bảo quản bột thịt đầu tôm.
Mục đích: Tiến hành nghiên cứu để chọn ra độ ẩm thích hợp nhất để thực hiện thí nghiệm 2.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố, với 3 lần lặp lại.
Nhân tố A: Độ ẩm thịt đầu tôm sau khi sấy (%)
A1: 4 A2 : 6 A3 : 8 A4 : 10 A5: 12 Tổng số nghiệm thức: 5
Tổng số mẫu thí nghiệm: 5 × 3 lần lặp lại = 15 mẫu
Tổng khối lƣợng mẫu thí nghiệm: 15 mẫu × 300 g/mẫu = 4500 (g)
Tiến hành thí nghiệm: Thịt đầu tôm sau khi rã đông đƣợc đem đi xay nhuyễn bằng máy xay và xác định độ ẩm ban đầu.Cân mỗi mẫu khoảng 200 g thịt đầu sau đó trải đều nguyên liệu trên khay sấy và tiến hành sấy mẫu ở nhiệt độ cố định 60ºC.
Theo dõi sự thay đổi khối lƣợng nguyên liệu theo thời gian. Sấy đến khi độ ẩm cuối đạt 4%, 6%, 8%, 10% và 12%. Xác định thời điểm dừng thí nghiệm bằng cách xác định khối lƣợng theo vật khô (xem gần đúng khối lƣợng nguyên liệu mất đi là khối lƣợng ẩm mất đi). Cuối cùng đem đi nghiền bằng máy xay sinh tố ở cùng tốc độ và thời gian xay. Mẫu sau khi nghiền đƣợc rây ở chế độ giống nhau, kích thƣớc lỗ lƣới rây cố định 0,15 × 0,15 mm2, xác định khối lƣợng trƣớc khi rây và khối lƣợng sản phẩm qua rây, tính tỉ lệ phần trăm bột có kích thƣớc nhỏ hơn kích thƣớc lỗ rây.
Chỉ tiêu theo dõi: aw, tỷ lệ bột qua rây, sự thay đổi khối lƣợng theo thời gian sấy.
Kết quả thu nhận: Độ ẩm sản phẩm thích hợp cho quá trình xay và bảo quản bột thịt đầu tôm.