ đảng cơ sở trong chỉ đạo thường xem nhẹ vai trò Mặt trận và các đoàn thể. Trong công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở chưa thật sự khoa học: có nơi cán bộ cơ sở không đảm nhận được công việc của chính quyền thì đẩy sang làm cán bộ Mặt trận và các đoàn thể. Nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của khối đoàn thể nhân dân cấp xã. Việc kiện toàn và củng cố tổ chức đoàn, hội có nơi chưa được chú trọng, vì hoạt động của nhiều đoàn thể tại địa bàn dân cư còn có sự chồng chéo nhau gây phiền phức cho hội viên, còn tình trạng số thôn, làng trắng tổ chức chi đoàn, tổ chức hội. Điển hình, như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên vẫn có tình trạng thôn làng trắng tổ chức hội. Hình thức trong công tác tuyên truyền giáo dục của Khối Mặt trận và đoàn thể còn chưa phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Trong tổ chức sinh hoạt đoàn, hội chưa thường xuyên; nội dung sinh hoạt chi, tổ hội chưa thiết thực trước yêu cầu sản xuất và đời sống kinh tế - chính trị của đoàn viên, hội viên, nên chưa thực sự thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên. Nhiều đoàn viên, hội viên chưa tự giác đóng đoàn phí, hội phí và tham gia xây dựng quỹ đoàn, hội. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác và cuộc sống, như: đối với Đoàn thanh niên, đội ngũ bí thư, phó bí thư chi đoàn cơ sở không có phụ cấp; đối với Hội phụ nữ và Hội nông dân, cán bộ chi hội trưởng không có phụ cấp sinh hoạt.

+ Mặt trận tổ quốc: Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận chưa thật đầy đủ, đồng bộ và thống nhất trong HTCT. Vì thực tế, một số cấp uỷ đảng, chính quyền xã chưa thường xuyên lắng nghe ý kiến Mặt trận phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm; hơn nữa, thiếu văn bản pháp quy, cơ chế cần thiết cụ thể hoá quyền, trách nhiệm để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Mặt trận, như: cơ chế về giám sát, phản biện để tham gia xây dựng văn bản pháp quy ở địa phương. Công tác Mặt trận chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tổ chức bộ máy Mặt trận sử dụng bố trí cán bộ chưa thật hợp lý; Công tác thanh tra nhân dân chưa phát huy tốt vai trò giám sát thực thi pháp luật.

+Đoàn thanh niên: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên ở cơ sở còn mang tính chất mùa vụ và chưa sâu rộng. Tỷ lệ đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt thấp, sự đổi mới phương thức hoạt động của đoàn, hội còn chậm, chưa theo kịp

sự phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu vận động phát triển của thanh niên và của chính bản thân tổ chức đoàn, hội.

+ Hội phụ nữ: Công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức cho phụ nữ cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chưa thật kịp thời. Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu thiết thực và chưa chủ động đổi mới phương thức, nên chưa thu hút được tối đa hội viên tham gia sinh hoạt. Công tác bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu cán bộ nữ cho cấp uỷ theo dõi đề bạt chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ phát triển hội viên mới còn thấp. Qua xếp loại tổ chức cơ sở hội 2003: có đến 34,5% tổ chức cơ sở hội trung bình và yếu [43, tr.151].

+ Hội cựu chiến binh: Trình độ học vấn, nhận thức và năng lực của một bộ phận cán bộ hội và hội viên còn hạn chế, đặc biệt là các hội viên cao tuổi; đời sống một bộ phận hội viên còn nghèo (hiện còn 13% số hộ là hội viên của hội có mức sống nghèo đói [43, tr.151]); chế độ sinh hoạt ở một số chi hội chưa đều, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn nên ảnh hưởng đến việc tập hợp sinh hoạt hội.

+ Hội nông dân: Tổ chức sinh hoạt hội chưa thường xuyên, nội dung sinh hoạt chi, tổ hội thiếu thiết thực vì chưa gắn với yêu cầu sản xuất và đời sống của nông dân, nên chưa thu hút được đông đảo nông dân vào hội.

2.3.4. Về mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn thôn

- Do chưa thể chế hoá cụ thể phương thức Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý tại cấp cơ sở, nên mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã vẫn còn chung chung và phân công chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, làm cho vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể thiếu tính cụ thể. Hơn nữa, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm còn chồng chéo, cơ chế vận hành ở không ít bộ phận chưa được xác định rõ làm cho tổ chức đảng, chính quyền, khối Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở nông thôn bộc lộ những yếu kém trong hoạt động, sự phối hợp giữa các tổ chức trong HTCT có nơi còn hình thức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội đang phát triển, trình độ dân trí được nâng lên, nhưng phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng cấp xã còn chậm đổi mới, còn bao biện làm thay công việc của chính quyền, chưa tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động của chính

quyền. Việc quản lý điều hành và chỉ đạo cấp uỷ có nơi lộn sân, công việc của chủ tịch UBND phân công chưa rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, việc quản lý điều hành hàng ngày còn mang tính sự vụ: xử lý công việc chỉ tập trung cho bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch; còn các thành viên khác thì “chỉ đâu làm đó”, thiếu tính chủ động, làm cho công tác tham mưu, giúp việc cho chủ tịch bị hạn chế.

- Do chính quyền cấp xã nhiều nơi ở Kon Tum chưa có những giải pháp hữu hiệu xây dựng mối quan hệ công việc giữa chính quyền với các đoàn thể, Mặt trận trong việc phối kết hợp để giải quyết các nhiệm vụ chung, nên chưa thực sự tạo những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này thực hiện hết chức năng của mình trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ ở cơ sở.

Hơn nữa, ở cấp xã nhiều nơi của tỉnh Kon Tum, việc phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận tổ quốc với các tổ chức thành viên, với HĐND, UBND... chưa thường xuyên, chưa đồng bộ và vẫn còn mang tính hình thức. Mặt trận ở cơ sở chưa làm tốt chức năng phản biện và giám sát của mình, việc thực hiện quy chế về mối quan hệ giữa Mặt trận, HĐND và UBND ở cơ sở chưa thường xuyên, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh chưa đều, hiệu quả chưa cao.

- Việc phối hợp giữa HĐND với Mặt trận tổ quốc và đoàn thể cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến nội dung và nghị quyết của kỳ họp đến nhân dân còn chậm. Sự phối hợp này thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, quá trình thể chế hóa nghị quyết của HĐND thành nhiệm vụ, kế hoạch triển khai của UBND ở một số nơi làm việc chưa kịp thời, còn tùy tiện, chưa theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Khi nghị quyết được triển khai trên thực tế thì việc phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể thực hiện chức năng giám sát vẫn còn làm chiếu lệ, chưa thường xuyên và chưa có nhiều các biện pháp, xử lý, chấn chỉnh kịp thời khi có những biểu hiện sai trái.

2.3.5. Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

- Mặc dù, cơ sở nông thôn tỉnh Kon Tum rất chú ý tới công tác tuyên truyền, học tập Quy chế và đã triển khai quán triệt đến từng chức danh và nhân dân, nhưng chưa làm thường xuyên. Đồng thời, việc thực hiện Quy chế còn lúng túng, trình độ cán bộ còn hạn chế, có nơi cán bộ chưa phân biệt công việc nào đưa ra dân bàn, công việc nào để dân giám sát, kiểm tra. Hơn nữa, nhận thức của cán bộ và nhân dân hiện nay còn không đồng đều. Đặc biệt là trình độ

dân trí còn thấp, ý thức làm chủ còn gặp nhiều hạn chế, sự hiểu biết về dân chủ và pháp luật chưa đầy đủ, nên gây trở ngại trong quá trình thực hiện Quy chế hiện nay.

- Dân chủ ở nhiều xã còn biểu hiện nặng tính hình thức, đặc biệt là việc tham gia bàn bạc của nhân dân. Chẳng hạn, có đến “55% ý kiến cho rằng việc khác của HĐND, UBND mà dân thấy cần thiết và 50% ý kiến cho rằng việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã: được dân bàn nhưng không thực chất” [29, tr.173-174]. Bên cạnh đó, cũng có nơi xem nhẹ hoặc né tránh đối phó với những bức xúc của nhân dân. Một số nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chưa được triển khai cụ thể, như: việc thực hiện chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng, về thu chi ngân sách hàng năm, việc quy hoạch đất đai, về thực hiện các dự án 135...

- Các cơ quan chức năng chưa hướng dẫn kịp thời một số nội dung về xây dựng quy ước, hương ước. Mặt khác, chính quyền cơ sở ở một số huyện lại bị động, lúng túng hoặc chậm phê duyệt trong việc xây dựng quy ước, hương ước, chưa thực hiện đầy đủ và sâu rộng quy chế dân chủ ở cơ sở, còn lẩn tránh việc công khai hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật cho dân, không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, kiểm điểm những sai phạm trước dân còn qua loa, đại khái.

- Vẫn còn có cơ sở lúng túng bị kẽ xấu lợi dụng gây rối để kích động; tư tưởng tự do tuỳ tiện, vô tổ chức, bè cánh, họ hàng còn phổ biến, nên việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở gặp nhiều khó khăn.

- Khi được hỏi về việc đánh giá vai trò của các tổ chức trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã của tỉnh Kon Tum, thì còn khá nhiều tổ chức phát huy chưa tốt. Điển hình: chi bộ thôn, làng chiếm đến 80%; HĐND xã còn 70%; Mặt Trận Tổ quốc xã 60%; Hội Cựu Chiến binh 70%; Hội Phụ nữ 65% [29, tr.158].

Tóm lại, hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn tỉnh KonTum từ ngày thành lập tỉnh đến nay có quá trình xây dựng, củng cố đổi mới và ngày càng hoàn thiện. Các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị cơ sở ở đây hoạt động ngày càng có hiệu quả đảm bảo ổn định chính trị, trật tự xã hội, phát triển kinh tế- xã hội và quyền làm chủ của nhân dân lao động. Song qua khảo sát nghiên cứu thực tiễn, ngoài những mặt mạnh như đã phân tích ở trên, hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn tỉnh KonTum hiện nay đang đặt ra rất nhiều bức xúc. Mức độ, diện mạo những bức xúc đó đã

được phân tích ở trên. Vì vậy, vấn đề là phải có các giải pháp để khắc phục những yếu kém, bất cập và những bức xúc đó một cách khoa học.

Chương 3

Phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu

nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn của tỉnh Kon Tum hiện nay 3.1. Phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn tỉnh KonTum hiện nay

Mục tiêu của việc hoàn thiện HTCT ở cơ sở nông thôn của tỉnh Kon Tum hiện nay là nhằm làm cho bộ máy lãnh đạo, quản lý thực sự trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý cộng đồng một cách có hiệu lực, hiệu quả, vừa đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, vừa phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ máy chính quyền và đoàn thể trong tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban cháp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn: “ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, được dân tin cậy” [10, tr.167]. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở nông thôn ở tỉnh KonTum hiện nay, cần theo phương hướng cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)