Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách tín dụng của NHTM là định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: các loại cho vay được thực hiện, giới hạn tín dụng, kỳ hạn cho vay, hướng giải quyết tín dụng vượt giới hạn, thanh toán nợ…vì thế nó có quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích được việc tiết kiệm và đầu tư thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Bất cứ một ngân hàng nào muốn có tín dụng tốt đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng phù hợp với ngân hàng của mình.
Sản phẩm tín dụng linh hoạt, phù hợp
Mỗi một ngân hàng đều có đối tượng khác hàng mục tiêu của riêng mình và sẽ xây dựng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng dựa trên những nguồn lực hiện có. Nhu cầu của khách hàng sẽ thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện từ bản thân khách hàng cũng như dưới tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp trong từng thời điểm. Vì vậy, việc thường xuyên nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của khách hàng trong những điều kiện của môi trường để hoàn thiện sản phẩm hiện có, đồng thời đưa ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng trong những bối cảnh cụ thể là một điều quan trọng. Việc có những sản phẩm mới mang tính chất tiên phong sẽ thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng hiện có, đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới từ đó hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng về số lượng khách hàng, tăng trưởng về lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời xây dựng, nâng cao được hình ảnh tốt đẹp trong ánh mắt của khác hàng.
Chất lượng của công tác thẩm định tín dụng
Khi đến ngân hàng để xin được cấp tín dụng, khách hàng thường phải mang đến một bộ hồ sơ về dự án mà họ sẽ tiến hành thực hiện. Thẩm định tín dụng giúp ngân hàng xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án để xác định tính khả thi của dự án trên cơ sở đó sẽ quyết định khách hàng này có đủ điều kiện để được cấp tín dụng hay không. Cũng thông qua công tác thẩm định, ngân hàng với những kinh nghiệm vốn có của mình có thể tư vấn, giúp đỡ cho chủ đầu tư sửa đổi những điểm không hợp lý trong dự án để dự án có tính khả thi hơn tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp. Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay không
cho nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng. Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao tức là nhân viên tín dụng không xác định thực chất dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả hay không thì những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình. Chính vì vậy, công tác thẩm định đòi hỏi các nhân viên thẩm định có trình độ cao và sự kết hợp một cách có hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng.
Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, quy mô và loại hình tín dụng, quy trình tín dụng tại ngân hàng đó. Trong quy trình hoạt động tín dụng, các cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với người vay, nhận đơn xin vay, phỏng vấn khách hàng, thu nhập thông tin về khách hàng và dự án trước khi có quyết định chính thức trình cán bộ cấp cao hơn. Những thông tin về khách hàng và dự án sau khi được các phòng ban chức năng của ngân hàng xem xét nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ quyết định cụ thể giải ngân và thu nợ sau này. Trong quá trình này nếu các khâu được thực hiện tốt nó sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn được các dự án tốt để cấp tín dụng, cũng như tạo uy tín trong lòng khách hàng.
Như vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng có thể hỗ trợ đắc lực cho nhân viên tín dụng thực hiện công việc của mình và nó có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM.
Chất lượng của đội ngũ nhân sự
Yếu tố mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng lại chính là nguồn nhân lực của ngân hàng vì suy cho cùng quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng là những quyết định mang tính chất chủ quan. Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và phương thức phát triển phù hợp với khuynh hướng phát
triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp ngân hàng có được những khoản cho vay với chất lượng cao nhất. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn , niềm tin trong lòng khách hàng.
Vấn đề thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là một kho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin càng cực kỳ quan trọng. Đối với nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng thường không đủ về thông tin về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án mà người vay định tiến hành. Việc thiếu thông tin tạo ra sự lựa chọn đối nghịch, đó là hiện tượng người vay tạo ra một kết cục không mong muốn – rủi ro không trả được nợ. Do vậy nắm bắt không đầy đủ chính xác về thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SEABANK - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG 2.1. Tổng quan về SeABank – chi nhánh Hà Đông
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: SeABank
Trụ sở chính: Số 25 Trần Hưng Đạo , Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Điện thoại: 043.9448688 – Fax: 043.9448689
Website: www.seabank.com.vn Email: seabank@seabank.com.vn
Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần.
Các chỉ tiêu tài chính khác: tổng tài sản đạt 55.695 tỷ đồng (tăng 182% so với 2009), tổng huy động đạt 39.867 tỷ đồng (tăng 162% so với 2009), tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 20.417 tỷ đồng (tăng 214% so với 2009) và tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,82% tổng dư nợ. Doanh thu phí dịch vụ năm 2010 của SeABank đạt 102,5 tỷ đồng (tăng 180% so với 2009).
Năm 2010 SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp… Ngoài ra, SeABank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ.
Tính đến thời điểm hiện tại, SeABank có 1.533 CBNV tại 104 điểm giao dịch (tăng 145% so với 2009) và gần 104.000 khách hàng trên toàn quốc..
Ngân hàng SeABank - Chi Nhánh Hà Đông có đăng ký kinh doanh số: 0113018155, do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02 tháng 9 năm 2004. Trụ sở tại số 150 Trần Phú, Hà Đông. Chi Nhánh Hà Đông đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2004, là Chi Nhánh cấp I của Ngân hàng SeABank. Tổng dư nợ tín dụng của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông đạt hơn 1000 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 60% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn chiếm 40%. Nợ xấu chiếm 1,53% tổng dư nợ. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt được 32 tỷ đồng.
SeABank nói chung và SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG nói riêng hiện đang sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi – Corebanking của Temenos giúp cho thời gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật. Bên cạnh đó, hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của SeABank - Chi nhánh Hà Đông
Đứng đầu ngân hàng SeABank - Chi Nhánh Hà Đông là Ban giám đốc gồm: - Giám đốc : phụ trách toàn bộ hoạt động của cơ quan, trực tiếp điều hành về công tác tổ chức nhân sự, thi đua, khen thưởng và kiểm tra.
- Phó giám đốc là người hỗ trợ Giám đốc, phụ trách bộ phận kinh doanh, kế toán, ngân quỹ.
Ngân hàng SeABank - Chi Nhánh Hà Đông quản lý hoạt động của trụ sở, Ban quản lý tín dụng, Kế toán giao dịch, Kế toán tài chính và phòng Hành chính nhân sự.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng SeABank - Chi Nhánh Hà Đông GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kế Toán Giao Dịch Khách Hàng & Thẩm Định Ngân Quỹ Hỗ Trợ Tín Dụng Kế Toán Tài Chính
2.2. Thực trạng chất lƣợng hoạt động cho vay ngắn hạn tại SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
Cơ cở pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động tín dụng. Nó tạo môi trường hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Cơ sở pháp lý ở đây bao gồm các văn bản của Chính phủ và NHNN như:
- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QH10 ban hành ngày 31/12/1997 cùng các sửa đổi kèm theo.
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng. Và quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng.
- Quyết định số 379/QĐ-NHNN ban hành ngày 24/02/2009 quy định về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.
- Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ , trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong họat động ngân hàng của TCTD.
- Một số quyết định, chỉ thị, thông tư khác...
Một số Quyết định, chỉ thị đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP SeABank nói chung và SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG nói riêng:
- Quyết định số 427-2002/QĐ-HĐQT tháng 5/2002 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ tín dụng của SeABank.
- Quyết định số 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 về vệc ban hành Quy chế cho vay của SeABank đối với khách hàng.
- Quyết định số 1477/QĐ-TGĐ ngày 22/9/2005 về việc ban hành Quy trình kiểm tra giám sát vốn vay.
- Chính sách tín dụng của SeABank ban hành ngày 12/01/2008
- Quyết định số 863-2009/QĐ-TGĐ ngày 11/06/2009 về việc ban hành Quy trình Tái thẩm định.
- Quyết định số 782-2009/QĐ-TGĐ ngày 04/06/2009 về việc ban hành Quy định về tỷ lệ cho vay tối đa trên TSBĐ.
- Chỉ thị số 23/CT-TGĐ ngày 12/09/2009 về việc nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng.
- Quyết định số 2051/2010/QĐ-TGĐ ngày 29/10/2010 về việc ban hành “Quy chế về thứ tự ưu tiên cấp tín dụng theo mức độ rủi ro”.
- Nghị quyết số 105-2010/HDTD ngày 26/6/2010 quy định về hạn mức phán quyết tín dụng cho Ban tín dụng các chi nhánh.
- Ngoài ra còn có các Thể lệ cho vay theo từng sản phẩm tín dụng cụ thể và một số văn bản khác.
2.2.2.Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của SeABank - Chi nhánh Hà Đông
2.2.2.1.Quy trình cho vay ngắn hạn tại SeABank- Chi Nhánh Hà Đông
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG thực hiện quy trình tín dụng ngắn hạn bao gồm 8 bước, được thể hiện qua tóm tắt như sau:
1. Tiếp xúc với k/h, hướng dẫn lập hồ sơ
- Nhân viên TD tiếp thị và giới thiệu SP - Khách hàng đến NH để xin vay vốn
2. Tiếp nhận hồ sơ vay
- Nhân viên TD làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận HS vay vốn - Nhân viên TD chuyển HS tài sản bảo đảm cho Phòng TĐ tài sản và xem xét tài chính của KH
3b. Phòng TĐ tài sản thực hiện định giá TSBĐ và lập báo cáo định giá
4. Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản vay
Nhân viên TD tập hợp hồ sơ từ nguồn thông tin thu thập từ khách hàng và lập tờ trình chi tiết về khách hàng trình cấp thẩm quyền xét duyệt
5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Nhân viên tín dụng nhận bàn giao hồ sơ hoàn thiện tài sản bảo đảm từ phòng TD tài sản
-Nhân viên TD nhập kho TSBĐ sau đó lập hồ sơ tín dụng trình Giám đốc chi nhánh ký duyệt giải ngân
6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Nhân viên tín dụng thực hiện quyết định cấp tín dụng cả về giấy tờ và nhập dữ liệu trên phần mềm
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
- NVTD chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích, tình hình hoạt động, tài chính…
- NVTD theo dõi thu nợ gốc, lãi và phân tích rủi ro theo KH
8. Tất toán hợp đồng tín dụng
NV Tín dụng lập hồ sơ tất toán khoản vay khi đến thời gian đáo hạn của khoản vay.
3a. NV tín dụng thẩm định khách hàng trừ TSBĐ
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có nhiều tác dụng, cụ thể:
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.
Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
2.2.2.2.Cơ cấu dư nợ ngắn hạn
Trong giai đoạn 2009 – 2011, hoạt động tín dụng của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông mà cụ thể là hoạt động tín dụng ngắn hạn đã chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng thị trường tài chính. Để đảm bảo khả năng