- Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở nông thôn đã có những đổi mớ
3.2.2. Củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền ở cơ sở nông thôn tỉnh Kon Tum
Củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở là tập trung hướng vào đổi mới và kiện toàn HĐND và UBND cấp xã. HĐND và UBND cấp xã, trước hết là thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức hoạt động của HĐND, UBND bằng quan niệm và hành vi pháp quyền chứ không phải bằng thương lượng, thoả hiệp. Mọi hoạt động của chính quyền phải được thực hiện theo pháp luật, trước hết chú trọng nhất là thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực giải quyết công việc hằng ngày tại trụ sở (đảm bảo 8 giờ/ngày). Thực hiện cụ thể hoá các chủ trương nghị quyết của Đảng bằng các chỉ tiêu kế hoạch để tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực, khắc phục tình trạng ỷ lại vào cấp trên hoặc cấp uỷ. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo quyền giám sát của dân trên tất cả các lĩnh vực, giải quyết kịp thời thoả đáng đúng pháp luật các khiếu kiện của dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai... Đồng thời, để tạo thuận lợi cho quá trình đổi mới và kiện toàn chính quyền cơ sở nông thôn, cần phân cấp quản lý một cách rõ ràng và cụ thể để tránh cấp trên (cấp huyện) không dồn cho cấp xã những việc thuộc chức năng cấp trên (cấp huyện) phải làm. Phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng cụ thể để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện thực hiện của chính quyền cơ sở trong việc chi ngân sách, quản lý thuỷ lợi, đất đai, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, các dự án đầu tư… Nếu chính quyền phường chủ yếu tập trung chú trọng quản lý đô thị, xây dựng đời sống văn hoá đô thị, an ninh trật tự đô thị, thì đối với chính quyền xã (cơ sở nông thôn) là chủ yếu tập trung nâng cao năng lực quản lý đất đai, sản xuất nông lâm nghiệp và xây dựng nếp sống văn hoá mới, ngăn chặn đẩy lùi các tập tục trì trệ, lạc hậu, gắn bó tình làng nghĩa xóm.