Hình thành và phát huy ở học sinh những phẩm chất cần thiết phục vụ cho việc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ grim (Trang 38 - 42)

B PHẦN NỘI DUNG

2.3.1.Hình thành và phát huy ở học sinh những phẩm chất cần thiết phục vụ cho việc

cho việc phát triển kỹ năng nghe, kể.

2.3.1.1. Tính tự giác, tích cực.

Con người sinh ra không ai giống ai, không phải ai cũng ham học hỏi, ham hiểu biết, tìm tòi và sáng tạo cái mới. Nhưng nhờ quá trình rèn luyện mà con người có thể hình thành và phát huy được những phẩm chất đó. Nói đến tính tự giác, tích cực của học sinh là nói đến ý thức học tập của các em. Thể hiện ở thói quen, hứng thú tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghe và nhận xét ý kiến của bạn, đưa ra ý kiến của mình. Đối với học sinh ở huyện vùng cao Minh Hóa việc rèn cho các em tính tích cực tự giác càng quan trọng hơn khi các em vẫn chưa thật sự làm quen với tính kỷ luật, tính tự giác ở lớp học cũng như trong cuộc sống hằng ngày, các em còn phụ thuộc nhiều vào các thầy cô giáo và bố mẹ. Đây chính là điều mà người giáo viên tiểu học có thể tác động, rèn luyện cho học sinh.

Trong giờ kể chuyện, tính tự giác, tích cực của học sinh thể hiện ở việc chăm chú nghe cô giáo, các bạn kể chuyện để nắm vững nội dung câu chuyện và đưa ra những nhận xét của mình, đồng thời tích cực tham gia kể chuyện, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Giờ kể chuyện, giáo viên chỉ đưa ra những gợi ý, định hướng ban đầu để các em hiểu, ghi nhớ nội dung câu chuyện, còn hầu hết thời gian giành cho hoạt động của học sinh. Chính vì vậy, trong giờ Kể chuyện phải có ít nhất 70 - 80% số học sinh trong một lớp được tham gia phát biểu ý kiến và kể chuyện. Không phải chỉ có những em nắm được toàn bộ câu chuyện, kể chuyện hay mới được phát biểu, được kể, mà ở đây từng bước rèn luyện cho các em kỹ năng kể, kỹ năng diễn đạt trước đám đông, ai cũng có quyền tham gia phát biểu và được phát biểu tạo không khí tích cực và sôi nổi trong giờ học. Chính vì vậy, để học sinh có thể tự giác, tích cực trong giờ học, trước tiên giáo viên phải có khả năng bao quát toàn lớp, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được tham gia vào giờ học.

Thực tế trong giờ Kể chuyện (cũng như trong các giờ học khác) có những em hoàn toàn không chú ý vào bài học, tách biệt hoàn toàn với không khí học tập chung của cả lớp. Những em này thường có biểu hiện như lơ đãng nhìn ra ngoài, nói chuyện, làm việc riêng hoặc có những em bề ngoài có vẻ chăm chú nghe giảng nhưng trong đầu lại nghĩ đến việc khác. Lại có những em rất chú ý vào bài học, luôn chuẩn bị sẵn trong đầu câu trả lời nhưng không bao giờ giơ tay phát biểu. Đây là biểu hiện của sự không tự giác, không tích cực ở học sinh, và chỉ có giáo viên mới có thể giúp đỡ, sửa chữa cho các em.

Trong giờ Kể chuyện, giáo viên không phải chỉ chú ý gọi những em giơ tay phát biểu mà cần bao quát toàn lớp, không để học sinh có cảm giác bị "bỏ quên". Những em có biểu hiện không tự giác học tập (như đã nêu trên) giáo viên càng cần thường xuyên yêu cầu những em này phát biểu ý kiến, tham gia kể lại chuyện để các em ý thức được trách nhiệm của mình trong giờ học, luôn để các em phải làm việc. Với những em biết nhưng không tích cực, không giơ tay phát biểu, giáo viên cần động viên, khích lệ, tạo ra cho các em nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. Qua đó để bạn bè thấy được kết quả lao động của mình, đồng thời mong muốn nghe các bạn kể để học tập cách diễn đạt, giọng điệu của bạn.

Ví dụ, trong bài tập kể chuyện theo tranh, tính tích cực, tự giác, thể hiện ở việc các em chú ý tìm những chi tiết chính được gợi ý trong bức tranh, nhớ lại câu chuyện để trả lời được những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Những em này sau đó sẽ kể lại được câu chuyện một cách rõ ràng, chính xác.

Phối hợp kiểm tra, đánh giá với tự kiểm tra, đánh giá là một biện pháp hiệu quả để tích cực hoá hoạt động của học sinh. Ví dụ, với từng câu chuyện cụ thể, trước khi học sinh tập kể từng đoạn truyện, cả câu chuyện, giáo viên giới thiệu những chỉ số đánh giá về nội dung, giọng điệu, phong cách rồi tập cho học sinh tự nhận xét, đánh giá cách kể của mình, của bạn, sau đó giáo viên mới nhận xét chung. Chẳng hạn ở lớp 1, khi dạy truyện Sóc và Sói (Tiếng Việt lớp 1 tập 2) giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết kể phâ biệt giọng của nhân vật Sóc và giọng của nhân vật Sói, phải thể hiện được tính cách của từng nhân vật, qua đó làm rõ nội dung câu chuyện Sóc và Sói, yêu cầu khi kể phải kể đầy đủ nội dung câu chuyện. Sau đó giáo viên cho học sinh tập kể và đúng dạy kể, nhận cét bạn kể trước lớp, sau khi học sinh kể xong giáo viên nhậ xét lại va cho điểm học sinh.

Như vậy trong giờ Kể chuyện, giáo viên biết tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực thì đồng thời mỗi học sinh sẽ tự giác hơn, tích cực hơn trong việc tham gia vào bài. Giáo viên phải biết hướng học sinh vào môi trường giao tiếp để phát huy hơn nữa tính tự giác, tích cực trong mỗi cá nhân học sinh. Tạo ra sự tin cậy giữa thầy và trò thì kết quả của quá trình rèn luyện càng đạt hiệu quả cao.

2.3.1.2. Tính độc lập, sáng tạo.

Để phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh trong giờ Kể chuyện, trước tiên giáo viên cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo. Kể sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau, gắn với những kiểu bài tập khác nhau nhưng bản chất của kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác với nguyên văn mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình, thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó. Khi kể tự nhiên bằng giọng điệu của mình, cảm xúc của chính mình, học sinh có thể thêm vào câu chuyện một số câu chữ của mình, nhưng cũng có thể chỉ diễn lại nguyên văn câu chuyện đã thuộc lòng. Giáo viên cần tránh cách hiểu máy móc dẫn đến sai lầm là khuyến khích học sinh thay những từ (chốt) đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác. Chúng ta cũng không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản giáo viên mới nhận xét như thế là chưa tốt.

Thực tế trong dạy học ở tiểu học, nhất là ở lớp 2 và 3 khi văn bản kể chuyện chính là bài tập đọc trước đó, thì trong giờ Tập đọc nhiều học sinh cố gắng ngồi học thuộc lòng câu chuyện sẽ kể. Đến giờ Kể chuyện khi thấy học sinh đã "thuộc lòng" câu chuyện, giáo viên không thực hiện hoặc thực hiện sơ sài bước hướng dẫn tìm hiểu tranh và gợi ý để học sinh nắm được các tình tiết, chi tiết chính của câu chuyện, tập kể từng đoạn truyện mà cho học sinh kể luôn câu chuyện. Đây là một việc làm đáng phê phán, vô tình tạo tính ỷ lại, thụ động ở học sinh. Mặt khác, đặc điểm của học sinh tiểu học là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, vì thế học thuộc lòng các em sẽ quên rất nhanh, nhất là đối với những câu chuyện dài. Chỉ có trên cở sở nắm được các tình tiết, chi tiết chính của câu chuyện các em mới nhớ lâu được .

Những học sinh học thuộc lòng câu chuyện rồi kể lại ( biết sử dụng giọng điệu của mình) thì được giáo viên khen. Nhưng để kích thích tính độc lập, sáng tạo, không phụ thuộc vào câu chữ trong văn bản truyện kể của học sinh, giáo viên cần đặc biệt

khen ngợi, khuyến khích những học sinh biết dựa vào ý chính của truyện, sử dụng cách diễn đạt của mình để kể lại câu chuyện. Ví dụ: Khi kể lại những câu chuyện thuộc loại truyện vui, tính độc lập sáng tạo của học sinh thể hiện qua cách kể chuyện dí dỏm, qua cách nhấn giọng, ngắt giọng để tạo bất ngờ cho câu chuyện. Chẳng hạn khi kể lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam (SGK Tiếng Việt lớp 3) học sinh dựa vào trí nhớ và

tranh minh họa, kể lại nội dung đoạn 1,2 của câu chuyện Bím tóc đuôi sam. Nhớ và kể được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình có sáng tạo thêm về từ ngữ, có giọng kể, cử chỉ, điệu bộ thích hợp. Thể hiện được giọng điệu, nét mặt của thầy và của Hà trong cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa thầy giáo và Hà.

Tóm lại tính độc lập, sáng tạo trong giờ Kể chuyện có vai trò rất lớn trong việc tạo ra các sản phẩm nói phong phú và mang đặc điểm riêng của từng học sinh, và nó đặc biệt cần thiết cho cuộc sống sau này của các em. Giờ Kể chuyện có thuận lợi lớn để hình thành tính độc lập, sáng tạo ở học sinh và giáo viên là người có vai trò trong quá trình này.

2.3.1.3. Tính chủ động, mạnh dạn và tự tin.

Tính mạnh dạn, tự tin là yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển kỹ năng kể chuyện. Dù có nắm vững câu chuyện đến đâu mà các em không có khả năng nói trước đám đông, lúng túng, rụt rè thì cũng không thể kể thành công câu chuyện của mình. Tính mạnh dạn, tự tin hể hiện rõ khi các em thực hiện các bài tập phân vai, qua cách các em nhập vai không rụt rè, ngượng ngùng mà thể hiện một cách tự nhiên, sinh động từng nét mặt, cử chỉ, lời thoại của nhân vật trong câu chuyện.

Để giúp các em chủ động, mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình kể, trước hết giáo viên phải giúp các em nắm vững, hiểu và có cảm xúc với câu chuyện để các em chủ động, tự tin khi kể chuyện. Các em sẽ lúng túng, thiếu tự tin rất nhiều nếu vừa kể vừa phải nhớ lại câu chuyện hoặc kể những điều mà mình hoàn toàn không hiểu, không có cảm xúc gì. Những biện pháp cụ thể giúp học sinh nắm vững, hứng thú với câu chuyện đối với từng loại bài tập kể sẽ được tìm hiểu sâu ở phần sau. Mặt khác, giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện: Nếu có những em đang kể bỗng lúng túng vì quên một, hai chi tiết trong câu chuyện, giáo viên có thể nhắc nhở một cách nhẹ nhàng để các em nhớ lại câu chuyện; Nếu có em kể thiếu chính xác, giáo viên không nên ngắt lời một cách thô bạo, mà chỉ nhận xét các em khi đã kể xong; Nên động viên, khuyến khích để các em kể tự nhiên, hồn nhiên như đang kể cho anh, chị

em hay bạn bè ở nhà nghe. Để giúp các em tự tin vào những gì đã đạt được và khắc phục những tồn tại của mình trong quá trình kể chuyện, giáo viên phải có nhận xét khách quan, rõ ràng và khéo léo, khen trước chê sau, nhấn mạnh vào những thành công của các em, tạo tâm lý an tâm, thích thú ở học sinh.

Nói chung, cách đánh giá, nhận xét của giáo viên cần khéo léo, khen nhiều hơn chê, chú ý đến những học sinh rụt rè, nhút nhát, tự ti, không bao giờ phát biểu ý kiến, ít tham gia hoạt động chung của lớp học, tạo ra không khí học tập sôi nổi có thi đua trong việc giành nhiều điểm tốt. Đạt được thành công trong học tập sẽ tạo hứng thú, niềm say mê học tập ở học sinh. Chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học tập, tự tin trong học tập.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ grim (Trang 38 - 42)