Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH texchem materials việt nam (Trang 77 - 79)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.3Cơ sở đề xuất giải pháp

Dựa vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và bên trong tác giả đã thấy được những cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động Marketing Mix của Texchem VN. Dựa vào thực trạng hoạt động Marketing Mix của Texchem VN thông qua khảo sát 66 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ, tác giả đã tìm ra những điểm mạnh, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế từ đó thúc đẩy sự phát triển của công ty trên thị trường hóa chất ngành sơn.

Ma trận kết hợp SWOT

Cơ hội (O)

1. Thị trường sơn trang trí

có tiềm năng phát triển lớn.

2. Nhu cầu về loại sơn

bảo vệ cao do Việt Nam có bờ biển dài.

3. Có nhiều nhà máy sơn

gỗ sản xuất sơn phục vụ xuất khẩu.

4. Sơn bột tĩnh điện ngày

càng phát triển và được ưa chuộng.

Thách thức (T)

1. Cạnh tranh khốc liệt

từ các nhà phân phối đa quốc gia.

2. Chính phủ Việt Nam

hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng hóa chất đối với doanh nghiệp nước ngoài.

3. Sự xuất hiện của

nhiều doanh nghiệp kinh doanh hóa chất mới thành lập.

Điểm mạnh (S)

1. Chất lượng sản phẩm tốt.

2. Sản phẩm có công nghệ cao.

3. Linh động trong giao hàng.

4. Hoạt động giới thiệu sản

phẩm mới chuyên nghiệp.

5. Đội ngũ kinh doanh am hiểu

sản phẩm.

6. Đội ngũ kinh doanh xây

dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

7. Quy trình đặt hàng, thanh

toán nhanh chóng.

Kết hợp SO S4,S5,S6 + O1,O2,O3,O4 => Chiến lược phát triển sản phẩm mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết hợp ST S1,S2,S4,S5,S6 + T1,T3 => Chiến lược dùng chất lượng sản phẩm tốt, và sự chuyên nghiệp của đội ngũ bán hàng để cạnh tranh với đối thủ.

Điểm yếu (W)

1. Sản phẩm ít chủng loại.

2. Hay bị đứt hàng, thiếu hàng.

3. Chưa tham dự hội chợ, triển

lãm.

4. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

chưa chuyên nghiệp.

5. Trang web chưa đủ thông

tin.

Kết hợp WO W1,W2+O1,O2,O3,O4 => Chiến lược sử dụng nhu cầu của thị trường để phát triển danh mục sản phẩm và tồn kho.

W5+O1,O2,O3,O4

=> Chiến lược sử dụng nhu cầu của thị trường để phát triển nội dung trang web.

Kết hợp WT W4+T1,T3

=> Chiến lược đầu tư phòng thí nghiệm để cạnh với đối thủ.

Chiến lược SO, Sử dụng điểm mạnh của công ty là hoạt động giới thiệu sản phẩm mới được tổ chức bài bản kết hợp với sự chuyên nghiệp của đội ngũ bán hàng để phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của các ngành sơn.

Chiến lược ST, Sử dụng các thế mạnh của công ty là sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm có công nghệ cao, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp để cạnh tranh với các đối thủ là công ty phân phối hóa chất đa quốc gia và các doanh nghiệp trong nước.

Chiến lược WO, Sử dụng nhu cầu thị trường của tất cả các lĩnh vực sơn trang trí, sơn bảo vệ, sơn gỗ, sơn bột tĩnh điện để tìm kiếm sản phẩm mới, nhà cung ứng mới từ đó phát triển danh mục sản phẩm của công ty, và sau đó sử dụng danh mục này để mở rộng lại thị trường. Những thông tin về nhu cầu của thị trường còn có thể được tổng hợp nhằm mục đích xây dựng nội dung trang web của công ty, và qua đó tương tác tốt hơn với khách hàng.

Chiến lược WT, Công ty cần nhanh chóng đầu tư phát triển phòng thí nghiệm tại Việt Nam để qua đó tăng khả năng hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng, nhằm cạnh tranh với các đối thủ.

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÓA CHẤT NGÀNH SƠN TẠI CÔNG TY TNHH TEXCHEM MATERIALS VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH texchem materials việt nam (Trang 77 - 79)