Trạm khuyến nông huyện Định Hoá được thành lập theo quyết định số 1570/QB - UB ngày 06 tháng 07 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Trạm khuyến nông huyện Định Hoá. Trạm gồm có 15 cán bộ biên chế và 1 hợp đồng. Lực lượng KNVCS gồm 20 người. Mỗi xã có 1 người, tuy nhiên một số xã chưa có KNVCS. Khuyến nông huyện Định Hoá với nhiệm vụ quan trọng là chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật đến nông dân, triển khai các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm, tập huấn kỹ thuật cho nông dân và họ là “cầu nối” để xây dựng mối quan hệ, chuyển tải thông tin hai chiều giữa nông dân với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu.
Trạm khuyến nông bố trí lực lượng hoạt động theo cụm, mỗi cụm có 7 - 8 xã, thị trấn, mỗi cán bộ phụ trách 1 - 2 xã. Trong cụm bố trí các cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau tuỳ theo đặc điểm kinh tế của từng cụm. Cụ thể như sau:
Cụm 1 gồm 2 cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp, 1 cán bộ chuyên ngành trồng trọt, 1 cán bộ chuyên ngành chăn nuôi, 1 cán bộ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp phụ trách 8 xã phía Bắc là Lam Vỹ, Tân Thịnh, Tân Dương, Quy Kỳ, Linh Thông, Phượng Tiến, Kim Sơn, Kim Phượng. Đây là các xã có thế mạnh về rừng.
Cụm 2 gồm 2 cán bộ chuyên ngành trồng trọt, 1 cán bộ chuyên ngành chăn nuôi, 1 cán bộ chuyên ngành thuỷ sản, 1 cán bộ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp phụ trách 7 xã Bảo Linh, Bảo Cường, Phúc Chu, Trung Lương, Phú Tiến, Trung Hội, Đồng Thịnh và thị trấn Chợ Chu. Đây là các xã có thế mạnh về lúa và cây rau màu.
Cụm 3 gồm 1 cán bộ chuyên ngành trồng trọt, 2 cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp, 2 cán bộ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp phụ trách 8 xã phía Nam là Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Sơn Phú, Bình Thành, Bình Yên, Định Biên, Bộc Nhiêu. Đây là các xã có thế mạnh về cây chè và cây lâm nghiệp.
Mỗi cụm có 1 cán bộ khuyến nông làm cụm trưởng. Các cán bộ khuyến nông họp giao ban hàng tuần để báo cáo tiến độ sản xuất của địa phương mình. Trạm khuyến nông tổng hợp lại rồi báo cáo lên trung tâm khuyến nông tỉnh.
* Kết quả hoạt động khuyến nông của huyện trong 3 năm 2008 - 2010
Bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao trong 3 năm qua Trạm khuyến nông huyện Định Hoá đã phối hợp với các xã, các tổ chức hội, đoàn thể và doanh nghiệp tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho người nông dân trên rất nhiều lĩnh vực như: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản... Xây dựng được nhiều mô hình trình diễn. Tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ. Kết quả được thống kê tại bảng sau:
Bảng 4.3: Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nông huyện Định Hoá trong 3 năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%) 09/08 10/09 BQ I. Tập huấn kỹ thuật 1. Tổng số lớp tập huấn Lớp 147 170 197 115,6 115,8 115,7 2. Tổng số
người tham dự Người 5880 7140 9850 121,4 137,9 129,6
Bình quân
người/lớp Ng/lớp 40 42 50
II. Xõy dựng mô hình 1. Số mô hình MH 12 15 16 142,1 129,6 135,8 2. Số hộ tham gia Hộ 984 1275 1392 127,7 109,1 118,4 3. Bình quõn hộ/MH Hộ/MH 82 85 87
II. Hội thảo đầu bờ
1. Tổng số cuộc
hội thảo đầu bờ Cuộc 3 5 8 116,6 160 138,3
2. Tổng số
người tham dự Người 135 275 400 203,7 145,4 174,5
3. Bình quân số người tham dự/cuộc
Ng/cuộc 45 55 50
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Định Hoá, 2010
Qua bảng trên cho ta thấy các hoạt động khuyến nông trong 3 năm gần đây được tăng dần. Số lớp tập huấn bình quân 1 năm từ 2008 - 2010 tăng 15,7%, số người tham gia tập huấn tăng bình quân 29,6%. Điều này chứng tỏ số lượng nông dân được trang bị những kiến thức kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp đã tăng lên. Tuy nhiên với tỷ lệ tăng này còn ít so với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay. Trong thời gian tới trạm cần phải tăng cường
các lớp tập huấn để tạo điều kiện cho nhiều người dân có cơ hội được nâng cao hiểu biết, tiếp nhận thêm nhiều tiến bộ KHKT mới, phục vụ tốt hơn nữa hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Các chủ đề tập cũng cũng đa dạng và đặc biệt kinh phí dành cho tập huấn bình quân 1 năm tăng 30,1%.
- Xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp hữu hiệu có tính thuyết phục cao, tạo điều kiện để nông dân áp dụng những kiến thức vào thực tế sản xuất, làm cơ sở để nhân ra diện rộng. Nhận thức được được tầm quan trọng này hoạt động xây dựng mô hình trình diễn trong sản xuất đã được Trạm triển khai tương đối toàn diện trên cả 4 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp. Trong 3 năm 2008 – 2010, được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông quốc gia, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hoá, Trạm khuyến nông đã xây dựng được tất cả 43 mô hình. Số lượng các mô hình trình diễn không nhiều nhưng số hộ tham gia các mô hình ngày càng nhiều, bình quân tăng 18,4%/năm.Tất cả các mô hình đều có cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo, mô hình nào cũng tiến hành tổng kết. Mô hình nào có hiệu quả tốt tổ chức hội thảo đầu bờ mời bà con trong huyện và nơi khác đến tham quan, học tập để nhân ra diện rộng.
- Số lượng các cuộc hội thảo đầu bờ không nhiều nhưng số người tham gia các cuộc hội thảo đầu bờ ngày càng tăng, bình quân tăng 74,5%/năm. Qua các cuộc hội thảo đầu bờ sẽ giúp người nông dân mở rộng tầm nhìn, mạnh dạn tiếp thu và đầu tư vốn để áp dụng những kiến thức mới học hỏi được vào sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các mô hình trình diễn được nhân ra diện rộng.
* Số cán bộ khuyến nông và kinh phí đầu tư cho công tác khuyến nông. Kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông huyện Định Hoá bao gồm: - Kinh phí chi hoạt động bộ máy: Theo chế độ hiện hành của Nhà nước. - Kinh phí chi hoạt động khuyến nông: Xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền và đào tạo huấn luyện…
Trong những năm qua hoạt động khuyến nông luôn được huyện Định Hoá chú trọng, điều này được thể hiện rõ qua số lượng CBKN và kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông. Cụ thể như sau:
Bảng 4.4: Số cán bộ khuyến nông và kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông.
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%)
09/08 10/09 BQ
I. Số cán bộ
khuyến nông Người 27 29 36 107,4 124,1 115,7
1. Cán bộ Trạm Người 13 14 16 107,6 114,2 110,9 2. KNVCS Người 14 15 20 107,1 133,3 120,2 II. Kinh phí Tr.đ 1120 1378 1900 123 137,8 130,4 2. Ngõn sách trung ương Tr.đ 190 255 349 118,4 155,1 136,75 2. Ngõn sách địa phương ( NS tỉnh+ huyện) Tr.đ 930 1123 1551 120,7 138,1 129,4
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Định Hoá, 2010
- Số lượng cán bộ khuyến nông các cấp qua 3 năm cũng tăng, bình quân 15,7%/năm. Trong đó cán bộ của trạm tăng 10,9%/năm, KNVCS tăng 20,2%/năm. Tuy nhiên tổng số cán bộ khuyến nông của huyện còn ít nên cần phải bổ sung thêm.
- Kinh phí khuyến nông 3 năm qua tăng bình quân 30,4%/năm. Nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách nhà nước ( ngân sách tỉnh và huyện ). Huyện cần tăng cường thu hút các nguồn vốn tài trợ, viện trợ khác đầu tư cho hoạt động khuyến nông.
4.3.2. Thực trạng về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a, Trình độ.
Trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá tính đến năm 2010. (n = 36)
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Thạc sỹ 0 0 0 0 2 Đại học 14 87,5 12 60 3 Cao đẳng 1 6,25 5 25 4 Trung cấp 1 6,25 3 15 5 Tổng số 16 100 20 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ khuyến nông, 2011.
Qua bảng trên cho ta thấy CBKN của Trạm có trình độ chủ yếu là đại học chiếm 87,5% (14 người), cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên không có. Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ nhỏ và ngang bằng nhau chiếm 6,25% (1 người). Đối với KNVCS trong tổng số 20 người thì có 12 người có trình độ đại học chiếm 60%, có 5 người có trình độ cao đẳng chiếm 25% và có 3 người có trình độ trung cấp chiếm 15%. Hiện nay những cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp họ đang theo học lớp tại chức, và trong tương lai không xa thì khuyến nông huyện Định Hoá hoàn toàn chỉ có cán bộ trình độ đại học trở lên. Số cán bộ được phân bố chuyên trách tương đối đồng đều ở các xã trên địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi giúp khuyến nông Định Hoá ngày càng phát triển. Tuy nhiên do chỉ được đào tạo chuyên sâu một chuyên ngành nên những cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm sẽ còn gặp khó khăn trên địa bàn mình phụ trách.
b, Chuyên ngành đào tạo.
Chuyên ngành đào tạo của CBKN là một vấn đề hết sức quan trọng. Một người CBKN có năng lực thì trước hết phải được đào tạo về những chuyên ngành cơ bản để họ làm tốt công tác của mình. Không những được đào tạo chuyên sâu mà người CBKN còn phải có những hiểu biết rộng trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp nói riêng và sản xuất, kinh tế thị trường cũng như đời sống của những người nông dân. Từ đó mới giúp nâng cao hiểu biết của người nông dân, mới phát triển kinh tế bền vững. Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 4.6: Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá tính đến năm 2010. (n = 36)
STT Chuyên ngành đào tạo Cán bộ trạm KNVCS
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Trồng trọt 3 18,8 7 35 2 Chăn nuôi - Thú y 2 12,5 6 30 3 Thuỷ sản 1 6,25 0 0
4 Khuyến nông &PTNT 0 0 0 0
5 Lâm nghiệp 4 25 6 30
6 Kinh tế nông nghiệp 5 31,2 1 5
7 Tài chính - kế toán 1 6,25 0 0
8 Ngành khác 0 0 0 0
9 Tổng số 16 100 20 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ khuyến nông, 2011.
Qua bảng trên cho ta thấy đối với CBKN của Trạm số cán bộ được đào tạo về kinh tế là 5 người (chiếm 31,2%), ngành trồng trọt là 3 người chiếm 18,8%, ngành lâm nghiệp là 4 người chiếm 25%. Các ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Đối với KNVCS kỹ sư trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 35% (7 người), kỹ sư chăn nuôi và kỹ sư lâm nghiệp chiếm tỷ lệ ngang bằng nhau đều là 30%. Các ngành khác thì chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Một điều đặc biệt là số cán bộ có chuyên ngành đào tạo là khuyến nông và phát triển nông thôn không có. Điều này lý giải vì sao những năm vừa qua các chương trình, dự án, các hoạt động liên quan đến khuyến nông chưa thực sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng tới người dân. Ngay cả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chậm, việc mở rộng một số mô hình khuyến nông, khuyến công vẫn còn hạn chế, việc xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân sở thích có hiệu quả chưa cao. Đây cũng là vấn
đề bất cập của khuyến nông Việt Nam nói chung và khuyến nông Định Hoá nói riêng. Trước đây công tác khuyến nông chưa được chú trọng và quan tâm đến vì nó chưa phản ánh được hết vai trò và tầm quan trọng. Ngày nay khuyến nông đã được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Chuyên ngành khuyến nông và phát triển nông thôn đã được đào tạo tại một số trường đại học và cao đẳng trong nước, sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho ngành khuyến nông ngày càng phát triển.
c, Về kinh ngiệm, kiến thức thực tiễn.
Trong công tác khuyến nông thì không những người cán bộ phải nắm vững kiến thức, nhiệt tình trong công việc mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong công việc. Cách tiếp cận với người dân và cách xử lý các tình huống trong công việc đều phải tích luỹ dần trong quá trình làm việc. Thời gian công tác của đội ngũ CBKN huyện Định Hoá được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7: Thời gian công tác của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá tính đến năm 2010. (n = 36)
STT Thời gian công tác Cán bộ trạm KNVCS
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 < 3 3 18,7 5 25 2 3 - 5 1 6,3 7 35 3 6 - 10 4 25 3 15 4 > 10 8 50 5 25 5 Tổng số 16 100 20 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ khuyến nông, 2011.
Qua bảng trên ta thấy: Số CBKN của Trạm có thời gian công tác từ 10 năm trở lên chiếm 50% (8 người), còn đối với KNVCS là 25% (5 người). Họ là những người gắn bó với ngành nông nghiệp. Có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn.
Số cán bộ có thời gian công tác dưới 3 năm và từ 3 - 5 năm chiếm số lượng nhiều (23 người), họ là những cán bộ trẻ. Tuy thời gian công tác chưa
lâu nhưng họ lại hăng hái, nhiệt tình trong công việc. họ mang những kiến thức, kỹ thuật mới được hoc trong trường cùng với những kinh nghiệm học hỏi từ cán bộ có thời gian công tác lâu năm họ sẽ dần khẳng định năng lực và vị trí của mình.
d) Về trình độ tin học và ngoại ngữ:
- Về tin học: Tất cả các CBKN đã được đào tạo về tin học văn phòng (Word, Excel) trong quá trình học ở các trường đại học, cao đẳng. Do điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn nên một số CBKN ít sử dụng máy tính trong công việc. Các thông tin, dữ liệu về hoạt động khuyến nông cơ sở đã được tổng hợp, hệ thống và lưu giữ trong máy tính.
- 100% CBKN đều đã được học ngoại ngữ cơ bản trong quá trình học phổ thông và tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Tuy nhiên trong công việc hiện nay họ hầu như không có cơ hội để sử dụng, trau dồi.
e, Về tiếp cận thông tin:
Đa số các CBKN đều đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến hoạt động khuyến nông. Qua tìm hiểu, các CBKN đều nắm được các quy định cơ bản về hoạt động khuyến nông, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.