Giải pháp nângcao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dung cho vay hộ sản xuất NHNo&PTNT huyện Yên Thế - tỉnhBắc Giang (Trang 59)

NHNo&PTNT huyện Yên Thế .

Khi đề cập tới vấn đền nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biêt là tín dụng hộ sản xuất đã có nhiều người nghiên cứu và đua ra nhiều giải pháp, tuy nhiên không phải tát cả các giải pháp đều áp dụng chung cho tất cả các chi nhánh và đem lại hiệu quả cao trên cơ sở nghiên cứu lý luận qua khoá học và thực tế công tác tại NHNO&PTNT Huyện Yên Thế tôi nhận thấy: để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cần thực hiện tốt các giải pháp sau.

3.3.1 Thực hiện tốt qui trình tín dụng:

Trước khi cho vay: cần làm tốt công tác thẩm định phân tích năng lực khách hàng khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh hộ xuất, hộ vay vốn, Hiệu quả dự án đầu tư. Từ đó xem xét mức độ thoả mãn với các điều kiện và nguyên tắc cho vay theo qui định.

Việc cho vay mới cần phải làm chặt chẽ đúng qui trình để tạo mặt bằng dư nợ mới có chất lượng cao bằng cách:

Xác định hương đấu tư, hình thức đấu tư, mức độ đấu tư và phải lấy hiệu quả, độ an toàn vốn làm thước đo.

Thực hiện tốt qui trình tín dụng từ khâu thầm định, cho vay giải ngân kiểm tra giám sát sử dụng vốn đôn đốc thu nợ lãi, gốc.

Ap dụng các biện pháp phân tích tài chính trong qui trình tín dụng. Hiện nay Cán bộ tín dụng NHNO&PTNT Huyện Yên Thế đôi khi sử dụng kinh nghiệm truyền thống trong quá trình phân tích tín dụng do vậy cấn khắc phục:

Nâng cao chất lượng thậm định dự án đấu tư của hộ vay, cần sử dụng phương pháp phân tich tài chính từ đó quyết định mức cho vay. Đối với

những món vay nhỏ lẻ có thể áp dụng phương pháp thẩm định đơn giản linh hoạt.

Xác định thời hạn cho vay và định kỳ hạn nợ cần dựa vào dòng lưu chuyển tiền tệ và gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh ( Hiện nay Ngân hàng Yên Thế cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng) như vậy là chưa phù hợp với nhu cầu sản xuất vì đối tượng vay vốn chăn nuôi gia súc gia cầm có chu kỳ luân chuyển vốn rất ngắn. Đây là nguyên nhân làm giảm vòng quay vốn tín dụng.

Trong khi cho vay.

Dựa trên cơ sở phân loại khách hàng căn cứ vào nguồn vốn mà Ngân hàng có thể đáp ứng, chu kỳ sản xuất, khả năng trả nợ của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng.

Thực hiện triệt để nguyên tắc phân định về quyền phát quyết cho vay, tránh đùn đẩy vô trách nhiệm.

Sau khi cho vay:

Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát sự dúng vốn nắm bắt luồng chu chuyển tiền tệ đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn . theo dõi việc tahy đổi , biến động tài sản (nếu có).

3. 3.2.Coi trọng chính sách thu hút khách hàng

Như phần lý luận tại chương 1, và thực trạng chất lượng tín dụng trong chương 1 đã chỉ rõ : chất luợng tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khách hàng. Vì vậy, xây dựng và thực hiện chính sách thu hút khách hàng là một trong những biện pháp Ngân hàng cần quan tâm . trong thực tế công tác này đã được Ngân hàng yên Thế hết sức quan tâm qua việc xay dựng củng cố mạng lưới ngân hnàg cơ sở rộng khắp với nhiều chi nhánh giao dịch là điều kiện thuận lợi giúp Ngân hàng tiếp súc gần hơn đến các hộ gia đình từ đó làm cầu nối cho những khách hàng nhỏ đến với Ngân hàng

Tổ chức tốt công tác điều tra phân loại khách hàng, cần xây dựng tiêu chí công tác điều tra. Qua điều tra phân loại xác định cụ thể nhóm khách hnàg

đáp ứng nhu cầu đày đủ, tốt hay không tốt các điều kiện tín dụng: về khẳ năng cho phép tài chính, năng lực tổ chức sản xuất, ..Để từ đó có hướng đầu tư trọng điểm có lựa chọn .

3.3.3 Đa dạng hoá hình thức phương thức cho vay

Mặc dù phương thức cho vay phù hợp với vốn đầu tư cho sản xuât kinh doanh tại địa bàn Yên Thế, xong thủ tục cho vay, hồ sơ vay có phần rườm rà, không thuận tiện cho khách hàng. Mặc dù đã áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng chưa được phổ biến. để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ cần tư vấn chgo các đối tượng có nhu cầu vay vốn thường xuyên.

Như vậy trong thời gian qua NHNO&PTNT Huyện Yên Thế đã từng bước đa dạng hoá các hình thức cho vay góp phần tích cực vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn. NHNO&PTNT Huyện Yên Thế có như vậy mới tạo điều kiện cho các hộ sản cuất tiếp cận tôt nhất với các đồng vốn cho vay. Vì nhu cấu hình thành các nhu cầu mới trong sản xuất kinh doanh hộ gia đình.

3.3.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ, sử dụng cán bộ hợp lý .

Hiện tại NHNo&PTNT Huyện Yên Thế việc bố trí cán bộ tương đối hợp lý giữa các phòng nghiệp vụ đảm bảo hoạt động thông suốt, cán bộ trực tiếp ( cán bộ tín dụng)đảm bảo có 50% trên tổng số cán bộ của đơn vị.

Yếu tố con người đặc biệt quan trọng, con người là chủ thể của mọi hành động được coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, là người thực thi các chiến lược của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng là những người phải có trình độ nghiệp vụ, am hiểu khách hàng, hiểu biết về thị trường, nắm bắt sâu sắc thực lựctài chính của khách hàng. Đội ngũ cán bộ cần được sắp xếp chon lọc một cách hợp lý trong công việc.

Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng: ngoài kiến thức vững vàng về nghiệp vụ còn đòi hỏi am hiểu sâu rộng về pháp luật kinh tế và

ngành Ngân hàng có khả năng phân tích đúng sai, chỉ ra sai sót nghiệp vụ của cấp dưới .

3.3.5. Tăng cường kiểm tra giám sát các khoản tín dụng

Với mục tiêu kinh doanh an toán hiệu quả, vấn đề chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu, công tác kiểm tra giám sát các khoản tín dụng thực sự được ngân hàng quan tâm, có như vậy hoạt động tín dụng càng thực hiệnđúng qui trình nghiệp vụ, đảm bảo tính hợp lệ hợp pháp đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn: Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập lớn đồng thời cũng chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, vì vậy phải tăng cường quản lý chất lượng tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro nâng cao chất lượn tín dụng hộ sản xuất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện cho vay đúng qui trình thủ tục qui đinh của ngành

Thường xuyên rà soát theo dõi nợ đến hạn, nắm bắt khả năng tài chính của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

Thực hiện phân loại khách hàng theo 3 loại:

Tín nhiệm, chưa tín nhiệm và không tín nhiệm để có hướng đầu tư vào chính sách riêng đối với từng loại khách hàng.

3.3.6. Tăng cường quan sát phòng ngừa rủi ro xử lý tốt nợ quá hạn.

Để đảm bảo cho việc mở rộng đầu tư vừa an toàn vừa hiệu quả, mỗi ngân hàng nhận biết được rủi ro từ đó có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Tổ chức tốt việc phân tán rủi ro tín dụng: Cho vay với cơ cấu hợp lý cà về cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu nợ cho vay phân theo thời gian. Thực hiện đa dạng hoá các danh mục đầu tư, các đối tượng và các hình thức đầu tư. Tuân thủ về giới hạn và khả năng cho vay cao nhất đói với một khách hàng.

Tổ chức tốt việc phân tích đánh giá khách hàng. Phải đánh giá khách hàng một cách chính xác trước khi đưa ra quyết định cho vay. Tổ chức thu thập phân tích các thông tin rủi ro về khách hàng.

Kiểm tra lựa chọn chặt chẽ trước khi cho vay thường xuyên tổ chức phân loại nợ và có biện pháp quản lý kịp thời đối với từng khoản nợ.

Để xử lý những khoản nợ quá hạn cấn thực hiện các giải pháp sau: Đối với nợ quá hạn phải thu ngay là loại quá hạn do định kỳ chưa sát khi khách hàng có khả năng trả nợ cần thu ngay, thu đủ.

Đối với nợ quá hạn thu dần: Có thể chia nợ ra nhiều kỳ để khách hàng trả nợ dần.

Đối với nợ quá hạn khó đòi do nguyên nhân chủ quan và khách quan của khách hàng có thê sử dụng biện pháp thu giữ tài sản, hoặc thu sản phẩm vào vụ thu hoạch.

3.3.7. Coi trọng công tác huy động nguồn vốn

Nguồn vốn đặc biệt quan trọng đối với mỗi Ngân hàng, nó quyết định qui mô, phạm vi và khả năng mở rộng kinh doanh hoạt động của mỗi ngân hàng. Công tác huy động nguồn vốn tai NHNO&PTNT Huyện Yên Thế mấy năm qua đã được quan tâm. Hàng năm nguông vốn huy động có tăng trưởng luôn lớn hơn tăngtrưởng dư nợ.

Tuy nhiên NHNO&PTNT Huyện Yên Thế vẫn phải sử dụng một lượng vốn điều hoà từ Ngân hàng cấp trên. Vì vậy Ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp hình thức

3.3.8. Mở rộng đầu tư có trọng điểm

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn do vậy Ngân hàng cần tìm kiếm đối tượng đầu tư có lựa trọn tránh đầu tư tràn lan cần phải lựa tron những ngành những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tiềm năng và phát triển bền vững. Một nguyên tắc có thể tránh dược rủi ro cho Ngân hàng khi thực hiện cho vay là đầ tư vào các tiểu ngành như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, chế biến nông sản phẩm hàng hoá, kinh doanh dịch vụ cho vay đời sống.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước và Ngân hàng nhà nước

* Ngân hàng nhà nước cần xem xét việc thành lập quỹ rủi ro của các Ngân hàng thương mại, chúng ta biết rằng đã kinh doanh thì bao giờ cũng có rủi ro do vậy Ngân hàng Nhà nước sớm cho phép các Ngân hàng thương mại được thiết lập quỹ rủi ro, quỹ rủi ro này được áp dụng trích và được quản lý tại các chi nhánh cấp tỉnh được hạch toán theo quí, sử lý những tổn thất bất khả kháng trong kinh doanh, mua thông tin phòng ngừa rủi ro.

* Tạo điều kiện thuận lợi trong thế chấp tài sản

Quy định đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân vay vốn Ngân hàng phải có tài sản thế chấp nhưng hiện nay vấn đề thế chấp trong quan hệ tín dụng vẫn còn một số khó khăn như tài sản thế chấp không đủ điều kiện pháp lý quyền hạn trách nhiệm của các cấp chưa thực. Chưa phân định rõ ràng hợp lý vì vậy về mặt quản lý Nhà nước cần thực hiện một số vấn đề sau:

Nhà nước cần tác động các cấp chính quyền sử dụng đất cho nông dân theo quy định khách hàng vay vốn phải có tài sản thée chấp nhưng hiện nay nhiều vùng nông thôn thị trấn chưa được cấp quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân theo quy định, khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp nhưng hiện nay nhiều vùng nông thôn thị trấn chưa được cấp quyền sử dụng đất sở hữu nhà ở do đó đã gây không ít khó khăn trong việc mở rộng tín dụng .

Cần có quy định cụ thể trong việc xác nhận hồ sơ vay vốn ở chính quyền địa phương các cấp về quyền hạn trách nhiệm lệ phí chứng thư ... quy định phải được thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người được rõ.

3.4.2. Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương

Để NHNo & PTNT huyện Yên Thế thực hiện tốt các mục tiêu chức năng nhiệm vụ của mình đề xuất và kiến nghị một số điểm sau:

Đề nghị UBND huyện cùng kết hợp với Ngân hàng để xử lý những hộ vay không trả nợ Ngân hàng.

Đề nghị các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính đặc biệt là phòng tài nguyên môi trường tạo điều kiện cho các hộ sản xuất hoàn thành nhanh gọn các thủ tục giấy tờ cần thiết trong khi xin vay mà NHNN đã qui định.

Mong tiếp nhận sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương nhân dân các cấp như thời gian qua.

3.4.3. Kiến nghị Ngân hàng tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần hỗ trợ về nguồn vốn vay ở địa phương vì thực tế nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp đào taọ nghiệp vụ về thẩm định các định mức kỹ thuật về cây trồng vật nuôi.

Cần đào tạo tin học ngoại ngữ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

NHNo&PTNT tỉnh cần có chính sách ưu tiên về nguồn vốn chung và dài hạn, vốn đầu tư cho các tỉnh miền núi vì ngân hàng nông nghiệp Yên Thế kinh doanh chủ yếu ở địa bàn miền núi môi trường kinh doanh khó khăn dân cư còn nghèo nguồn tạo lập địa phương rất hạn chế đặc biệt nguồn vốn trugn và dài hạn để đầu tư cho cây công nghiệp dài ngày và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường việc kinh doanh của ngân hàng phải thực sự coi trọng sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt cuả ngân hàng khách hàng là bạn của ngân hàng do đó trong quá trình đầu tư với hộ sản xuất phải nắm bắt xem xét kịp thời đúng đắn đầu tư mọi nhu cầu vốn phù hợp với mọi hình thức kinh tế chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng vùng, từng địa phương và từng điều kiện đầu tư.

Với vị trí quan trọng tiềm năng vô tận của Yên Thế việc đầu tư cho vay phát triển hộ sản xuất của NHNo & PTNT trên toàn đất nước nói chung và Bắc Giang nói riêng là đúng đắn và cần thiết nó không những tạo ra môi trường đầu tư có hiệu quả kinh tế của ngân hàng mà còn mang lại một ý nghĩa hết sức quan trọng việc thực hiện mục tiêu “dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” mà Đảng đề xướng.

Nền kinh tế vận hành cơ chế thị trường luôn đòi hỏi hoạt động của ngân hàng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói riêng phải chuyển biến mau mới phù hợp với yêu cầu của hộ sản xuất kinh doanh hàng hoá của từng vùng của từng lãnh thổ từng ngành để đầu tư có hiệu quả chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Thế” đã chứng minh phần nào thực tế đó, trên đây là một sỗ ý yến, giải pháp nhằm mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tuy nhiên đó chỉ là ý kiến của cá nhân tôi trong quá trình học tập và tham khảo sách vở do thời gian thực tập có hạn kiến hạn chế nên phạm vi đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong qúy thầy (cô) các đồng chí góp ý.

Em xin chân thành cảm ơn.!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình “ Lý thuyết tài chính -tiền tệ”- TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên- NXB Thống kê 2002.

2.Giáo trình “ Quản trị ngân hàng thương mại” –NXB Thống kê 2002.

3.Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S. Miskin, NXB Khoa học và kỹ thuật 1999.

4.Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS Lưu Thị Hương- NXB Giáo dục

5.Giáo trình “ Ngân hàng thương mại”- NXB Tài chính 6.Luật các Tổ chức tín dụng.

7.Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 8.Tạp chí Ngân hàng năm 2003, 2004, 2005

9.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ năm 2003, 2004,2005 10.Thời báo ngân hàng.

11.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Thế năm 2003, 2004, 2005

MỤC LỤC

LỜI MỞ Đ

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG...3

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

1.1 Hoạt động của Ngân hàng Thương mại...3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dung cho vay hộ sản xuất NHNo&PTNT huyện Yên Thế - tỉnhBắc Giang (Trang 59)