Chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 81 - 84)

Một trong những thế mạnh của SeABank hơn các ngân hàng khác hiện nay là có đội ngũ nhân viên, cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động. Để phát huy thế mạnh đó, SeABank cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, đồng thời đẩy mạnh việc quản lý nguồn nhân sự, thu hút nhiều nhân sự giỏi từ các Ngân hàng lớn để tận dụng kinh nghiệm và năng lực. Ngoài ra, chính sách trọng dụng nhân tài cũng cần được quan tâm. Những cán bộ tín dụng có khả năng làm việc hiệu quả, năng lực làm việc tốt cần được thường xuyên bồi dưỡng, cân nhắc, tạo điều kiện đưa vào những vị trí phù hợp để có thể phát huy tối đa năng lực làm việc. Việc làm này không ngoài mục đích giúp SeABank có được chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng hoàn thiện.

KẾT LUẬN

Theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải từng bước tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng đối với cả bên cung cấp lẫn bên sử dụng dịch vụ ngân hàng. Khi hội nhập, bản thân các ngân hàng sẽ được hưởng nhiều cơ hội nhưng thực tế, không ít khó khăn đang chờ đợi ở phía trước, như: năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam còn yếu, đặc biệt là vốn, nhân lực, công nghệ, quản lý và điều hành, ngoài ra sản phẩm, dịch vụ của các NHTM còn nghèo nàn, đơn điệu, rườm rà thủ tục, chất lượng dịch vụ thấp… Vì vậy, việc đưa ra “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Đông Nam Á - SeABank Chi Nhánh Hà Đông“ là vấn đề cấp thiết

giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp, sinh viên đã tập trung phân tích và làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những thành tựu đạt được và những hạn chế đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Hà Đông. Với mong muốn chuyên đề mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, trong quá trình áp dụng các giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Hà Đông có thể xây dựng được các chiến lược và định hướng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của mình, góp phần nâng cao lợi nhuận và sự phát triển đối với toàn hệ thống NHTMCP SeABank .

Mặc dù đã rất cố gắng song bài chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, sinh viên rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của các thầy cô giáo để bài chuyên đề tốt nghiệp của em được tiếp tục hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2003), Ngân hàng thương mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

4. Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp, báo cáo nội bộ, Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Một số vấn đề kinh tế, tiền tệ - ngân hàng năm 2009 và 2010.

6. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2009), Thông tư số 02/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, 03/02/2009

7. TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2008), Làm thế nào để nâng cao chất lượng của loại hình tín dụng bất động sản, Tạp chí ngân hàng.

8. TS. Phạm Minh Lý và Lương Ánh (2008), Tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 81 - 84)