- Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở nông thôn đã có những đổi mớ
c. Về xây dựng mối quan hệ chính quyền cấp xã và cộng đồng tự quản ở thôn (quan hệ giữa quản lý và tự quản).
(quan hệ giữa quản lý và tự quản).
- Một là, cần sớm khắc phục tình trạng đùn đẩy mọi công việc, trách nhiệm xuống cho thôn, buông lỏng quản lý, xóa bỏ những biểu hiện lệch lạc: biến xã thành trung gian, biến thôn thành cơ sở, xa rời tự quản, xa lầy vào quản lý vốn không thuộc phạm vi chức trách, thẩm quyền của mình.
- Hai là, thành lập và củng cố các tổ tự quản ở tất cả các xã. Mặt dù, nó tuy không phải là cấp chính quyền nhưng nó là tổ chức quần chúng có chức năng tự quản lý và giải quyết các công việc nội bộ của cộng đồng, đảm bảo đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và sản xuất. Có thể sử dụng tổ tự quản tham gia quản lý các dự án nên được triển khai tại cơ sở. Tổ tự quản là nơi nhân dân gởi gắm tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu bức xúc của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Ba là, hiện nay cần phải hiểu và đánh giá đúng nhận thức về vai trò già làng trong điều kiện mới, đó là đội ngũ già làng có nhận thức cao hơn, tốt hơn trước. Bởi trong số họ có nhiều người đã từng tham gia cách mạng ở những mức độ khác nhau, nay về giữ vị trí già làng có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng thôn làng. Ph. Ăngghen đã từng đề cập: “một vị vương công có thế lực nhất, một chính khách hoặc một chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh vẫn có thể ghen với vị thủ lĩnh nhỏ nhất trong thị tộc về sự tôn kính tự nguyện không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng” [22, tr.263]. Vì thế, cần triệt để khai thác, sử dụng, phat huy vai trò của già làng trong điều kiện mới, có thể dành một phần ngân sách để hỗ trợ cho già làng; đồng thời cũng nên đặt suy nghĩ hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ câu biện, chức sắc trong tôn giáo nếu họ nằm trong tầm ảnh hưởng của chính quyền để sử dụng họ làm công tác vận động quần chúng, chắc chắn cũng sẽ không ảnh hưởng lớn đến chi ngân sách nhà nước nếu nhìn dưới góc độ toàn cục của vấn đề an ninh chính trị xã hội.
3.2.3. Củng cố, xây dựng và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã vững mạnh đoàn thể nhân dân cấp xã vững mạnh
- Một là, cần đổi mới nhận thức ở các cấp uỷ đảng, chính quyền để xác định đúng vị thế của tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực tiễn hoạt động của HTCT cấp xã trước yêu cầu của tình hình hiện nay. Cần phải sớm khắc phục ngay một số không ít biểu hiện trong công tác tổ chức cán bộ coi thường vị thế của tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã khi cho rằng: nếu cán bộ cơ sở không đảm nhận được công việc của chính quyền thì đẩy sang làm công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cấp xã đối với công tác dân vận, phải coi trọng công tác vận động quần chúng, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc cùng với các đoàn thể nhân dân đóng vị trí là cơ sở nền tảng của chính quyền và cả HTCT cấp xã.
- Hai là, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cấp xã cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm phù hợp với từng đối tượng vận động, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng để thực hiện tốt vai trò nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong hoạt động của hệ thống Mặt trận và các đoàn thể nhân dân từ xã đến thôn làng, cần chủ động và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung sinh hoạt theo hướng thiết thực, cụ thể. Kết hợp, phối hợp các hình thức hoạt động giữa các tổ chức chính thống và phi chính thống để đưa công tác mặt trận, đoàn thể đến từng hộ gia đình, để tăng cường tập hợp quần chúng, nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự quản, đoàn kết cộng đồng dân cư vào việc xây dựng cuộc sống mới, vào đẩy mạnh Quy chế dân chủ cơ sở đối với nông thôn của tỉnh Kon Tum. Cụ thể hơn, đối với Tây Nguyên- Kon Tum, trước hết Mặt trận cùng các đoàn thể nhân dân xã cần chú ý và nên biết kêt hợp sử dụng cán bộ với phát huy vai trò tích cực của già làng, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng thôn làng nhằm đoàn kết động viên họ tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội, các sinh hoạt chung của cộng đồng thôn làng thì sẽ dể dàng hơn trong tập hợp và vận động quần chúng, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, xây dựng đời sống nông thôn ấm êm, đoàn kết phát triển, cũng như phòng chống kịp thời âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền xuyên tạc nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
- Ba là, xây dựng cơ chế giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của chính quyền và các đoàn thể, hoạt động và lối sống của cán bộ công chức từ cấp
tỉnh đến cơ sở sinh sống trên địa bàn dân cư của xã. Cấp uỷ đảng, chính quyền xã cần tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, thường xuyên lắng nghe ý kiến Mặt trận và các đoàn thể nhân dân của xã phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật hợp với đời sống.
- Bốn là, hiện nay, ngoài việc đã triển khai thực hiện theo Nghị định số: 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ, đối với tỉnh Kon Tum, mỗi xã còn được bố trí 5 cán bộ phó các đoàn thể. Đó cũng là hướng tập trung đẩy mạnh xây dựng các đoàn thể nhân dân cấp xã (thành viên của mặt trận) vững mạnh của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, cán bộ khối đoàn thể cần được lựa chọn từ những người có khả năng tác chiến “cầm tay chỉ việc” và kinh nghiệm trong vận động quần chúng, có uy tín và bản lĩnh. Đồng thời, cần điều chỉnh kinh phí và các chế độ, chính sách thích hợp cho các đoàn thể cấp xã hoạt động theo tinh thần “khoán” đối với mỗi đoàn thể. Vì thực trạng kinh phí hoạt động và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Mặt trận và các đoàn thể cấp xã rất hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác và cuộc sống. Chỉ đơn cử một thực tế như: đối với Mặt trận cấp xã hiện nay, thì chức danh Phó chủ tịch Mặt trận mới chỉ được trợ cấp ở mức: 261 ngàn đồng/ người/ tháng; hoặc như: đối với Đoàn thanh niên, đội ngũ bí thư, phó bí thư chi đoàn cơ sở không có phụ cấp; đối với Hội phụ nữ và Hội nông dân, cán bộ chi hội trưởng không có phụ cấp sinh hoạt.
3.2.4. Thực hiện tốt hơn nữa mối quan hệ hữu cơ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn tỉnh Kon Tum thống chính trị ở cơ sở nông thôn tỉnh Kon Tum
Đây là giải pháp mang tính hệ thống trong quá trình thực hiện cơ chế tổng quát: Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - nhân dân làm chủ, nhằm đảm bảo thống nhất ở mục tiêu chung của HTCT. Do đó, để tạo ra một phong chung, một môi trường thuận lợi cho việc đổi mới trong xây dựng mối quan hệ hữu cơ của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở nông thôn tỉnh Kon Tum thì yêu cầu tiên quyết là: phải có sự đổi mới và kiện toàn đồng bộ về HTCT ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở.
Trước mắt đối với tỉnh Kon Tum, việc đổi mới trong xây dựng mối quan hệ hữu cơ của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở nông thôn là hướng vào khắc phục bệnh hình thức, giảm thiểu tình trạng chồng chéo và từng bước nâng cao tính đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng hoạt động của HTCT cấp xã. Do vậy, cần tập trung:
- Một là, phải phân biệt rạch ròi các khâu: lãnh đạo - quản lý - làm chủ; và thực hiện đúng chức năng của từng khâu. Từng cơ quan của Đảng và của Nhà nước phải thực hiện triệt để chức năng của mình và chịu đầy đủ về nội dung chức năng cũng như phần việc của mỗi khâu phải làm. Do đó, trước hết phải hoàn thiện các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức; trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu các tổ chức trong HTCT cơ sở nông thôn.
- Hai là, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa người đứng đầu các tổ chức trong HTCT ở cơ sở nông thôn để bàn và giải quyết kịp thời những công việc quan trọng và bức xúc trên địa bàn. Phải mạnh mẽ xoá bỏ các vương quốc của đặc quyền, đặc lợi đi đôi với việc thường xuyên phát hiện và xoá bỏ những “vùng chồng chéo” và những vùng “trắng”, quy định chế độ cá nhân rõ ràng về thực hiện chức năng được giao. Đặc biệt đối với người đứng đầu tổ chức trong HTCT ở cơ sở nông thôn lại cần quy định chế tài trách nhiệm chặt chẽ hơn, vì Lênin đã từng lưu ý rằng: “Một người lãnh đạo chính trị không những phải chịu trách nhiệm về cách mình lãnh đạo, mà còn phải chịu trách nhiệm về hành động của những người dưới quyền mình nữa. Đôi khi người lãnh đạo không biết những hành động đó, thường là không muốn cho những hành động đó xảy ra, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành động đó” [19, tr.269].
- Ba là, trong mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT ở cơ sở nông thôn, cần đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa cấp uỷ đảng và chính quyền cấp xã. Vì vậy để hạn chế và đẩy lùi các nguy cơ, cụ thể cần phải:
+ Cấp uỷ đảng phải đặt trọng tâm vào việc lãnh đạo chính quyền cấp xã. Kết hợp cụ thể chặt chẽ quá trình chuẩn bị nghị quyết của Đảng với quá trình cụ thể hóa, thể chế hoá về mặt Nhà nước để các nghị quyết đi vào cuộc sống trong thời gian ngắn nhất. Cấp uỷ đảng tăng cường lãnh đạo hơn nữa đối với tài chính, tín dụng, thu chi, phân bổ ngân sách xã.
+ Cấp uỷ đảng tăng cường nắm chắc công tác tổ chức cán bộ và đội ngũ cán bộ trong chính quyền cấp xã, thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý công tác tổ chức - cán bộ, đồng thời tôn trọng, phát huy trách nhiệm các chính quyền cấp xã, phát huy mọi sáng kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân.
+ Công khai hoá, dân chủ hoá các hoạt động của cấp uỷ đảng, chính quyền và các cán bộ chủ chốt cấp xã.
- Bốn là, cấp uỷ đảng lãnh đạo, chỉ đạo nhưng phải đảm bảo tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể cấp xã. Chính quyền xã hỗ trợ, tạo điều kiện cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả.
- Năm là, quyền và trách nhiệm làm chủ của dân cũng phải được làm rõ và thực hiện triệt để, chứ không hình thức. Trước hết, cần khai thác việc thực hiện triệt để Quy chế dân chủ ở cơ sở để thực hiện một cách thực chất phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từ cơ sở, mà đặc biệt là từ cơ sở nông thôn.
3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt chú trọng xây dựng cán bộ người dân tộc bản địa người dân tộc bản địa