Hoạt động khuyến nông tại huyện Định Hoá

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32)

Từ năm 1994 thực hiện nghị định số 13 - CP ngày 02/03/1993 của chính phủ quy định về công tác khuyến nông thì hệ thống khuyến nông cấp huyện được bàn giao cho Uỷ ban nhân dân các huyện quản lý và nằm trong Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trung tâm Khuyến nông tỉnh quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ và số lượng biên chế. Đến năm 2004 thực hiện quyết định số: 1570/ QĐ - UB ngày 06/07/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Trạm khuyến nông trực thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã các Trạm khuyến nông tách rời không nằm trong Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành cơ quan sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và chịu sự quản lý chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm khuyến nông tỉnh.

Trước những yêu cầu thực tế của sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là công tác chuyển giao khoa học công nghệ, Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ. Đặc biệt phải làm tốt công tác khuyến nông ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, công tác khuyến nông phải được triển khai và thực hiện tốt. Nhưng mỗi tỉnh, mỗi huyện lại thực hiện một cách khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ dân trí cụ thể. Tổ chức khuyến nông Thái Nguyên ra đời và đi vào hoạt động nhằm giúp đỡ khuyến cáo người nông dân áp dụng những tiến bộ mới vào sản xuất nông, lâm thuỷ sản bằng các chương trình kinh tế có mục tiêu của tỉnh và của các dự án tài trợ. Hiện nay việc đánh giá năng lực cán bộ khuyến nông để từ đó tìm ra hướng để đào tạo, tập huấn của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ đã được thực hiện ở nhiều nơi vì đây là việc quan trọng cần phải làm hàng năm.

Từ năm 1991, tổ chức CIDSE (Trung tâm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cộng đồng) Việt Nam đã hợp tác và hỗ trợ khuyến nông Thái Nguyên thực hiện các dự án nâng cao năng lực và củng cố hệ thống khuyến nông từ tỉnh cho tới cấp xã và thôn bản nhằm tiếp cận và đáp ứng tốt hơn các dịch vụ khuyến nông đến với người dân.

Cùng với việc nâng cao năng lực cho đối tác và người hưởng lợi. Tổ chức CIDSE cũng hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông tại cơ sở như: Xây dựng nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông, các ô mẫu trình diễn… Kết quả

là khuyến nông Thái Nguyên đã hình thành được hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến các cơ sở với nhiều hình thức hoạt động linh hoạt mang lại kết quả cao.

Trạm khuyến nông huyện Định Hoá được thành lập theo Quyết định số1570/QB - UB ngày 06 tháng 07 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Trạm khuyến nông huyện Định Hoá. Hiện nay cơ quan gồm 16 cán bộ viên chức. Trong đó có 14 cán bộ có trình độ đại học, 1 cán bộ trình độ cao đẳng và 1 cán bộ trình độ trung cấp. Về chuyên ngành đào tạo có 5 cán bộ được đào tạo về ngành kinh tế nông nghiệp, 3 kỹ sư trồng trọt, 3 kỹ sư chăn nuôi 1 kỹ sư thuỷ sản và 4 kỹ sư lâm nghiệp.

Khuyến nông huyện Định Hoá đã từng bước thay đổi rõ rệt, ngày càng hoàn thiện và tự khẳng định vai trò của mình trong phát triển sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp góp phần xoá đói giảm nghèo.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông với chủ thể là cán bộ khuyến nông và các yếu tố có liên quan. Cụ thể là:

- Cán bộ khuyến nông: Chỉ nghiên cứu đối tượng là cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã, không nghiên cứu cán bộ khuyến nông thôn bản.

- Điều kiện làm việc của cán bộ khuyến nông : Trang thiết bị, các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến nông tại địa phương.

- Các hoạt động khuyến nông: Tập huấn, xây dựng mô hình, lập kế hoạch, tổ chức và vận động quần chúng tham gia các hoạt động khuyến nông, …

- Cơ chế chính sách đối với cán bộ khuyến nông: quản lý, chế độ, kinh phí đầu tư, đào tạo, nội dung hoạt động,…

- Các hộ nông dân được cung cấp dịch vụ khuyến nông.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung chủ yếu đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông bao gồm các mặt: kiến thức, kỹ năng, tinh thần và thái độ trong công việc. Nghiên cứu một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông trong những năm tới.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trạm khuyến nông huyện Định Hoá và các xã thuộc huyện Định Hoá.

- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2011

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Tìm hiểu một số thông tin cơ bản của huyện Định Hoá

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. - Đặc điểm về kinh tế - xã hội.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý trạm khuyến nông huyện Định Hoá

3.1.3. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá

- Đặc điểm của khuyến nông huyện Định Hoá.

- Thực trạng về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Thực trạng về kỹ năng.

- Thực trạng về phẩm chất đạo đức, thái độ và tinh thần làm việc.

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông 3.1.5. Những mặt mạnh và hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá

3.1.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông của huyện khuyến nông của huyện

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, chỉ thị, nghị quyết chính sách có liên quan đến vấn đề khuyến nông. Các số liệu và báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Định Hoá.

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên tại phòng thống kê của huyện Định Hoá bằng phương pháp sao chép, truy cập Internet.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào. Người thu thập có được thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn…

Trong phạm vi đề tài này để thu thập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho kết quả nghiên cứu, ba bộ câu hỏi điều tra đã được xây dựng. Một bộ câu hỏi phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông, một bộ câu hỏi phỏng vấn nông dân và một bộ câu hỏi dành cho ban lãnh đạo trạm khuyến nông huyện Định Hoá. Với những bộ câu hỏi này, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra có thể tổng hợp vào các bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định về năng lực

của đội ngũ cán bộ khuyến nông, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá.

- Đối tượng điều tra bao gồm:

+ Lãnh đạo trạm khuyến nông: Tiến hành những cuộc phỏng vấn mở để có những thông tin cần thiết thu thập từ lãnh đạo trạm khuyến nông huyện Định Hoá.

+ Cán bộ khuyến nông: Phỏng vấn 16 CBKN của Trạm khuyến nông và 20 KNVCS của huyện Định Hoá dựa vào những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Sau đó tiến hành những cuộc phỏng vấn mở để tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết.

+ Hộ nông dân: 45 phiếu điều tra được dùng để phỏng vấn 45 nông dân ở 3 cụm của huyện Định Hoá.

Cụm 1 chọn xã Tân Thịnh và điều tra tại 3 thôn là thôn Đồng Vang, thôn Đồng Muồng và thôn Thịnh Mỹ, mỗi thôn phỏng vấn 5 nông dân bất kỳ.

Cụm 2 chọn xã Bảo Cường, điều tra tại thôn Thanh Cường, thôn Bãi Lềnh và thôn Làng Chùa 1, mỗi thôn phỏng vấn 10 nông dân bất kỳ.

Cụm 3 chọn xã Điềm Mặc, điều tra tại thôn Bản Giáo, thôn Đồng Mụa và thôn Bản Tiến, mỗi thôn phỏng vấn 10 nông dân bất kỳ.

3.4.3. Xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành tổng hợp và phân tích. Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh…để mô tả thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông hiện nay, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống khuyến nông trong huyện.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội dung.

- Xử lý các thông tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Xử lý thông tin định lượng: Thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo, phỏng vấn được thể hiện qua sơ đồ, bảng biểu.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Định Hoá

4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50km về phía Tây - Bắc.

- Toạ độ địa lý: Từ 24005’ đến 20o40’ độ vĩ Bắc; từ 185005’ đến 185080’ độ kinh Đông.

- Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Toàn huyện có 24 xã, xã xa trung tâm huyện nhất cách 28km. Địa hình của huyện Định Hoá khá phức tạp, phân làm 2 vùng: Phía Bắc thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó có dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 đến 400m so với mặt nước biển, ruộng đất ít. Phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50 đến 200m, độ dốc nhỏ hơn, nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu. Vùng núi cao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo Linh.

Vùng núi thấp gồm các xã: Tân Dương, Đồng Thịnh, Định Biên, Trung Hội, Phượng Tiến, Bảo Cường, Phú Tiến, Bộc Nhiêu,Trung Lương, Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim Phượng, Phúc Chu và thị trấn Chợ Chu.

Sông, suối ở huyện Định Hoá có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song được phân bổ đều nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.3. Tài nguyên đất đai

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá (giai đoạn 2008 - 2010)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Diện

tích(ha) cấu(%)Cơ tích(ha)Diện cấu(%)Cơ tích(ha)Diện cấu(%)Cơ Tổng diện tích đất tự nhiên 51.109 100 51.109 100 51.351 100 1 Đất nông nghiệp 10.139 19,8 10.624 20,78 11.142 21,7 2 Đất lâm nghiệp 25.500 49,89 27.438 53,68 33.595 65,4 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 650 1,27 83.323 1,63 89.159 1,7 4 Đất phi nông nghiệp 1.920 3,75 2.628,9 5,14 2.702 5,3 6 Đất chưa sử dụng 12.900 25,2 9.576 18,7 3.019 5,87

Nguồn: Phòng tài nguyên & môi trường huyện Định Hoá, 2010

Tổng diện tích tự nhiên: 51.351ha. Phân bố các loại đất của huyện năm 2010 như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 11.142ha chiếm 21,7% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 891,59ha chiếm 1,7% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: Có tổng diện tích là 33.595ha, chiếm 65,4% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp: 2.702ha, chiếm 5,3% diện tích tự nhiên, gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối, đất nghĩa trang, nghĩa địa…

+ Đất chưa sử dụng: 3.019ha, chiếm 5,87% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện Định Hoá là cao so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là cơ hội cũng là thách thức

trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bởi với diện tích lớn như vậy phải biết sử dụng sao cho hiệu quả và phù hợp với tiềm năng sẵn có của vùng.

* Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện Định Hoá.

Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:

- Nhóm đất: Nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois), nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).

- Loại đất: Có 11 loại đất:

Đất phù sa không được bồi: Phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng lúa và cây màu ngắn ngày.

Đất phù sa ngòi suối: Phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu. Phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và bazơ: Là loại đất khá tốt, giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua, hiện nay chủ yếu đã được trồng rừng. Đất rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (trám, hồi, quế). Loại đất này tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.

Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Có tính chất tơi, xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Bộc Nhiêu.

Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: Kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất vàng đỏ trên đá Macma axit: Có cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau như: Chè, ngô, lúa, sắn, vầu…Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất vàng nhạt trên đá cát: Có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng. Hiện trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Thành phần cơ gới từ thịt nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ. Loại đất này phân bố rải rác ở các xã.

Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit: Có cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32)