MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu xác định điều kiện sấy thích hợp cho quá trình sấy bột thịt đầu tôm (Trang 31 - 33)

Nhiều nƣớc đã tận dụng nguồn đầu tôm chủ yếu cho chế biến thức ăn gia súc. Phan Thị Bích Châm và Phạm Thu Cúc (2004) đã xác nhận thành công của việc xử lý vỏ đầu tôm với rỉ đƣờng và enzyme dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trịnh Ngọc Vinh (2006) đã tiến hành ủ chua vỏ đầu tôm có thêm vi khuẩn Lactobacillus spp

độ muối, nồng độ Lactobacillus spp thích hợp trong việc bảo quản vỏ đầu tôm bằng phƣơng pháp lên men ủ chua. Qua đó, góp phần tạo ra sản phẩm thức ăn gia súc có chất lƣợng cao hơn, tính phổ biến rộng rãi, giá trị kinh tế cao và giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trƣờng. Phạm Thị Đan Phƣợng và các cộng sự (2008) đã nghiên cứu bột đạm giàu carotenprotein thu hồi từ quá trình sản xuất chitin bằng đầu tôm và bƣớc đầu thử nghiệm phối trộn thức ăn cá.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất là sử dụng đầu tôm trong chế biến chitin, chitosan. Ngô Thị Hoài Dƣơng và cộng sự (2008) đã nghiên cứu đƣa ra giải pháp tiền xử lý bằng acid formic trong quy trình sản xuất chitosan từ đầu tôm nhằm giảm thiểu lƣợng hóa chất và chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Nguyễn Văn Thiết và Đỗ Ngọc Tú (2008) đã nghiên cứu tách, chiết chitin từ đầu – vỏ tôm bằng các phƣơng pháp sinh học (sử dụng Bromelin trong dịch ép vỏ dứa).

Nguyễn Văn Mƣời và ctv (2013) đã nghiên cứu bổ sung thịt đầu tôm trong chế biến xúc xích từ tôm thịt vụn, nhằm tận dụng thịt đầu tôm để chế biến xúc xích từ tôm thứ phẩm có cấu trúc tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thời gian bảo quản dài.

Năm 2003, Min-Soo Heu và cộng sự đã nghiên cứu các thành phần và chất lƣợng dinh dƣỡng của phế phẩm tôm nhƣ đầu, vỏ và đuôi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hàm lƣợng protein thô trong khoảng 9,3-11,6 %, hàm lƣợng chất béo tổng số là khoảng 0,7 % có các kim loại nặng Hg, Pb và Cd với một lƣợng nhỏ. Acid aspartic, acid glutamic, phenylalanine, lysine và arginine là các axit amin chiếm ƣu thế trong phần protein. Hàm lƣợng canxi cao hơn so với phốt pho, natri và magiê.

Năm 2005, Rungtip Tapaneyasin và cộng sự đã nghiên cứu sấy tôm sử dụng phƣơng pháp sấy phun, sử dụng một lƣợng không đổi không khí ở nhiệt độ 100oC sẽ có tôm khô chất lƣợng tốt nhất với tỷ lệ hao hụt thấp và có màu đỏ đẹp hơn khi sử dụng các điều kiện khác.

.Septinova và cộng sự (2010) đã nghiên cứu bổ sung phế phẩm tôm trong thức ăn cho gà với liều lƣợng khác nhau. Kết quả cho thấy phế phẩm đầu tôm có tiềm năng để sử dụng nhƣ là nguồn protein trong chế độ ăn uống.

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xác định điều kiện sấy thích hợp cho quá trình sấy bột thịt đầu tôm (Trang 31 - 33)