Kế toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại xây dựng và dịch vụ trương phi (Trang 58)

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp.

49

Bảng 4.10 Bảng tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệuđồng

STT KHOẢN MỤC SỐ TIỀN

I Hoạt động kinh doanh chính

1 Doanh thu án hàng và cung cấp dịch vụ 4.819

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 10

3 DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (I3= I1-I2) 4.808

4 Chi phí kinh doanh (I4=4A+4B+4C) 4.362

A Giá vốn hàng bán 2.799.

B Chi phí bán hàng 615

C Chi phí quản lý doanh nghiệp 947.

5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (I5=I3-I4) 445

II Hoạt động tài chính

1 Doanh thu hoạt động tài chính 265

2 Chi phí tài chính 89

3 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (II3=II1-II2) 176.

III Hoạt động khác

1 Thu nhập khác 264

2 Chi phí khác 92

3 Chi phí thuế TNDN hiện hành 198

4 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -

5 Lợi nhuận từ hoạt động khác (III5=III1-III2-III3-III4) (26)

IV Tổng lợi nhuận sau thuế (IV=I5+II3+III5) 594

Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ, Công ty Trương Phi Lợi nhuận trước thuế = 793.188.313

Thuế TNDN phải nộp = 793.188.331 * 25% = 198.297.078 Lợi nhuận sau thuế = 793.188.331– 198.297.082 = 594.891.235

50

4.1.3.3 Hạch toán nghiệp vụ

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu Nợ TK 511 10.916.890

Có TK 531 10.916.890

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Nợ TK 511 4.808.148.060 Nợ TK 515 265.171.743 Nợ TK 711 264.389.170

Có TK 911 5.337.708.973

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi phí sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 911 4.742.817.738 Có TK 632 2.799.140.000 Có TK 641 615.973.000 Có TK 642 947.377.660 Có TK 635 89.170.000 Có TK 811 92.860.000 Có TK 8211 198.297.078

- Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ sang TK 421 để phân phối lợi nhuận của Công ty, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 911 594.891.235 Có TK 421 594.891.235

Từ các nghiệp vụ trên kế toán tập hợp vào sổ cái TK 911 ghi toàn bộ chi phí, doanh thu và thu nhập để xác định kết quả kinh doanh (xem phụ lục 20)

51 TK 632 TK 911 TK 511 2.799.140.000 4.808.148.060 TK 641 615.973.000 TK 515 265.171.743 TK 642 947.377.660 TK 635 89.170.000 TK 711 264.389.170 TK 8211 198.297.078 TK 421 594.891.235 5.337.708.937 5.337.708.937

Hình 4.1 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán biểu hiện qua các chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu này được xác định và trình bày ở bảng như sau

Bảng 4.11 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013(xem phụ lục 21)

52

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG

THỜI GIAN QUA (01/2010- 6/2013)

Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau.

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 765 717 924 424 594

Doanh thu thuần (triệu đồng) 7.125 6.908 7.739 3.955 4.808 Vốn chủ sở hữu bình quân (triệu

đồng) 3.851 3.717 3.889 2.348 2.090

Tổng tài sản bình quân (triệu

đồng) 7.136 7.115 8.030 7.564 5.000

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên

doanh thu (ROS) (%) 10,7 10,3 11,9 10,7 12,3

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng

tài sản (ROA) (%) 10,7 10 11,5 5,6 11,8

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn

chủ sở hữu (ROE) (%) 19,8 19,3 23,7 18 28,4

Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ, Công ty Trương Phi

Tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu trong năm 2010 là 10,7%, giảm xuống 10,3% trong năm 2011, tức năm 2010 giảm so với năm 2011 là 0,4%. Nguyên nhân ROS giảm trong năm 2011 là do doanh thu thuần giảm 9,6% song các chi phí của Công ty cũng tăng hơn so với năm 2010, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Trong năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 10,3 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2012, cứ 100đ doanh thu đã tăng lên 11,9 đồng lợi nhuận.

Sáu tháng đầu năm 2013 cứ 100đồng doanh thu đã tăng lên 12,3 đồng lợi nhuận tăng 1,6 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, Sự tăng lên của tỷ số

53

chứng tỏ lượng hàng hoá tiêu thụ của Công ty được tiêu thụ nhiều hơn, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có triển vọng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu của Công ty nói chung chưa cao, vẫn ở mức thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, việc tiết kiệm chi phí là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của Công ty trở nên cao hơn nữa góp phần tăng hiệu quả sản xuất cho Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản của Công ty tăng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2010 tỷ suất này đạt 10,7đồng lợi nhuận,tức cứ 100 đồng tài sản Công ty đã tạo ra 10,7 đồng lợi nhuận và đến năm 2011 thì 100 đồng tài sản Công ty đã tạo ra 10 đồng lợi nhuận, tức giảm 0,7 đồng so với năm 2010, trong năm 2012, tỷ số này tăng 1,5 đồng so với năm 2011, nghĩa là 100 đồng tài sản đã tạo ra 11,5 đồng lợi nhuận.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ số này tăng lên khá cao đạt 11,8%, nghĩa là vào lúc này khi Công ty dùng 100 đồng tài sản để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của Công ty thì đem lại được lợi nhuận cho Công ty là 11,8 đồng, tăng 6,2 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.Đây là điều đáng mừng cho Công ty, tuy lợi nhuận đem lại không cao so với 100 đồng tài sản đã được đầu tư. Trong những năm tới Công ty cần nâng hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao nhất.

Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng ROE của Công ty cao hơn ROA, điều đó cho thấy vốn tự có của Công ty còn thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả, tăng qua các năm, năm 2010 cứ 100đồng vốn thì có 19,8 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2011 thì 100 đồng vốn tự có đã tạo ra được 19,3 đồng lợi nhuận, giảm 0,5 đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì 100 đồng vốn tạo ra 23,7 đồng lợi nhuận, tăng 4,4 đồng so với 2011.

Khi ta phân tích giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy rằng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có chiều hướng tăng nhanh , cụ thể: vào 6 tháng đầu năm 2012 thì tỷ số ROE là 18% sang 6 tháng

54

đầu năm 2013, tăng lên mức 28,4%, nghĩa là trong 6 tháng đầu năm 2012 khi công ty dùng 100 đồng vốn tự có của mình vào kinh doanh thì đem lại được 18 đồng lợi nhuận, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì khi Công ty dùng 100 đồng vốn tự có của mình vào kinh doanh, đem lại được 28,4 đồng lợi nhuận, tăng 10,4 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012

Tóm lại qua quá trình phân tích ta thấy tỷ số ROE của Công ty có chiều hướng tăng cao điều đó chứng tỏ rằng Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty.

55

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾ QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO

CÔNG TY

5.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI

5.1.1 Những ưu điểm và tồn tại trong công tác kế toán tại Công ty

5.1.1.1 Ưu điểm

 Về bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức đầy đủ các bộ phận kế toán: kế toán trưởng, kế toán ngân hàng, kế toán công nợ, kế toán thu chi, kế toán doanh thu bán hàng, kế toán tài sản cố định, kế toán giá thành,... Mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng và tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.

-Bộ máy kế toán của Công ty phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác trong công ty tạo nên một hoạt động có hiệu quả bảo đảm các nguồn thu. Sở dĩ bộ phận kế toán có thể làm tốt như thế là do có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Vietsun. Chương trình này được cài đặt sẵn trong máy vi tính nên có một số bút toán kế toán không phải ghi hay tính mà tự máy tính sẽ tính thay. Thường những bút toán này là những bút toán kết chuyển.

-Đây là một thuận lợi của Công ty, giúp kế toán có thể tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, cần phải bỏ ra một khoản chi phí để cài đặt phần mềm này nhưng xét về mặt quản lý vẫn hiệu quả hơn nhiều

 Về nhân sự kế toán

- Công ty đã có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức, sắp xếp phù hợp với yêu cầu và khả năng trình độ của từng người. Chính sự sắp xếp phù hợp đó, làm nâng cao hiệu quả công tác kế toán, giúp mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được giải quyết nhanh chống và rõ ràng hơn.

 Về hình thức kế toán

- Để đảm bảo tính thuận lợi cũng như phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tất cả hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán đều tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Phần lớn hệ thống sổ sách của Công ty khá đầy đủ, việc ghi chép và mở sổ sách theo quy định.

56

-Sổ cái hay sổ chi tiết các tài khoản, phần tài khoản đối ứng Công ty đều ghi rõ ràng về tài khoản đối ứng nợ và tài khoản đối ứng có, từ đó giúp cho công việc theo dõi được dễ dàng hơn.

- Mọi chứng từ sổ sách đều được lưu trữ, sắp xếp theo trình tự thời gian. Cách sắp xếp gọn gàng để khi kiểm tra lại hay sữa chữa sai sót, tìm kiếm, so sánh với số liệu cũ thì chỉ cần mở file đã được lưu sẵn dễ dàng không mất nhiều thời gian. Việc ghi chép sổ sách chứng từ thường xuyên cập nhật chế độ kế toán của Bộ tài chính.

 Về công tác kiểm soát nội bộ

-Hiện nay Công ty đã có một bộ phận kiểm soát nội bộ riêng lẽ.

-Công ty rất chú trọng đến công tác kiểm soát nội bộ để đảm bảo chính xác các số liệu và báo cáo tài chính của Công ty. Quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ được xác định rõ ràng bằng văn bản và truyền đạt rộng rãi trong nội bộ Công ty.

 Về công tác kế toán quản trị

Kế toán trưởng đóng vai trò như một kế toán quản trị.

 Về hệ thống thông tin

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán Vietsun hỗ trợ cho công tác kế toán.

- Công tác luân chuyển chứng từ được thực hiện tương đối dễ dàng từ khâu lập chứng từ cho đến khâu lập báo cáo tài chính. Có quy định cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận…Đảm bảo tuân thủ đúng chế độ chứng từ kế toán do nhà nước ban hành.

- Công ty luôn cập nhật hệ thống thông tin kế toán thường xuyên để thu thập, xử lý lưu trữ chuyển đổi phân phối thông tin cho việc lập kế hoạch đưa ra quyết định kiểm soát thông tin giúp cho công tác kế toán chặt chẽ và hiệu quả.

5.1.1.2 Tồn tại

Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, bên cạnh đó cũng có một vài hạn chế như sau:

 Về công tác kiểm toán

- Hiện nay việc kiểm tra công tác kế toán Công ty thuê kiểm toán độc lập ở bên ngoài. Tuy kiểm toán độc lập có tính trung thực, khách quan, độ chính xác cao và được sự tin cậy của người sử dụng nhưng nếu Công ty có

57

nhiều lần kiểm toán sẽ phát sinh nhiều chi phí, không đảm bảo hoạt động của Công ty, vi phạm quy chế của Công ty.

 Về hệ thống kiểm soát nội bộ

- Hầu hết việc thanh toán chủ yếu là tiền mặt.

- Việc đối chiếu về số liệu tổng hợp và chi tiết về hàng hóa chưa rõ ràng.

 Về công tác kế toán quản trị

- Không phân biệt rõ ràng giữa hai bộ phận kế toán quản trị và kế toán tài chính. Kế toán trưởng thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc sẽ tốn nhiều thời gian, nếu công việc nhiều sẽ làm làm tồn động công việc gây ảnh hưởng trong các kỳ lập báo cáo tài chính và thực hiện các khoản mục kế toán.

- Bên cạnh đó, hệ thống máy vi tính còn thô sơ và lạc hậu mặc dù đã trải qua một thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa chưa đáp ứng được nhu cầu mà kế toán đặt ra.

5.1.2 Những ưu điểm và tồn tại về công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty định kết quả kinh doanh tại Công ty

5.1.2.1 Ưu điểm

-Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty, thuận tiện cho việc áp dụng kế toán máy, giảm bớt khối lượng lớn công việc mà vẫn phản ánh đầu đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc hạch toán cũng giản đơn hơn.

-Về các khoản doanh thu, Công ty không hạch toán các khoản doanh thu nội bộ. Việc tiêu dùng nội bộ của Công ty không còn. Việc không hạch toán doanh thu nội bộ này phản ánh đúng năng lực và thành tích của doanh nghiệp.

-Về giá vốn hàng bán được xác định riêng cho từng loại, xác định theo từng tháng giúp cho việc hạch toán được rõ ràng

Công ty kinh doanh theo hình thức thu tiền trước giúp Công ty không gặp phải các khoản nợ phải thu khó đòi, không bị ứ động vốn, thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh.

5.1.2.2 Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh còn có những hạn chế sau:

Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty không mở chi tiết cho

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại xây dựng và dịch vụ trương phi (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)