Chỉđạo đổi mới quan hệ với các nớc láng giềng và các nớc trong khu vực 1.Chỉ đạo giải quyết vấn đề Campuchia

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới (1986 2001 (Trang 46 - 49)

Campuchia là một nớc láng giềng, nằm chung trên bán đảo Đông Dơng, có đờng biên giơí dài hơn 1000 km, có chung dòng sông Mê kông chảy qua hai nớc, co vùng biển giàu tiềm năng. Quan hệ giữa hai nớc đợc xây dựng từ rất sớm và đợc phát triển tốt đẹp trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Đáng tiếc là sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, thế lực cầm quyền phản động Pôn Pốt- Iêng-xa-ri đợc sự hậu thuẫn của các thế lực phản động quốc tế đã gây ra tội ác diệt chủng ở Campuchia và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam. Để giúp nhân dân Campuchia loại trừ hoạ diệt chủng, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng quân đội và nhân dân Campuchia giải phóng Campuchia khỏi hoạ diệt chủng xây dựng lại đất nớc. Tuy nhiên, các thế lực phản động nhân cơ hội này xuyên tạc, vu khống Việt Nam “xâm lợc Campuchia ”…

Nhận thức đợc tính chất phức tạp và mức độ nhạy cảm của vấn đề Campuchia, một mặt, Đảng ta luôn coi trọng việc đoàn kết, giúp đỡ nhân dân Campuchia, mặt khác lại từng bớc thực hiện việc rút quân tình nguyện về nớc, tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Campuchia.

Để tạo ra bớc đột phá cho toàn bộ hoạt động đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị, khoá VI, Đảng Nhà nớc ta đã tích cực phối hợp với Đảng và Chính Phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia thúc đẩy đối thoại với các bên hữu quan, nhanh chóng tìm kiếm một giải pháp chính trị mà các bên có thể chấp nhận đựơc.

26/05/1988, Bộ quốc phòng của Việt Nam ra tuyên bố rút 5 vạn quân và rút Bộ T lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nớc. Quân tình nguyện Việt Nam còn lại ở Campuchia đặt dới sự chỉ huy của Cộng hoà nhân Campuchia. Trong đợt rút quân này Việt Nam đã rút hết số quân đóng ở gần biên giới Campuchia – Thái Lan. Việc làm đó có tác động tích cực, làm chuyển biến thái độ của Thái Lan và các nớc ASEAN khác. Tiếp đó ngày 06/01/1989, trong dịp dự lễ kỷ niệm chiến thắng của Campuchia (07/01) tại phnôm Pênh. Tổng Bí th Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố Việt Nam sẽ rút hết quân tình nguyện về nớc trong tháng 9 năm 1989 nếu có một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Với những chuyển biến nhanh chóng trong quan hệ quốc tế và sự phát

triển tốt đẹp của tình hình Campuchia, ngày 05/04/1989, Việt Nam tuyên bố sẽ rút hết quân tình nguyện về nớc trong năm 1989 dù có giải pháp hay không. Ngày 26/09/1989 Việt Nam hoàn thành viịec rút quân tình nguyện tại Campuchia về nớc. Viịec Chính phủ Việt Nam rút quân sớm hơn dự kiến đã tạo đà thúc đẩy xu thế đối thoại, tăng sức ép đối phơng đi vào giải pháphơng vô hiệu hoá con bài đòi “Việt Nam rút quân” dung để chống phá ta. Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia rút hết về nớc đã làm thay đổi cơ bản tính chất cuộc đấu tranh ở Campuchia thành cuộc đấu tranh nội bộ giữa các lực lợng liên quan của Campuchia.

Ngày 16,17/07/1991, Hội đồng dân tộc tối cao SNC họp tại Bắc Kinh gồm 12 thành viên do Xihanuc làm chủ tịch.

Ngày 26-28/08/1991, SNC họp tại Thái Lan chấp nhận toàn bộ văn kiện khung và dự thảo hiệp định do P5 đa ra.

Ngày 21-23/10/1991, Hội nghị quốc tế về Campuchia họp vòng hai tai trung tâm Hội nghị quốc tế Kle’ber, Paris, để ký kết các văn kiện về giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề Campuchia. Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dẫn đầu. Việc hiệp định Paris đợc ký kết chính thức chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng giữa nớc ta với các nớc đã lợi dụng vấn đề Campuchia để thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt làm suý yếu Việt Nam; bảo đảm đợc sự ổn định và độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, phù hợp với lợi ích lâu dài của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có thêm điều kiện tập trung khắc phục khó khăn về kinh tế xã hội; ký hiệp định Paris về Campuchia trong đó Việt Nam là một bên đàm phán thể hiẹn vai trò to lớn của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Đối với nhân dân Campuchia, Việt Nam đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình. Quan hệ Việt Nam với những nớc có liên qian đến vấn đề Campuchia, cũng nh với các nớc ngoài khu vực đang đứng trớc những triển vọng mới. Giải quyết trọn ven vấn đề Campuchia là một mắt xích quan trọng nhất để Việt Nam mở cửa với thế giới ở thời điểm lịch sử đó.

Từ đây quan hệ truyền thống Việt Nam – Campuchia bớc sang một giai đoạn mới, xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai nớc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thệp vào công việc nội bộ của mỗi nớc, không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nớc bằng con đờng hoà bình hợp tác, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.

Việt Nam tích cực ủng hộ nhân dân Campuchia xây dựng lại đát nớc đồng thời ủng hộ mạnh mẽ Campuchia gia nhập ASEAN, Việt Nam làm hết sức mình để Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 4/1999. Việc Campuchia trở thành thành viên ASEAN góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hữu nghị

hợp tác phát triển ở Đông Nam châu á.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới (1986 2001 (Trang 46 - 49)