Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH texchem materials việt nam (Trang 83 - 144)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.6Các giải pháp hỗ trợ khác

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, công ty phải đối phó với những thay đổi liên tục từ các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, đối thủ cạnh

tranh, hành vi người tiêu dùng. Do đó, việc xây dựng một hệ thống thông tin Marketing chuyên nghiệp nói chung và hệ thống thông tin tình báo Marketing nói riêng ở công ty là vô cùng cần thiết để làm cơ sở hỗ trợ đề ra biện pháp Marketing.

Hình 3.1 Hệ thống thông tin Marketing (MIS)

(Nguồn: Philip Kotler, 2007)

Nhân viên quản trị Marketing sẽ lấy thông tin tình báo Marketing chủ yếu từ kênh phân phối, khách hàng, nhà cung ứng, đọc hay xem trên các kênh truyền thông đại chúng (báo chí, ti vi, internet, radio) hoặc thông qua báo cáo từ các nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, việc thiết lập một hệ thống thông tin tình báo Marketing bài bản đòi hỏi yêu cầu về nhân sự, vốn, thời gian, thiết bị. Công ty có thể sử dụng công cụ hỗ trợ vì không đủ nhân lực và vốn.

Cụ thể công ty có thể sử dụng dịch vụ Monitoring & Clipping (trích lục) từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nhà cung cấp dịch vụ Marketing. Công cụ này có thể tìm kiếm thông tin trên các kênh thông tin đại chúng về bản thân công ty bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm kỹ thuật số và công nghệ quét hiện đại. Từ đó công ty luôn theo sát động thái của đối thủ cạnh tranh.

Ghi chép nội bộ

- Đơn đặt hàng - Tình hình tiêu thụ

Giá cả Mức dự trữ Khoản phải thu, chi

Tình báo Marketing

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Xác định nhu cầu thông tin Phân tích hỗ trợ Marketing Phương pháp thống kê Mô hình quyết định Nghiên cứu Marketing Mức độ phân tích sản phẩm Hiệu quả quảng

cáo

Phân phối thông tin

Ngoài thông tin về đối thủ cạnh tranh, công ty còn nắm bắt một cách toàn diện các chính sách, quy định, định hướng, phát ngôn của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan tới ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh của công ty giúp công ty có thời gian chuẩn bị chiến lược.

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Một số kiến nghị với Chính phủ

Đào tạo nguồn nhân lực:

Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất sơn và hóa chất ngành sơn. Hiện nay, ở trường Đại học Bách Khoa và Đại học Khoa Học Tự Nhiên và một số trường đại học khác có đào tạo chuyên ngành hóa Polymer và hóa hữu cơ nhưng chỉ ở mức độ cơ bản và tổng hợp. Các sinh viên khi ra trường đều phải được các công ty đào tạo thêm để có được các kiến thức của ngành. Điều này gây lãng phí về thời gian và chi phí cho xã hội. Sinh viên phải mất 4-5 năm cho bậc đại học nhưng lượng kiến thức thu được thì chưa đủ để làm việc. Do đó muốn đẩy mạnh phát triển ngành sản xuât sơn, Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực. Bộ giáo dục và Đào tạo cần cải cách chương trình học để sinh viên có thể được học chuyên sâu hơn những môn chuyên ngành và các môn học cần thiết đối với ngành sơn. Cụ thể cần thực hiện các chương trình sau:

- Tổ chức các buổi tham quan nhà máy sản xuất sơn cho sinh viên ngành hóa chất để sinh viên hiểu được quy trình sản xuất thực tế sản phẩm sơn

- Tổ chức buổi nói chuyện chuyên môn của các cán bộ tại nhà máy sản xuất sơn để sinh viên hiểu được những vấn đề hay gặp phải trong quá trình sản xuất sơn và cách khắc phục

- Đưa các thí nghiệm về việc pha chế, sản xuất sơn vào chương trình học tập của sinh viên

Ngoài ra, phương pháp giáo dục cũng nên cải cách theo hướng để sinh viên tự nghiên cứu và thảo luận. Từ đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực này và cho cả nước.

Hoàn thiện hệ thống giao thông:

Trong xu thế quốc tế hóa đời sống sản xuất hàng ngày càng sâu và rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có mạng lưới giao thông, đóng một vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, giao lưu du lịch văn hóa… tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay chưa phát triển gây nhiều cản trở cho việc phân phối, vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Theo khảo sát của JBIC (Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) năm 2011, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước mà doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng có tiềm năng để đầu tư. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất khiến họ ngại đầu tư vào Việt Nam là hạ tầng kém phát triển.

Các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã dần được đầu tư đúng mức với quy mô xây dựng và hệ thống giao thông nội bộ rất tốt. Tuy nhiên các tuyến đường liên kết giữa các khu công nghiệp và giữa khu công nghiệp với cảng Cát Lái còn nhiều hạn chế. Cụ thể tuyến đường DT 734 nối liền các khu công nghiệp Sóng Thần, VSIP 1, Đồng An 1, VSIP 2, Đồng An 2 vẫn rất thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, làm giảm hiệu quả trong việc phân phối nguyên liệu, sản phẩm đến khách hàng, phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của nhiều công ty trong đó có các công ty sản xuất sơn ở các khu công nghiệp này. Tuyến đường Mai Chí Thọ vào cảng Cát Lái rất thường xuyên kẹt xe, ùn ứ gây lãng phí rất lớn về thời gian và nhiên liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân phối hàng hóa, nguyên liệu với nước ngoài.

Tác giả kiến nghị Các cơ quan liên quan tại Tp. Hồ Chí Minh cần có kế hoạch mở rộng, điều phối giao thông tại hai tuyến đường này.

Cải thiện các thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu:

Thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện thí điểm từ năm 2005. Tuy nhiên, đến nay, thủ tục khai hải quan điện tử vẫn còn chậm, nhiều vướng mắc và có nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng, đã trở thành kẽ hở để cán bộ Hải quan gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một phần do đường truyền, mạng hệ thống chưa tốt, một

phần do các thủ tục hải quan còn rườm rà, phụ thuộc vào văn bản của nhiều bộ, ngành khác nhau quy định nên phát sinh nhiều khó khăn khi khai hải quan điện tử.

Cũng liên quan đến thủ tục hải quan, một số doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất phản ánh vấn đề bất cập hiện nay là cùng một mặt hàng nhưng mỗi cảng một mã, cảng này cho thông quan nhưng cảng khác giữ lại khiến hàng hóa ùn tắc gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Song song đó là việc biểu thuế nhập khẩu còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cùng một mặt hàng nhưng nhập cảng ở TP. Hồ Chí Minh sẽ được tính mức thuế này, còn khi nhập cảng Hải Phòng thì được tính ở mức thuế khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thủ tục hải quan và biểu thuế nhập khẩu còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ cần phải đẩy mạnh công tác rà soát lại các thủ tục hải quan hiện hành, cắt giảm các thủ tục còn chồng chéo nhau, xây dựng một biểu thuế nhập khẩu thống nhất và hợp lý. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí về thời gian, con người và tiền bạc, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị với ngành hàng

Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam hiện nay là tổ chức phi chính phủ đại diện cho ngành Sơn và Mực in trước chính quyền và xã hội. Vì thế hiệp hội cần có những bước tiến hơn nữa trong việc định hướng phát triển ngành sơn Việt Nam bằng các hoạt động cụ thể như:

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về công nghệ mới, có thể ứng dụng tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường quốc tế cho sản phẩm sơn tại Việt Nam bằng cách tổ chức các buổi triễn lãm giới thiệu sản phẩm sơn Việt Nam tại các nước lân lận như Lào, Campuchia, Myanmar.

- Đề xuất với các cơ quan chức năng của nhà nước, về việc gỡ bỏ các giới hạn về sản phẩm đối với các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất có vốn đầu tư nước ngoài nhằm làm phong phú sản phẩm hóa chất, mang lại nhiều công nghệ mới cho ngành sản xuất sơn trong nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả đã đề ra các giải pháp để khắc phục những mặt còn hạn chế đã nêu ra ở chương 2. Ứng với mỗi hạn chế tác giả đã đề xuất một nhóm giải pháp cho công ty. Các giải pháp này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan của những hạn chế. Trong quá trình đưa ra giải pháp, tác giả đã dựa theo quan điểm xem thị trường hóa chất ngành sơn Việt Nam là một thị trường tiềm năng, ban lãnh đạo Texchem VN cam kết phát triển lâu dài trên thị trường này.

KẾT LUẬN

Hội nhập và phát triển là xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu. Quá trình hội nhập sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời nó cũng mang đến nhiều thách thức mà nếu không vượt qua được thì doanh nghiệp sẽ mất chỗ đứng trên thị trường. Nhận thức được điều này, đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại Công ty TNHH Texchem Materials Việt Nam” là một nổ lực nhằm tìm ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện các hoạt động Marketing Mix và từ đó giúp công ty phát triển trên thị trường.

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý thuyết cơ bản về Marketing dịch vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing dịch vụ. Tác giả cũng giới thiệu chi tiết về tổng quan ngành sơn, lịch sử hình thành và phát triển của Texchem VN, phân tích các kết quả hoạt động kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing dịch vụ, thực trạng hoạt động Marketing Mix của công ty thông qua 7P. Các kết quả phân tích cho thấy công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động Marketing Mix. Từ những hạn chế này, tác giả đã đề ra một số giải pháp khắc phục cho Texchem VN, đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội Sơn và Mực in nhằm thực hiện một cách hiệu quả các giải pháp này.

Luận văn đã thể hiện những nổ lực của tác giả, nhưng với sự hạn chế nhất định về thời gian và kiến thức, đề tài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Trên tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô, các chuyên gia và các bạn nhằm hoàn thiện đề tài và áp dụng vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TIẾNG VIỆT

[1] Bùi Minh Thiện, 2013. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại

công ty TNHH thương mại dịch vụ tiếp thị bao bì hóa chất MCS. Luận

văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Công ty TNHH Texchem Materials Việt Nam, 2013. Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh năm 2013.

[3] Công ty TNHH Texchem Materials Việt Nam, 2014. Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh năm 2014.

[4] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002. Nghiên cứu thị trường.

Nhà xuất bản Lao Động.

[5] Nguyễn Đình Tuấn, 2013. Giải pháp Marketing cho nhãn hàng Lacvert

Essance của công ty TNHH Mỹ phẩm LG Vina. Luận văn thạc sĩ.

Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Thị Kim Phượng, 2013. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

TNHH Connel Bros Việt Nam trên thị trường hóa chất cho ngành sơn.

Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Nguyễn Thị Liên Diệp, Hồ Đức Hùng, Phạm Văn Nam, 1994. Quản trị

Marketing. Nhà xuất bản Thống Kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8] Philip Kotler, 2000. Những nguyên lý tiếp thị. Nhà xuất bản Thống Kê. [9] Philip Kotler, 2007. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch:

Phương Lan. Hà Nội: NXB Lao động - Xã Hội.

[10] Trần Trung Hải, 2013. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại công

ty TNHH Hải Phi đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học

2. TIẾNG ANH

[11] Booms B. H. & Bitner B. J., 1981. Marketing strategies and organisation

structures for service firms. In Donnelly, J. & George W. R. (Eds.),

Marketing of services. American Marketing Association, 47-51. [12] Dr. Ayed Al Muala, 2012. Aseessing the Relationship between Marketing

Mix and Loyalty through Tourists Satisfaction in Jordan Curative

Tourism.

[13] Drd. Mihaela Moisa, 2009. Achieving performances through a specific

marketing mix in B2B arena. Research Paper. Alexandru Ioan Cuza

University.

[14] E. Constantin, 2006. Journal of Marketing Management 2006. Book. Alexandru Ioan Cuza University.

[15] Ekrem Cengiz - Hilmi Erdogan Yayla, 2007.The effect of marketing mix on positive word of mouth communication: evidence from accounting

offices in Turkey. Research Paper. Turkey.

[16] MaGrath A. J., 1986. When Marketing Services, 4Ps Are Not Enough.

Business Horizons, 29(3), 45-50.

[17] Mamoun N. Akroush, 2011. Jordan Journal of Business Administration, Volume 7, No. 1.

[18] McCarthy, E. J. 1964. Basic Marketing, IL: Richard D. Irwin.

[19] Michael E.Porter, 1985. Competitive Strategy: Techniques for Analyzing

Industries and Competitors. United States: Harvard Business School

Publishing.

[20] Swapan Kumar Saha, 2013. B2B Marketing Mix Impact On Asia Pacific

Region. Research Paper. IUBAT-International university of Business

Agriculture and Technology. Bangladesh. [21] Texchem Group, 2013, Annual Report 2013.

3. WEBSITE

[23] Hiệp hội Sơn va Mực in Việt nam VPIA: www.vpia.org.vn [24] Tổng cục hải quan Việt Nam www.customs.gov.vn

[25] Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn [26] Texchem Group: www.texchemgroup.com [27] Texchem Industrial Division: www.texmat.com

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Xin chào, tôi là học viên cao học của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi đang nghiên cứu về đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH Texchem Materials Việt Nam”. Tôi thiết kế bảng câu hỏi này và mong nhận được những ý kiến khách quan từ Quý chuyên gia. Rất mong Quý chuyên gia dành chút ít thời gian để trả lời bảng câu hỏi. Xin chân thành cám ơn.

Tên người trả lời khảo sát: ... Chức vụ: ... Công ty làm việc: ... Điện thoại: ... Địa chỉ công ty: ... 1. Theo Quý Ông/ Bà, các nhà sản xuất sơn sẽ quan tâm đến yếu tố nào về sản phẩm của một nhà cung ứng hóa chất?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

2. Theo Quý Ông/ Bà, khi xem xét giá từ một nhà cung ứng hóa chất, các công ty sản xuất sơn sẽ quan tâm đến những yếu tố nào khi quyết định mua sử dụng?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 3. Theo Quý Ông/ Bà, các nhà sản xuất sơn sẽ quan tâm đến yếu tố chiêu thị nào của một nhà cung ứng hóa chất?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

4. Theo Quý Ông/ Bà, các nhà sản xuất sơn sẽ quan tâm đến yếu tố phân phối nào của một nhà cung ứng hóa chất?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 5. Theo Quý Ông/ Bà, các công ty sản xuất sơn sẽ quan tâm đến những yếu tố nào về con người của một nhà cung ứng hóa chất?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

6. Theo Quý Ông/ Bà, các công ty sản xuất sơn sẽ quan tâm đến những yếu tố nào về quy trình của một nhà cung ứng hóa chất?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 7. Theo Quý Ông/ Bà, các công ty sản xuất sơn sẽ quan tâm đến những yếu tố nào về phương tiện hữu hình của một nhà cung ứng hóa chất?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và những thông tin quý báu của Ông/ Bà.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH texchem materials việt nam (Trang 83 - 144)