a) Mục tiêu:
b) Nội dung:
- Có chính sách thi đua khen thưởng, động viên những người làm công tác khuyến nông đặc biệt là KNVCS.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông.
- Có chính sách khuyến khích CBKN tham gia các đề tài nghiên cứu, các chương trình KHCN của tỉnh.
c) Biện pháp tổ chức thực hiện: * Chế độ phụ cấp, công tác phí:
Công tác khuyến nông cơ sở là công việc tương đối vất vả, khó khăn, đặc biệt đối với các địa bàn vùng sâu vùng xa, các xã miền núi, vùng cao. Để nắm bắt được tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân kịp thời, hiệu quả, KNVCS phải thường xuyên xuống đồng ruộng với nông dân. Tuy nhiên hiện nay CBKN còn ít xuống đồng ruộng. Họ thường ở trên văn phòng UBND xã, khi nào có việc phân công họ mới đi triển khai thực hiện. Một số nông dân phản ánh họ khó tiếp cận KNVCS để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Để giải quyết vấn đề này tôi cho rằng cần có chính sách hỗ trợ phụ cấp, công tác phí cho KNVCS để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tăng thời gian làm việc dành cho nông dân. Kinh phí để trả phụ cấp cho KNVCS đề nghị UBND huyện hỗ trợ.
Ngoài ra đối với những KNVCS phụ trách các xã vùng sâu vùng xa, các xã khó khăn đề nghị được hưởng các chế độ đãi ngộ tương tự như các cán bộ công tác ở các vùng khó khăn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
* Chính sách thi đua khen thưởng:
Để khuyến khích CBKN hoạt động, cần có chế độ khen thưởng cho những CBKN hoạt động có thành tích tốt. Cuối năm các CBKN viết bản tự kiểm điểm kết quả công tác năm, có nhận xét đánh giá của UBND xã, thị trấn được phân công phụ trách trình Trạm khuyến nông huyện xem xét để đánh giá xếp loại thi đua. Trạm khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã, thị trấn đề nghị Chủ tịch UBND huyện khen thưởng cho CBKN có thành tích tốt trong công tác.
Huyện nên có kế hoạch tổ chức Hội thi khuyến nông viên giỏi toàn huyện. Hội thi vừa góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
cho CBKN, phổ biến những kinh nghiệm hoạt động khuyến nông, vừa động viên khen thưởng những CBKN giỏi có năng lực để tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các CBKN trong huyện.
* Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông:
Tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông huyện Định Hoá cần thực hiện đi đôi với tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông. CBKN cần có các chương trình, dự án khuyến nông để triển khai thực hiện, vừa hỗ trợ nông dân, vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kiến thức thực tế cho đội ngũ CBKN.
Định Hoá là một huyện còn khó khăn, trình độ cũng như quy mô sản xuất của nông dân còn thấp, lạc hậu. Do đó cần tăng cường kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông. Do công tác xã hội hoá khuyến nông còn chưa phát triển nên trong những năm tới kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông vẫn chủ yếu trông chờ từ ngân sách Nhà nước là nguồn chính.
Các chương trình khuyến nông trọng điểm, cần Nhà nước đầu tư kinh phí trong những năm tới là: Chương trình khuyến nông xoá đói giảm nghèo, chương trình khuyến nông phát triển sản xuất hàng hoá, chương trình tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông, đặc biệt là KNVCS. Xây dựng hệ thống khuyến nông năng động, vững mạnh để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Hằng năm nên tổ chức cho CBKN đi tham quan, học tập mô hình tiến bộ ở trong và ngoài tỉnh.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Năng lực cán bộ khuyến nông có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công tác khuyến nông. Vì vậy mục tiêu đặt ra là năng lực cán bộ khuyến nông không chỉ giới hạn ở việc đánh giá xem xét mà quan trọng là từ đó giúp họ có khả năng phân tích và lựa chọn hướng đi nào phù hợp. Qua quá trình thực hiện đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên” tôi có kết luận như sau:
Cán bộ khuyến nông có vai trò đặc biệt quan trọng: Là lực lượng nòng cốt, trực tiếp chuyển TBKT cho nông dân. Do vậy phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của lực lượng cán bộ khuyến nông và có những cơ chế chính sách, đầu tư phù hợp để hệ thống khuyến nông hoạt động có hiệu quả.
Năng lực cán bộ khuyến nông thể hiện thông qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động, các kiến thức kinh tế - xã hội, kết quả và hiệu quả công việc. Đặc biệt đối với công tác khuyến nông cần phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề.
Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông huyện Định Hóa đã được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả. Hệ thống khuyến nông đã tổ chức được nhiều hoạt động, cung cấp được nhiều dịch vụ cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Định Hóa phát triển, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Hệ thống khuyến nông huyện Định Hoá có ưu điểm là trình độ chuyên môn tốt và tương đối đồng đều, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên một số ít còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động còn ít, nội dung hoạt động còn chưa đa dạng, phong phú, do đó mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của sản xuất.
Qua phân tích, đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng lực cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá là: chế độ, chính sách tốt, sự quan
tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương, có chính sách đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những yếu tố làm hạn chế năng lực cán bộ khuyến nông như: điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh phí đầu tư ít nên cán bộ khuyến nông không có nhiều hoạt động, đời sống của cán bộ khuyến nông còn nhiều khó khăn.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
+ Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống cán bộ khuyến nông.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBKN.
+ Bổ sung, tăng cường trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc của CBKN.
+ Liên kết giữa các bên trong công tác khuyến nông. + Giải pháp về chính sách phụ cấp và khen thưởng.
5.2. Kiến nghị
- Đảng và nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện Nghị định về khuyến nông, nhằm thống nhất chính sách, hệ thống tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cơ sở. Trong đó có những chính sách phù hợp để địa phương tăng cường, hoàn thiện mạng lưới khuyến nông.
- Trung tâm khuyến nông tỉnh, Sở NN & PTNT và UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, giúp đỡ kinh phí và có những chính sách đào tạo CBKN về nghiệp vụ khuyến nông, kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc. Xây dựng các bộ giáo trình, tài liệu chuẩn về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông và đào tạo kỹ năng sản xuất cho nông dân để các địa phương áp dụng.
* Đối với huyện Định Hoá
- UBND huyện:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để Trạm khuyến nông huyện hoạt động, có chính sách hỗ trợ, khen thưởng kịp thời cho những cán bộ khuyến nông hoạt động tốt, hiệu quả.
+ Tuyển chọn những người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tham gia hoạt động khuyến nông.
- Trạm Khuyến nông huyện:
+ Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện hoạt động.
+ Tổ chức cho CBKN hoạt động theo cụm, nhóm để họ có thể phối hợp, hỗ trợ trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến nông.
* Đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá
- Cần nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của người cán bộ khuyến nông với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Cần thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tổ chức các hoạt động khuyến nông đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ NN&PTNT (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông - khuyến ngư giai đoạn 1993 – 2008, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2.Chi cục thống kê huyện Định Hoá (2008, 2009, 2010), Niên giám thống kê huyện Định Hoá giai đoạn 2008 - 2010.
3.Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2005), Giáo trình khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4.Nghị định 56/CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của chính phủ về khuyến nông - khuyến ngư.
5.Nghị định 02/2010/NĐ – CP ngày 8 tháng 1 năm 2010 của chính phủ về công tác khuyến nông.
6.Nguyễn Duy Hoan, Tống Khiêm, Đinh Ngọc Lan, Phạm Kim Oanh, Dương
Văn Sơn, Nguyễn Hữu Thọ (2007), Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông, Nxb Nông Nghiệp..
7.Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
8.Phạm Kim Oanh (2006), “Kinh nghiệm khuyến nông của Trung Quốc” Http://www.khuyennongvn.gov.vn (Website: Trung tâm khuyến nông quốc gia).
9.Trạm khuyến nông huyện Định Hoá(2008), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2008.
10.Trạm khuyến nông huyện Định Hoá(2009), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2009.
11. Trạm khuyến nông huyện Định Hoá(2010), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2010.
12.Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư quốc gia, (2006), Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam.
II. Tài liệu từ internet
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho ban lãnh đạo Trạm)
Phiếu số:...
Điều tra viên:...
Ngày điều tra:...
I. Thông tin cá nhân. 1. Họ và tên:...
2. Tuổi:...Giới tính:...
3. Đơn vị công tác:...
4. Chức vụ:...
II. Thông tin chi tiết.
2.1. Đánh giá của lãnh đạo trạm về năng lực của cán bộ khuyến nông: Ông/bà hãy cho biết:
STT Xếp loại Số lượng (người)
Cán bộ trạm KNVCS
1 Giỏi
2 Khá
3 Trung bình
4 Yếu
2.2. Nhận xét về số lượng cán bộ khuyến nông:
- Theo Ông/bà số lượng cán bộ khuyến nông hiện nay là thừa hay thiếu?
2.3. Đánh giá những hoạt động khuyến nông thời gian qua như thế nào?
Tiêu chí Xếp loại
Tốt Khá Trung bình Yếu
Xây dựng mô hình Đào tạo tập huấn Thông tin tuyên truyền Tư vấn và dịch vụ
2.4. Theo Ông/bà trong thời gian tới hoạt động khuyến nông cần: Đầu tư thêm kinh phí
Đổi mới phương pháp
Tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông
Ý kiến khác (ghi rõ):...
III. Những kiến nghị, đề xuất để nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông: ...
...
...
Phụ lục 2
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho cán bộ khuyến nông của Trạm và xã) Phiếu số:...
Điều tra viên:...
Ngày điều tra:...
I. Thông tin cá nhân.
1. Họ và tên:... 2. Tuổi:...Giới tính:...
3. Nơi công tác:………
II. Thông tin chi tiết.
1. Kiến thức, trình độ chuyên môn.
1.1.Anh/(chị) hãy cho biết:
Trình độ Chuyên ngành đào tạo Thời gian công tác
1.2: Tích vào ô mà anh/ (chị) cho là mình nắm vững kiến thức đó tốt? - Kiến thức về mặt kỹ thuật -Kiến thức về con người và cuộc sống nông thôn - Kiến thức về kinh tế thị trường - Kiến thức về đào tạo người lớn Ý kiến khác:
………. …. ………
1.3. Trình độ tin học:
- Anh/(chị) đã được đào tạo về tin học chưa?
Có Không
- Anh/(chị) có thường xuyên sử dụng máy vi tính khi làm việc không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít
1.4. Trình độ ngoại ngữ:
- Anh/(chị) có được đào tạo về ngoại ngữ chưa?
Có Không
- Trong quá trình làm việc anh/(chị) có thường xuyên phải sử dụng ngoại ngữ không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít
2. Kỹ năng
2.1. Trong các kỹ năng cơ bản của cán bộ khuyến nông sau thì anh/(chị) thấy mình thực hiện tốt những kỹ năng nào?
+ Lập kế hoạch + Thuyết trình + Viết báo cáo, tin bài + Phân tích, đánh giá Ý kiến khác: ………. …. ……… 3. Phẩm chất đạo đức: (tự đánh giá). 3.1. Lối sống: ... ... 3.2. Tác phong làm việc: ... ...
3.3. Lòng yêu nghề:
... ... .4. Một số thông tin khác:
4.1. Anh/(chị) hãy cho biết: (Tích vào ô mà anh/(chị) cho là đúng với bản thân mình)
Tiêu chí đánh giá Tích vào ô anh/(chị)
cho là đúng Luôn tin tưởng vào nhân dân
Sẵn sàng làm việc ở những xó vựng sõu
Yêu mến bà con nông dân, nhiệt tình với công việc
Tin tưởng vào năng lực cá nhân và quyết tâm hoàn thành công việc được giao
4.2. Anh/(chị) có thường xuyên nắm bắt những thông tin thị trường nông sản không?
Có Không
Anh/(chị) có cung cấp những thông tin này cho người dân không? Có Không
4.3. Những khó khăn của anh/(chị) trong quá trình công tác?
... ... ...
4.4. Theo anh/(chị) năng lực của bản thân mình có đáp ứng được với nhu cầu sản xuất hiện nay không?
Đáp ứng tốt Đáp ứng một phần Chưa đáp ứng được
4.5. Anh(chị) đã làm gì để tự nâng cao năng lực công tác cho bản thân? ... ... ... 4.6. Anh(chị) có mong muốn gì để nâng cao năng lực công tác cho bản thân? ... ...
Phụ lục 3
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho nông dân)
Phiếu số:...
Điều tra viên:...
Ngày điều tra:...
I. Thông tin cá nhân. 1. Họ và tên:...
2. Tuổi:...Giới tính:...
3. Địa chỉ::...
4. Trình độ học vấn:...
3. Nghề nghiệp:...
II. Thông tin chi tiết.
1.Tham gia các hoạt động khuyến nông:
1.1.Trong năm vừa qua ông/bà đã tham gia những nội dung nào? (Điền x vào những ô ông/bà cho là đúng)
Hoạt động Lĩnh vực Đào tạo, tập huấn Xây dựng mô hình Tư vấn, dịch vụ Thông tin, tuyên truyền Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Lâm nghiệp Khác (ghi rõ)
1.2. Ông/bà đánh giá thế nào về các hoạt động đó?
STT Tiêu chí Điền x vào ụ ụng/bà cho là đúng
1 Rất hữu ích
2 Hữu ích
3 Bình thường
4 Không cần thiết
1.3.Phương pháp đào tạo của tập huấn viên có phù hợp không? Đa dạng và phù hợp Phù hợp
Bình thường Không phù hợp
Ý kiến khác:……….
2. Nhận xét về cán bộ khuyến nông.
2.1. Ông/bà có chủ động liên hệ, tiếp cận với cán bộ khuyến nông để nhận được hỗ trợ không?
Có Không
2.2. Việc tiếp cận với cán bộ khuyến nông thuận lợi hay khó khăn?
Thuận lợi Khó khăn
2.3. Ông/bà hãy cho ý kiến nhận xét về cán bộ khuyến nông:
Tiêu chí Điền x vào ụ ụng/ bà cho là đúng
Kiến thức chuyên môn tốt Đáp ứng được yêu cầu sản xuất Phẩm chất đạo đức tốt
Kỹ năng, nghiệp vụ tốt
Hướng dẫn kỹ thuật dễ hiểu, dễ áp dụng. Các hình thức thông tin phù hợp, kịp thời Ít kinh nghiệm thực tiễn
Khó tiếp cận với CBKN
2.4. Theo Ông/bà năng lực của cán bộ khuyến nông có đáp ứng được yêu cầu sản xuất chưa?
Có Không
2.5. Kiến nghị của ông/bà về các hoạt động khuyến nông trong thời gian tới?
Tăng hoạt động tập huấn
Tăng hoạt động tham quan, hội thảo
Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông
In nhiều sách, báo, tài liệu khuyến nông
Ý kiến khác (ghi rõ):……….
………