SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
Cơ cở pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động tín dụng. Nó tạo môi trường hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Cơ sở pháp lý ở đây bao gồm các văn bản của Chính phủ và NHNN như:
- Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QH10 ban hành ngày 31/12/1997 cùng các sửa đổi kèm theo.
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng. Và quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng.
- Quyết định số 379/QĐ-NHNN ban hành ngày 24/02/2009 quy định về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.
- Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ , trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong họat động ngân hàng của TCTD.
- Một số quyết định, chỉ thị, thông tư khác...
Một số Quyết định, chỉ thị đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP SeABank nói chung và SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG nói riêng:
- Quyết định số 427-2002/QĐ-HĐQT tháng 5/2002 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ tín dụng của SeABank.
- Quyết định số 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 về vệc ban hành Quy chế cho vay của SeABank đối với khách hàng.
- Quyết định số 1477/QĐ-TGĐ ngày 22/9/2005 về việc ban hành Quy trình kiểm tra giám sát vốn vay.
- Chính sách tín dụng của SeABank ban hành ngày 12/01/2008
- Quyết định số 863-2009/QĐ-TGĐ ngày 11/06/2009 về việc ban hành Quy trình Tái thẩm định.
- Quyết định số 782-2009/QĐ-TGĐ ngày 04/06/2009 về việc ban hành Quy định về tỷ lệ cho vay tối đa trên TSBĐ.
- Chỉ thị số 23/CT-TGĐ ngày 12/09/2009 về việc nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng.
- Quyết định số 2051/2010/QĐ-TGĐ ngày 29/10/2010 về việc ban hành “Quy chế về thứ tự ưu tiên cấp tín dụng theo mức độ rủi ro”.
- Nghị quyết số 105-2010/HDTD ngày 26/6/2010 quy định về hạn mức phán quyết tín dụng cho Ban tín dụng các chi nhánh.
- Ngoài ra còn có các Thể lệ cho vay theo từng sản phẩm tín dụng cụ thể và một số văn bản khác.
2.2.2.Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của SeABank - Chi nhánh Hà Đông
2.2.2.1.Quy trình cho vay ngắn hạn tại SeABank- Chi Nhánh Hà Đông
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG thực hiện quy trình tín dụng ngắn hạn bao gồm 8 bước, được thể hiện qua tóm tắt như sau:
1. Tiếp xúc với k/h, hướng dẫn lập hồ sơ
- Nhân viên TD tiếp thị và giới thiệu SP - Khách hàng đến NH để xin vay vốn
2. Tiếp nhận hồ sơ vay
- Nhân viên TD làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận HS vay vốn - Nhân viên TD chuyển HS tài sản bảo đảm cho Phòng TĐ tài sản và xem xét tài chính của KH
3b. Phòng TĐ tài sản thực hiện định giá TSBĐ và lập báo cáo định giá
4. Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản vay
Nhân viên TD tập hợp hồ sơ từ nguồn thông tin thu thập từ khách hàng và lập tờ trình chi tiết về khách hàng trình cấp thẩm quyền xét duyệt
5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Nhân viên tín dụng nhận bàn giao hồ sơ hoàn thiện tài sản bảo đảm từ phòng TD tài sản
-Nhân viên TD nhập kho TSBĐ sau đó lập hồ sơ tín dụng trình Giám đốc chi nhánh ký duyệt giải ngân
6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Nhân viên tín dụng thực hiện quyết định cấp tín dụng cả về giấy tờ và nhập dữ liệu trên phần mềm
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
- NVTD chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích, tình hình hoạt động, tài chính…
- NVTD theo dõi thu nợ gốc, lãi và phân tích rủi ro theo KH
8. Tất toán hợp đồng tín dụng
NV Tín dụng lập hồ sơ tất toán khoản vay khi đến thời gian đáo hạn của khoản vay.
3a. NV tín dụng thẩm định khách hàng trừ TSBĐ
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có nhiều tác dụng, cụ thể:
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.
Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
2.2.2.2.Cơ cấu dư nợ ngắn hạn
Trong giai đoạn 2009 – 2011, hoạt động tín dụng của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông mà cụ thể là hoạt động tín dụng ngắn hạn đã chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng thị trường tài chính. Để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, thu hồi vốn nhanh và cho vay có hiệu quả, SeABank - Chi Nhánh Hà Đông đã tập trung đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, cụ thể:
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay của SeABank –Chi Nhánh Hà Đông giai đoạn 2009 - 2011
(Đơn vị: Triệu đồng)
Loại hình cho vay
Thời điểm Tăng giảm Tăng giảm
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Cho vay
ngắn hạn 346,685 429,874 609,087 83,189 179,213 Cho vay
trung hạn 298,760 338,470 357,874 39,71 19,404 Cho vay dài
hạn 134,357 145,656 182,439 11,299 36,783
Tổng 779.802 913,900 1149,400 134,098 235,400
(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của SeABank 2009-2011)
Qua bảng 2.1, phân loại dư nợ tín dụng SeABank - Chi Nhánh Hà Đông theo thời gian cho vay giai đoạn 2009 – 2011, có thể nhận thấy dư nợ tín dụng của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Tính đến thời điểm 31/12/2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông đạt 429,874 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2009 là 83,189 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1: Dư nợ ngắn hạn của SeABank - Chi nhánh Hà Đông giai đoạn 2009 – 2011 (Đơn vị: Triệu đồng) 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2009 2010 2011
(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của SeABank 2009 – 2011)
Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn này là do kinh tế Việt Nam đã dần hồi phục sau những chính sách kiềm chế lạm phát, kích cầu kinh tế của Chính phủ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/2009/NHNN ngày 03/02/2009 về việc hỗ trợ lãi suất 4%/năm thời hạn tới 31/12/2009 cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh theo danh mục các mặt hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng ở mức 25% thay vì mức 28% của năm 2007 và 2008, tương ứng với mức giảm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp là 3%. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khách hàng vay ngắn hạn đã có những chuyển biến tích cực, với mức lãi suất được hỗ trợ, khách hàng đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để triển khai các phương án kinh doanh, chi phí tài chính giảm đáng kể góp phần làm giảm giá thành sản phẩm làm ra, nhờ đó mà hàng hóa sản xuất ra đã tiêu thụ được dễ dàng
Dư nợ ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2011 đạt 609,087 triệu đồng, tăng 179,213 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này chính là tiếp tục có đà tăng trưởng từ năm 2010 tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên vào nửa cuối năm 2011 nền kinh tế một lần nữa lại có những tác động xấu đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nguồn tiền đổ vào bất động sản, chứng khoán, đầu tư quá lớn dẫn tới tình trạng nguồn vốn cho vay rất hạn hẹp, chi phí đầu vào tăng cao. Trong tình hình đó mục tiêu của SeABank Chi Nhánh Hà Đông là hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung nguồn vốn cho hoạt động tín dụng ngắn hạn mà khách hàng mục tiêu là các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn để nguồn vốn quay vòng nhanh, đảm bảo khả năng thanh khoản. Chính điều này đã mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động của SeABank - Chi nhánh Hà Đông trong nửa cuối năm 2011.
Khách hàng trong giai đoạn này chủ yếu là cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ưu thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đó chính là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động nhay nhạy, cơ động với sự biến động của thị trường và có hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, giá trị khoản vay trung bình, đồng thời có đầy đủ tài sản đảm bảo. Vì vậy, trong suốt thời gian qua SeABank - Chi Nhánh Hà Đông đã và đang không ngừng đẩy mạnh việc cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng khách hàng này, dưới đây là diễn biến dư nợ tín dụng ngắn hạn của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông phân loại theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: triệu đồng)
Thành phần kinh tế
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền vay Tỷ trọng Số tiền vay Tỷ trọng Số tiền vay Tỷ trọng Cá thể 145,657 42.014% 197,566 45,96% 341,645 56,09% Hộ kinh doanh 56,736 16.36% 65,879 15,33% 78,356 12,86% Hợp tác xã 13,145 3.79% 9,845 2,29% 10,347 1,70% Doanh nghiệp Nhà nước 30,759 8.87% 40,650 9,46% 50,605 8,31% Doanh nghiệp tư nhân 70,637 20.37% 75,347 17,53% 110,650 18,17% Khác 9,751 8.58% 40,587 9,44% 17,484 2,87% Cộng tổng 346,685 100,0% 429,874 100,0% 609,087 100,0%
(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của SeABank 2009 – 2011)
Qua bảng 2.2, phân loại tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế có thể nhận thấy dư nợ tín dụng của SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG trong giai đoạn 2009 -2011 chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của ba đối tượng khách hàng này luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, với các sản phẩm cho vay đặc trưng như: Cho vay bổ
sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh theo món hoặc theo hạn mức tín dụng, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là cho vay tiêu dùng... Dư nợ tín dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là Cá thể năm 2009 là hơn 145 triệu đồng chiếm 42.014% dư nợ tín dụng ngắn hạn và có xu thế tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 197,566 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,96% tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2011 dư nợ tín dụng ngắn hạn của khách hàng Cá nhân đạt hơn 341 triệu đồng chiểm tỷ trọng 56,09% trên tổng dư nợ ngắn hạn.
2.2.2.3.Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay ngắn hạn
Đi đôi với những thời điểm nền kinh tế ổn định là những thời điểm nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải những thách thức không nhỏ. Với việc dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ và tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011 dưới tác động xấu từ nền kinh tế đã góp phần gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ quá hạn ngắn hạn tại SeABank - Chi Nhánh Hà Đông , dưới đây là bảng phân loại dư nợ tín dụng ngắn hạn của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông :
Bảng 2.3: Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu của SeABank –Chi Nhánh Hà Đông giai đoạn 2009 – 2011
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị nợ quá hạn và nợ xấu 15,32 16,098 20,344
Tỷ lệ 1,71% 1,75% 1,77%
(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của SeABank 2009 – 2011)
Qua bảng phân loại nợ ngắn hạn của SeABank - Chi Nhánh Hà Đông giai đoạn 2009 – 2011 có thể nhận thấy nợ quá hạn của SeABank Chi Nhánh Hà Đông tăng dần qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp so
với tổng dư nợ. Sang đến thời điểm 2010 khi bắt đầu có sự tăng trưởng thì đi đôi với nó là các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mức 1,75% tương đương 16,098 tỷ đồng. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,77% tổng dư nợ với giá trị hơn 20,344 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn và nợ xấu tại SeABank Chi Nhánh Hà Đông giai đoạn 2009 -2011
(Đơn vị: Triệu đồng) 0 5 10 15 20 25 2009 2010 2011
(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của SeABank 2009 – 2011)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu gia tăng đặc biệt là trong năm 2010,2011 nhưng chủ yếu là do SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG trong giai đoạn này đã tập trung cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá cả biến động như: phôi thép, phế liệu thép phục vụ luyện thép, thép tấm phục vụ đóng tàu và ngành giấy,và đặc biệt là bất động sản…Với mức độ biến động về giá nhanh trong những khoảng thời gian ngắn, do không có phương pháp dự báo về giá nên nhiều doanh nghiệp đã lâm vào cảnh mua trần, bán sàn, dẫn tới không thể thanh toán lãi kịp thời.
Trong giai đoạn này ngoài việc giá cả các mặt hàng sắt thép, giấy, và giá bất động sản…biến động không ngừng, đó là cuộc chạy đua giữa các ngân hàng về việc tăng trưởng dư nợ nóng, cho vay cầm cố bằng hàng hóa, tỷ lệ cho vay lên đến 60% giá trị hàng hóa, cho vay thế chấp bằng bất động sản với giá trị món vay bằng 70% tài sản thế chấp, đồng thời tài sản bảo đảm để chung kho với các ngân hàng khác hoặc kho của khách hàng. Vì vậy, việc mất mát hàng hóa hay việc khách hàng cố tình bán hàng,bất động sản thế chấp mà chưa trả tiền cho ngân hàng có nguy cơ tăng lên. Đây cũng là một trong những lý do làm cho việc cho vay cầm cố bằng hàng hóa,bất động sản để lại hậu quả to lớn cho các ngân hàng nói chung và SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG nói riêng.
Thêm vào đó việc lựa chọn khách hàng, với trình độ còn hạn chế của đội ngũ cán bộ non trẻ của SeABank - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG cũng là nguyên nhân cần phải kể đến của tình trạng nợ quá hạn.
2.3.Đánh giá thực trạng chất lƣợng cho vay ngắn hạn của SeABank - Chi nhánh Hà Đông
2.3.1.Những kết quả đạt được
Một là,thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn và lợi nhuận
Trong những năm qua, SeABank - Chi Nhánh Hà Đông luôn đặt ra nhiệm vụ là phát triển mảng cho vay theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt từ Hội sở đến các chi nhánh và các phòng giao dịch. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ trong từng món vay của các đơn vị.
Việc xây dựng kế hoạch chi tiết, chỉ tiêu tín dụng, hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế mỗi đơn vị và kiểm tra tình hình có định hướng và mục
tiêu phát triển trong hoạt động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng và thu