Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ cơ sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay (Trang 86 - 90)

- Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở nông thôn đã có những đổi mớ

a. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ cơ sở

Cán bộ là gốc của mọi công việc, nhưng cán bộ chỉ có thể xuất hiện và được tuyển chọn từ phong trào và qua phong trào của quần chúng nhân dân. Phải có một nền tảng công dân có chất lượng cao mới có thể có được đội ngũ cán bộ giỏi, tốt. Trên thực tế, tuy xét về bản chất các cư dân sống ở Tây Nguyên - Kon Tum hiện nay là những công dân đã gắn bó với Đảng, với cách mạng. Song do điểm xuất phát thấp, nên nhìn chung chất lượng công dân - đặc biệt là vùng sâu, vùng xa hay các cư dân bản địa đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Hiện nay, vẫn đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ với trình độ phát triển không đồng đều của các dân tộc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số. Vì theo quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đòi hỏi phải tôn trọng, đảm bảo chính sách đại đoàn kết dân tộc và luôn coi đó là định hướng có tính nguyên tắc. Song trên thực tế lại đang tồn tại mâu thuẫn giữa trình độ phát triển không đồng đều cả về số lượng lẫn chất lượng của các dân tộc với yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn hoá cán bộ khi thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết TW 3 - khoá VIII nhấn mạnh: phải chú trọng đến tiêu chuẩn hoá trong quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ. Tuy nhiên, nếu tuân thủ tinh thần dó một cách cứng nhắc sẽ dẫn tới hiện tượng chỉ có cán bộ ở các dân tộc đa số, có trình độ phát triển về mọi mặt là đáp ứng được yêu cầu của quy hoạch, bố trí, sử dụng; còn những

dân tộc thiểu só hoặc kém phát triển sẽ ít có cơ hội trở thành cán bộ. Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số cho thấy, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa trình độ phát triển không đồng đều của các dân tộc thiểu số với yêu cầu tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Vì vậy, không thể chỉ vì tiêu chuẩn hoá mà dồn hết cán bộ vào một bản làng nào đó, một dân tộc nào đó; trong khi những thôn làng dân tộc khác lại không hề có một ai là cán bộ. Cần vận dụng tinh thần chủ nghĩa Mác trong việc xem xét cán bộ một cách khách quan trong điều kiện cụ thể, bởi: “ Bản chất và linh hồn sống chủ nghĩa Mác là sự phân tích cụ thể một tình hình cụ thể” [18, tr.201]. Hơn nữa, Đảng ta đã từng khẳng định: "Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Phong trào cách mạng của quần chúng là trường học lớn của cán bộ” [9, tr.77]. Do đó, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể mới thấy được những đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương khi xem xét cơ cấu để vừa không ảnh hưởng đến chính sách dân tộc, vừa đảm bảo tính đúng đắn của chủ trương tiêu chuẩn hoá cán bộ. Thực tế trên cho thấy, những dân tộc ít người khó có điều kiện để cử đại diện của mình tham gia công tác, nếu như không có sự đồng cảm, chia xẻ và sự giúp đở chí tình theo tinh thần chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng.Vì thế, giải pháp vừa cơ bản vừa cấp thiết hiện nay đối với Kon Tum là:

- Một là, phải không ngừng nâng cao dân trí, thông qua đó để giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị - công dân cho mọi tầng lớp dân cư, lôi cuốn và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào đời sống chính trị của nơi địa bàn làng xã mà họ sinh sống. Qua đó, chúng ta mới mở và khai thông bằng việc bổ sung tạo nguồn cán bộ - một nội dung đặc biệt quan trọng của chiến lược cán bộ nhằm tạo nền tảng vững chắc trong tuyển chọn cán bộ cho cả HTCT ở cơ sở nông thôn, cũng như xoá bỏ tình trạng làng thôn trắng đảng viên như hiện nay của tỉnh Kon Tum. Xuất phát từ điều kiện đặc thù của một tỉnh Tây Nguyên.

- Hai là, chi, đảng bộ cơ sở và cấp uỷ đảng cấp xã cần tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ: gồm nhiều thế hệ bổ sung, kế thừa nhau thông qua việc rèn luyện đội ngũ đảng viên; đồng thời, phải quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng trẻ hoá, chấm dứt tình trạng bình quân tuổi đời cán bộ xã lại cao hơn huyện, tỉnh. Mặt khác, cần dựa vào dân và thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở để kiểm tra cán bộ, phát hiện,

đào tạo và bồi dưỡng những hiền tài trong dân để đảm đương các vị trí công tác trong HTCT.

- Ba là, gắn công tác quy hoạch cán bộ với thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bầu cử, bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ... Cần có đề án nghiên cứu tổng thể về đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh để đánh giá đúng thực trạng, làm cơ sở đề ra được các biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Công tác quy hoạch phải luôn luôn gắn với khâu phát hiện, lựa chọn, tạo nguồn cán bộ. Vì trên thực tế giữa công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ cán bộ người DTTS với việc bố trí, sử dụng đang còn là một khoảng cách như: Chưa gắn công tác quy hoạch cán bộ cấp cơ sở với công tác quy hoạch cán bộ của cấp uỷ cấp trên; công tác quy hoạch tuy có gắn với khâu phát hiện, lựa chọn, tạo nguồn, song các khâu đó chưa gắn bó chặt chẽ, khâu tạo nguồn đã chưa chú ý nhiều đến việc phát hiện cán bộ có năng lực nhiệt huyết; bỏ quên những học sinh tốt nghiệp từ các trường dân tộc nội trú, các sinh viên người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, trong đó chú trọng quy hoạch đội ngũ cán bộ người dân tộc bản địa. Lựa chọn những đoàn viên tích cực, ưu tú, có lí lịch cơ bản đưa và diện quy hoạch cho đi đào tạo ở các trường tỉnh và trung ương làm nguồn lâu dài; đồng thời, cũng cần đặt vấn đề đến: việc lựa chọn những học sinh cuối tiểu học (con em cán bộ cơ sở, con em nhân dân lao động có lý lịch cơ bản) đưa vào nguồn để có kế hoạch tạo điều kiện mọi mặt học cấp 2, cấp 3 và đào tạo tiếp làm nguồn cán bộ cơ sở. Chú ý sử dụng tại chổ người dân tộc bản địa, hình thành mổi vùng mổi dân tộc có một đội ngũ cán bộ đồng bộ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại địa phương, dần dần thay thế đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở là cán bộ hưu trí về địa phương tham gia bằng nguồn cán bộ tại chổ hoặc cán bộ luân chuyển.

- Bốn là, trong công tác tổ chức cán bộ, phải hoàn toàn xuất phát từ công việc mà bố trí cán bộ, phê phán thiên hướng sai lầm khi cho rằng: từ người để đặt ra việc, chứ không từ việc để cắt đặt người. Việc giới thiệu bố trí sắp xếp cán bộ phải đảm bảo dân chủ, cần kết hợp việc tranh thủ tham khảo ý kiến của quần chúng nhân dân tại cơ sở. Đối với những xã không có tôn giáo phức tạp và đại bộ phận nhân dân có ý thức trách nhiệm cao thì tiến hành thực hiện dân cử trước, sau đó tổ chức đảng lựa chọn những đảng viên có uy tín cao để cơ cấu vào cấp uỷ và bố trí các chức danh chủ chốt của Đảng.

- Năm là, cần chú ý xây dựng cho được đội ngũ cốt cán, bởi chính họ là trung tâm đoàn kết và là bộ não của cơ sở. Lênin từng nói: “ Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [20, tr.449]. Nơi nào không chú trọng đúng mức công tác này thì đều tỏ ra lúng túng, bị động khi xảy ra tình huống có vấn đề và không kịp thời đối phó, ngăn chặn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, phải tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Trước tiên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cần có sự xen ghép giữa các dân tộc không thiên vị dân tộc nào. Có thể theo phương án: Nếu cán bộ lãnh đạo là người dân tộc bản địa thì nên có 1 cán bộ cấp phó là người kinh có kinh nghiệm, có năng lực và đạo đức, hoặc ngược lại. Phải đảm bảo tính hợp lý về cơ cấu (tuổi ở ba cấp độ, thành phần dân tộc, giới tính,...), đặc biệt là cơ cấu thành phần dân tộc (điểm chú ý, cần tăng thêm cán bộ nữ người dân tộc bản địa) trên cơ sở coi trọng vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các tộc người trong quá trình xây dựng HTCT ở Tây Nguyên - Kon Tum. Tuy nhiên phải chú ý trong công tác tổ chức cán bộ, dù với bất kỳ tình huống nào, thì cũng phải xác định cán bộ là khâu then chốt, là chìa khoá của mọi thành công. Để lựa chọn được người có đủ năng lực và phẩm chất được bố trí đúng với yêu cầu của từng vị trí công tác trong tình hình phức tạp hiện nay, thì công tác cán bộ phải hết sức thận trọng và kỹ lưỡng để tránh tư tưởng nóng vội, nặng về cơ cấu hình thức và khắc phục tư tưởng dọng họ, thân tộc trong tuyển dụng cán bộ cấp xã.

- Sáu là, trong quá trình lãnh đạo, quản lý và xây dựng HTCT cấp cơ sở nông thôn ở tỉnh Kon Tum, cần chú ý trang bị từng bước cho đội ngũ cán bộ cấp xã, nhất là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt: bên cạnh phải được trang bị đầy đủ kiến thức, nhất là kiến thức về thị trường, về luật, như luật đất đai, luật hình sự, luật hôn nhân; kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và xã hội; phương pháp, kỷ năng tuyên truyền, vận động quần chúng... thì phải hiểu và nắm vững những truyền thống lịch sử - văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên - Kon Tum, những phong tục, tập quán, ngôn ngữ của đồng bào và sử dụng được các yếu tố tích tích cực trong truyền thống phong tục, tập quán và lịch sử - văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây nguyên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã phải có những hiểu biết tối thiểu về tôn giáo, kỷ năng xử lý tình huống liên quan tới tôn giáo, nhất là về đạo Tin Lành và đồng thời phải biết tiếng dân tộc nơi mình công tác, ít nhất là một thứ tiếng. Đây

là nét đặc thù trong xây dựng HTCT cấp xã của tỉnh Kon Tum. Vì thực tế, có không ít cán bộ cơ sở thiếu chính kiến, không có khả năng đề xuất ý kiến cho Đảng uỷ, chính quyền về công tác được giao, cũng như tình hình nông nghiệp, nông thôn, nông dân; một số h/đ cầm chừng,thiếu nhiệt tình. Hiện nay, trên một số địa bàn, những thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, của Chính phủ... trong khi đó, cán bộ cơ sở phần đông không có những hiểu biết tối thiểu về tôn giáo, kỷ năng xử lý tình huống liên quan tới tôn giáo, nhất là về đạo Tin Lành. Vì thế, khi xảy ra tình huống bạo loạn, khiếu kiện tập thể,... cán bộ cơ sở hầu như tê liệt, phản ứng chậm...

- Bảy là, tuyển chọn (tạo nguồn) đào tạo, hình thành đội ngũ cán bộ có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công việc thực tế của mỗi ngành, mỗi cấp thích hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đặc thù của Kon Tum. ở đây, vấn đề cơ bản là tạo lập sự đa dạng về hình thức hoạt động phong trào và thông qua phong trào thực tiễn để lựa chọn. Cần chú ý xây dựng tổ chức mạnh và cán bộ tốt với tính gương mẫu thì mới thu hút nhiều phong trào cách mạng sôi nổi, mới xuất hiện nhiều tài và sáng kiến, mới có môi trường để thực hành dân chủ và phát huy tính chủ động của quần chúng. Đó là vấn đề mấu chốt đối với hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay.

- Tám là, tăng cường đầu tư và hỗ trợ tích cực hơn nữa của Nhà nước; đồng thời, các cấp, ngành từ Trung ương đến cơ sở phải có chương trình hành động khả thi để nâng cao dân trí cho con em đồng bào các DTTS. Nội dung chương trình học tập vừa phải thiết thực, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ, tâm lý và đời sống hiện thực của đồng bào dân tộc bản địa, vừa đảm bảo tính khoa học, hiện đại. Trên nền tảng trình độ dân trí được cải thiện và nâng lên để kết hợp lồng vào nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)