Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 53)

vay ngắn hạn của SeABank - Chi nhánh Hà Đông

a. Nguyên nhân khách quan a1. Môi trường kinh tế

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với mức thu hút vốn FDI đạt kỷ lục 17,8 tỷ USD và kinh tế tăng trưởng 8,4%. TTCK có cả năm thăng hoa với chỉ số VNIndex thường xuyên ở trên ngưỡng 1000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1/2007 cho đến giữa tháng 11/2007, xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9/2007. Đến cuối 2007, VNIndex, “hàn thử biểu” của nền kinh tế, vẫn đạt trên 900 điểm. Tâm lý chung là lạc quan và phấn khởi. Bởi vậy, mức nhập siêu tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2006 và chỉ số lạm phát lần đầu trở

lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995 không thực sự khiến nhiều nhà kinh tế và giới kinh doanh lo âu.

Vào lúc đó, biến cố đã xảy ra trên thị trường tín dụng bất động sản của Hoa Kỳ. Kể từ tháng12/2001, FED-ngân hàng trung ương của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, duy trì mức lãi suất dưới 2% cho tới ngày 10/11/2004. Động thái này được giới chính trị gia Hoa Kỳ ủng hộ nhờ góp phần mở rộng tín dụng dành cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình thấp trở xuống. Trong bối cảnh đó, rất nhiều công ty tài chính được thành lập ở Hoa Kỳ như một giải pháp cung cấp tín dụng và thu lợi nhuận chênh lệch lãi suất, đồng thời, tránh các qui định kiểm soát tín dụng chặt chẽ với hệ thống ngân hàng.

Hệ quả là các tiêu chuẩn cho vay được hạ thấp, dẫn đến thị trường bất động sản phát triển quá nóng. Khi FED tăng lãi suất lên 4% đầu tháng 11/2005, và duy trì lãi suất ở trên mức này tới hết 2007. Ngay lập tức, đông đảo người vay tiền mua bất động sản rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Theo một dây chuyền, thực tế này đẩy nhiều ngân hàng và định chế tài chính tới thua lỗ nặng, đối diện với nguy cơ phá sản cao hoặc bị thâu tóm kể từ tháng 8/2007.

Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chắt. Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I/2008 gồm: (i) qui định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; (ii) tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,75%/năm (+ 0,5%); và (iii), phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Những liệu pháp này đã gây cú sốc với nền kinh tế.

Trước tiên là khan hiếm nguồn tín dụng. Dù NHNN có “bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỷ đồng ngay trong tháng 3/2008 nhưng trong quá trình tái cơ

cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu bắt buộc, các NHTM khước từ phần đông yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp. Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao theo nguyên lý “lãi suất dương.” Liên tiếp trong tháng 5 và 6/2008, lãi suất cơ bản được nâng lên 12%, rồi 14%. Với biên độ dao động cho phép là 150%, có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm. Hẳn nhiên với đầu vào như vậy, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn phải chấp nhận mức lãi suất rất cao để tồn tại. Không ít đơn vị sản xuất kinh doanh chấp nhận dùng “thuốc độc tín dụng” để tồn tại.

Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7/2008 cũng chứng kiến biến động mạnh mẽ tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá bình quân ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn. Khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4/2008, nhu cầu sử dụng đô la rất thấp. Tỷ giá tự do thấp hơn tỷ giá niêm yết chính thức. Sang tháng 5 và đặc biệt vào nửa cuối tháng 6/2008, giá đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng cao đột biến. Khoảng cách giữa hai hình thức tỷ giá dao động từ 3.000 đến 3.500 đồng/USD. Với việc thiếu nguồn ngoại tệ đặc biệt là USD để bán cho khách hàng, đồng thời chênh lệch tỷ giá USD yết của ngân hàng và thị trường tự do khá cao, làm gia tăng chi phí trả lãi, trả gốc cho ngân hàng, hiệu quả phương án kinh doanh bị suy giảm trầm trọng, khách hàng chấp nhận quá hạn đợi nguồn USD tài trợ xuất khẩu của SeABank về hoặc đợi giá USD giảm làm gia tăng nợ quá hạn, đặc biệt đối với các khoản vay ngắn hạn.

Mặc dù, tới cuối tháng 10/2008 mức lãi suất trần mới dần được hạ xuống nhưng với các can thiệp cương quyết bình ổn thị trường của Chính phủ và áp lực thanh khoản giảm đáng kể của hệ thống NHTM, mặt bằng lãi suất đã bắt đầu giảm từ nửa cuối tháng 7/2008. Trong quí IV/2008, chính sách tiền tệ được NHNN nới lỏng. Năm 2009, NHNN thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất

4%/năm có tác động tích cực nhiều mặt về kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn khoảng 30 – 40%, giảm giá thành từ 2,5 – 6%, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động. Hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và SeABank nói riêng cũng dần đi vào ổn định, với việc hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến 31/12/2009, Doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn ngắn hạn kinh doanh, doanh số cho vay ngắn hạn của SeABank vì thế mà tăng lên đáng kể. Sang đến năm 2010 sau nửa đầu có được sự ổn định thì nửa cuối năm lại có những dấu hiệu khó khăn. Lượng tiền đổ vào bất động sản, các kênh đầu tư quá lớn cùng với sự biến động mạnh mẽ về giá vàng và tỷ giá USD đã làm cho nguồn vốn huy động cùng với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều. Ngoài ra lạm phát trong thời điểm này cũng tăng mạnh dẫn đến chi phí đầu vào tăng đột biến, hàng hóa tiêu thụ chậm là nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ xấu trong thời điểm này.

a2. Môi trường pháp lý

Kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007), môi trường pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng thể thì môi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều chỉnh. Song, theo yêu cầu thượng tôn pháp luật của WTO, môi trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề phải bàn, nổi bật hơn cả là chúng ta vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp, thủ tục còn rườm ra và nhiều bất cập. Nhiều vấn đề pháp lý, thủ tục hiện đang làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tín dụng khá nhiều, tiêu biểu là thủ tục về Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ tín dụng của khách hàng và việc đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo thế chấp… đã và đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp không ít đến quan hệ tín dụng giữa NHTM với khách hàng. Trong điều kiện

nền kinh tế thị trường, cần thiết có một môi trường pháp lý thông thoáng hơn cho hoạt động NHTM mà chính các cơ quan ban ngành liên quan là nơi giải bài toán này.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như mọi hoạt động của NHTM đều lấy tiêu chí “nhanh”, “gọn” để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong hoạt động tín dụng, nếu mọi thủ tục được giải quyết nhanh chóng để NHTM cung ứng vốn kịp thời, có thể mở ra nhiều cơ hội thành công cho khách hàng trong làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chí ấy, nhiều khi “lực bất tòng tâm” cho cả NHTM và doanh nghiệp, bởi môi trường pháp lý chưa cho phép. Điển hình vấn đề đầu tiên là việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất quy định vẫn còn quá dài. Ít khi nào đăng ký trong vòng 3 ngày mà thường xuyên kéo dài 7 – 10 ngày, ảnh hưởng đến việc giải ngân và vay vốn NHTM. Nhiều khi vì đăng ký giao dịch bảo đảm chậm, đã làm mất đi cơ hội kinh doanh tiềm năng cho khách hàng. Đặc biệt là đối với tín dụng ngắn hạn, phục vụ các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, với thời gian chậm trễ từ việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ dẫn đến việc giá hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng lên lên theo thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến phương án kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng.

Một số phòng công chứng chỉ thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay sau khi tài sản đã hình thành. Trong khi đó, đặc điểm của loại hình này là tài sản hình thành từ vốn vay, tức là tài sản hình thành trong tương lai. Nhưng nếu thực hiện như các phòng công chứng hiện nay thì quyền lợi của các NHTM sẽ không được bảo đảm trong thời gian tài sản đang hình thành. Chưa kể, khi công chứng hợp đồng tín dụng, một số phòng công chứng bắt buộc ghi cụ thể số hợp đồng tín dụng vào trong hợp đồng đảm bảo tiền vay dẫn đến làm gián đoạn việc cung cấp vốn NHTM cho

khách hàng, gây khó khăn cho NHTM và khách hàng trong quan hệ tín dụng, đặc biệt là với hình thức tín dụng theo hạn mức. Theo đó, khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn phải thay bằng hợp đồng tín dụng mới. Điều này không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh là phải liên tục thường xuyên. Việc công chứng các phụ kiện hợp đồng đảm bảo tiền vay nhằm tăng tài sản để tăng hạn mức vay vốn cũng không được các cơ quan công chứng chấp nhận mà yêu cầu NHTM làm một hợp đồng đảm bảo mới.

Tất cả những yếu tố rườm rà, chậm trễ, nguyên tắc, thủ tục của các cơ quan hành chính Nhà nước cùng với các yêu cầu pháp lý quá chặt chẽ đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng. Mặt khác, sự chậm trễ trong việc chờ đợi thủ tục cũng gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng.

a3. Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh khách hàng

Hiện tại khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của SeABank chủ yếu là các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm cơ bản của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghệp vừa và nhỏ hiện nay là tình trạng thiếu vốn để đầu tư kinh doanh và sản xuất. Đối với khách hàng cá nhân họ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng do nhu cầu tiêu dùng và đầu tư .Còn hộ kinh doanh cá thể và Doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không có khả năng đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Nguồn vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức. Đại diện của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngân hàng đồng thuận rằng, việc thiếu vốn có nguyên nhân từ ngay bản thân các Doanh nghiệp. Không ít Doanh nghiệp "mất tích" khỏi trụ sở đăng ký thành lập, hầu như không ai biết Doanh nghiệp hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép.

Một số Doanh nghiệp làm trái chức năng được phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo cả cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, để xin hoàn thuế VAT, để góp vốn liên doanh, liên kết, lừa đảo vay vốn ngân hàng ...

Bản thân đội ngũ doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các khách hàng còn lại. Nhiều Doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán; số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn của SeABank trong thời gian qua.

Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể.

Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng

Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiẹp không có hoặc thiếu. Các Doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều Doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh

của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng của SeABank.

a4. Đạo đức của người đi vay

Đạo đức của khách hàng vay vốn nói chung và vay ngắn hạn nói riêng trong giai đoạn vừa qua có nhiều thay đổi theo chiều hướng đi xuống, nguyên nhân chủ yếu chính vẫn là do hoạt động kinh doanh của khách hàng không thuận lợi, hàng hóa bán chậm, lợi nhuận không cao do giá đầu vào tăng nhanh trong khi giá đầu ra không tăng theo kỳ vọng, hàng bán chậm, công nợ quá lớn đẫn đến nguồn trả nợ từ phương án kinh doanh bị đe dọa, khách hàng buộc phải vay đảo nợ giữa các ngân hàng để đảm bảo uy tín của các món vay. Vì vậy, vô hình chung chất lượng tín dụng đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ các hành vi quỵt nợ, vay đảo nợ của khách hàng. Đây là điều không thể tránh khỏi khi mà các khách hàng thông đồng với nhau lập hồ sơ khống như hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng để đi lừa các ngân hàng.

b. Nguyên nhân chủ quan b1. Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là văn bản quy định nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động cấp tín dụng tại SeABank, nhằm quản lý thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp, cá nhân trên toàn hệ thống trong khuôn khổ mức độ rủi ro hợp lý. Ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân kinh doanh và tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị. Trong giai đoạn vừa qua SeABank vẫn tuân theo phương châm kinh doanh là “Chặt chẽ, An toàn”, đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững. Với phương châm trên, về cơ bản, các khoản vay tại SeABank phải có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo phải nằm trong danh mục cho phép. Điều này đã giúp cho chất lượng tín dụng của SeABank được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)