Tăng cường giám sát, quản lý sau cho vay

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 69 - 72)

Đối với tín dụng, cho vay ra mới chỉ đạt 50% công việc, phần còn lại đó chính là giám sát món vay đồng thời thu toàn bộ gốc, lãi. Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi khách hàng trả nợ và ngân hàng tất toán hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra các biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề thì việc tăng cường giám sát, quản lý sau cho vay cần phải được quan tâm hơn nữa.

a. Quản lý nợ

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Cán bộ tín dụng cần tận dụng triệt để những lần gặp gỡ chủ Doanh nghiệp khi họ đến Ngân hàng trả lãi, khi đến thăm trực tiếp và cũng có thể thu thập thông tin từ những người biết Doanh nghiệp, trong đó đến thăm trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc thực thi dự án vay vốn, điều này hết sức quan trọng nó giúp cho cán bộ tín dụng biết được:

- Tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng những vấn đề có liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không.

- So sánh mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu; doanh số và quy mô hoạt động, doanh thu, lợi nhuận tăng

hay giảm; sức cạnh tranh của hàng hoá như thế nào; Có phải hạ giá bán một cách không bình thường không…

- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không; Nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu, có quá phụ thuộc vào một con nợ không; Xem xét biến động tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh ra sao; có loại tài sản nào nhàn rỗi, giá trị có bị giảm xuống không…

- Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay, xem giá trị đó có đủ để thu hồi nợ hay không nếu xảy ra trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm giảm xuống, cán bộ tín dụng cần thoả thuận với khách hàng giảm mức dư nợ xuống đúng với quy định cho phép hoặc tăng thêm giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay không thay đổi.

- Đặc biệt đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, chủ Doanh nghiệp không tách bạch giữa ngân sách dùng cho sản xuất kinh doanh với ngân sách chi tiêu gia đình. Do đó cán bộ tín dụng phải khéo léo tìm hiểu xem chủ doanh nghiệp có biết cách điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý chi tiêu hợp lý, nhằm hạn chế sự phụ thuộc.

Các thông tin trên đây phải được cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật dưới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ vay vốn. Nắm bắt tình hình một cách chắc chắn với một ý thức trách nhiệm cao là chìa khoá tốt nhất giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiện kịp thời và xử lý những món vay có vấn đề đạt hiệu quả mong muốn. Hạn chế

được rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

b. Xử lý nợ quá hạn

Chi Nhánh Hà Đông cần tiến hành các biện pháp để ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn mới, cùng với việc tích cực giải quyết nợ quá hạn đã tồn đọng. Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, không phát sinh nợ quá hạn mới, Ngân hàng phải tăng cường công tác thẩm định và quản lý món vay sau khi giải ngân.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn thì việc xử lý các khoản nợ này là điều rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ quá hạn ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Phân tích từng loại nợ quá hạn để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân loại thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Nếu Chi Nhánh Hà Đông đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng còn triển vọng thì có thể áp dụng hình thức gia hạn nợ, giãn nợ hay cho khách hàng vay thêm giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này.

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Sau khi đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ càng, Chi Nhánh Hà Đông chắc chắn rằng khách hàng không còn khả năng hoàn trả nợ. Khi đó Chi Nhánh Hà Đông cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ.

Đối với những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp giúp thu hồi được khoản vốn tín dụng đã cấp. Tuy nhiên phát mại tài sản là biện pháp cuối cùng để Chi Nhánh Hà Đông thu hồi vốn vay do việc phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn như việc

định giá tài sản, chưa có một cơ chế phù hợp trong việc phát mại tài sản thế chấp, thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc và mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)