2.1.6.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh, các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là chênh lệch giữa các khoản thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí thuộc hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
Cách xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
-LN Thuần từ Hoạt động Kinh doanh = LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + DT hoạt động tài chính – chi phí tài chính – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp (2.5)
Trong đó:
-LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ – GVHB (2.6)
-DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ – các khoản giảm trừ doanh thu (2.7)
-Lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phí khác (2.8)
-Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = LN thuần từ hoạt động kinh doanh + LN khác (2.9)
-Thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế * 25% (2.10)
-Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - CP thuế TNDN (2.11)
2.1.6.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
22
2.1.6.3 Kết cấu và nội dung phản ánh TK 911
Bên nợ:
- Kết chuyển giá vốn hàng hóa, dịch vụ đã bán.
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết chuyển lãi.
Bên có:
- Kết chuyển doanh thu thuần, dịch vụ đã bán trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
2.1.6.4 Nguyên tắc hạch toán
- Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào TK này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
- Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp.
23
TK 632 TK 911 TK 511 (1)Kết chuyyển giá vốn (6)Kết chuyển DT BH
TK 635 TK 515 (2)Kết chuyển chi phí tài chính (7)Kết chuyển DT tài chính
TK 641 TK 711 (3)Kết chuyển chi phí BH (8)Kết chuyển chi phí khác
TK 642 TK 421 (4)Kết chuyển chi phí QLDN (10)Kết chuyển lỗ kinh doanh
TK811 (5)Kết chuyển chi phí khác TK 8211 (9)Kết chuyển chi phí thuếTNDN TK 421
(10)Kết chuyển lãi kinh doanh
Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu ROS cao, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (2.12)
Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Nếu ROA > 0, doanh nghiệp có lãi trong hoạt động kinh doanh, ROA càng cao, doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = (2.13)
24
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = (2.14)
Vốn chủ sở hữu bình quân
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của Công ty Trương Phi. Số liệu được thu thập cho khoảng thời gian từ 01/2010 đến 06/2013.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm: phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối.
* So sánh bằng số tuyệt đối
So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế, phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
Y = Y1-Y0 (2.15) Trong đó
Y: trị số chênh lệch giữa hai kỳ Y1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích Y0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc * So sánh bằng số tương đối
So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Y = 100 0 1 x Y Y (2.16)
25
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ
TRƯƠNG PHI
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành
- Công ty được thành lập ngày 26 tháng 01 năm 2009, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1500731384 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp. Với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng.
- Mã số thuế: 1500731384. - Ngành nghề kinh doanh:
+Kinh doanh vật liệu và trang trí nội thất +San lấp mặt bằng
+Vận tải hàng hóa đường sông và đường bộ
+Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cơ sở hạ tầng khu dân cư.
3.1.2 Quá trình phát triển Công ty
Công ty Trương Phi, mặc dù mới thành lập được hơn bốn năm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu công ty gặp không ít khó khăn nhưng với quyết tâm phấn đấu vươn lên dưới sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty luôn đưa ra những phương thức hoạt động ngày càng quy mô và phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Công ty góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông ở địa phương.
Công ty sau một thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo ra được niềm tin, sự tín nhiệm của đối tác. Ngoài ra, Công ty còn tham gia xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số địa phương khác.
26
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Hình 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Trong đó:
Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban Giám đốc Giám đốc
Là người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong Công ty, là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty trước cơ quan pháp luật, các tổ chức có thẩm quyền.
Phó giám đốc kỹ thuật
Là người trợ giúp giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý các công việc khi giám đốc đi vắng, giám sát về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công trình đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Phó giám đốc kinh doanh
Là người phụ giúp giám đốc trong công tác quản lý về mặt vật tư, đồng thời vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty, và là người trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc Kỹ thuật Giám đốc Phó giám đốc Kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán
Đội thi công công trình giao
thông
Đội thi công công trình dân dụng – công nghiệp
Đội thi công cơ giới
27
Phòng kỹ thuật
Dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát địa bàn thi công. Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho công trình.
Phòng kế hoạch vật tư
Lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sử dụng vật tư, tổ chức quản lý kho vật tư.
Phòng tổ chức hành chính
Có trách nhiệm giúp ban giám đốc có trách nhiệm giúp ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, đào tạo tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, xét khen thưởng, kỷ luật … Quản lý công tác hành chính văn phòng, an toàn người lao động và các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
Phòng tài chính - kế toán
Theo dõi, quan sát thu, chi, cân đối thu chi, hạch toán giá thành, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán.
Các đội thi công: Trực tiếp thi công các công trình
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
3.3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Kế toán TSCĐ và chi phí Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán nợ phải trả Kế toán nợ phải thu Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán vật tư và tạm ứng Kế toán hàng hóa và thành phẩm
28
3.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán tại Công ty. Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, cùng với Kế toán tổng hợp lập báo cáo báo tài chính, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như trong việc ghi chép hạch toán các nghiệp vụ. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và nhà nước về mặt pháp lý tài chính. Trên triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của Nhà nước.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ khóa sổ và tính toán giá thành toàn bộ, xác định kết quả kinh doanh. Lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính khác, phân tích hoạt động sản xuất.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ bảo quản thu, chi tiền mặt báo cáo tình hình biến động của quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng.
Kế toán TSCĐ: Tổng hợp các số liệu, chứng từ của các thành phần kế toán, theo dõi tình hình mua bán tài sản. Các khoản chi phí phát sinh năm, mở thẻ theo dõi chi tiết từng sản phẩm và lập bảng phát sinh trong năm.
Kế toán Thuế: Phải lập tờ khai nộp thuế, xác định các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Phải mở sổ chi tiết cho từng tài khoản liên quan, đến cuối năm phải đối chiếu với đội thuế để định khoản thuế và được khấu trừ và các khoản thuế còn phải nộp cho nhà nước.
Kế toán thanh toán ngân hàng: Trực tiếp giao dịch với ngân hàng, chịu trách nhiệm mở tài khoản, theo dõi và ghi vào sổ để đối chiếu với ngân hàng, giám sát chặt chẽ các số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn, dài hạn ở ngân hàng.
Kế toán nợ phải thu: Theo dõi tình hình bán, tiêu thụ hàng hóa, tình hình thanh toán của người mua để căn cứ ghi vào sổ kế toán. Thường xuyên đối chiếu công nợ với người mua để theo dõi các khoản nợ phải thu.
Kế toán nợ phải trả: Theo dõi tình hình mua hàng, tình hình thanh toán
với người bán để ghi vào sổ kế toán. Thường xuyên đối chiếu công nợ với người bán nhằm để theo dõi các khoản nợ phải thu.
Kế toán lương và BHXH: Có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về lao động và quỹ lương. Trên cơ sở tính toán các khoản trích theo lương, tính toán tiền phụ cấp, tiền thưởng cho công nhân viên, cung cấp số liệu về tình hình quỹ lương cho kế toán trưởng.
29
Lập bảng lương cần thanh toán cung cấp cho thủ quỹ, kế toán tính giá thành làm cơ sở trả lương cho công nhân viên.
Kế toán vật tư và tạm ứng: Theo dõi tình hình biến động, nhập xuất vật tư hàng ngày theo yêu cầu thực tế tại công xưởng thông qua phiếu đề nghị xuất vật tư để phản ánh chính xác kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí.
Từ phiếu nhập, xuất vật tư kế toán có trách nhiệm ghi vào thẻ kho và sổ chi tiết vật tư để theo dõi biến động từ loại vật tư.
Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo vật liệu khi cần thiết. Đồng thời, kiểm kê giám sát tài khoản tạm ứng để nguồn vốn của Công ty được quản lý tốt hơn.
Kế toán hàng hóa thành phẩm: Phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình luân chuyển hàng hóa, phản ánh đúng giá vốn nhập kho, xuất kho và giá vốn hàng hóa tiêu thụ.
Lập sổ chi tiết bán hàng: Từ phiếu xuất hàng hóa kế toán ghi vào sổ chi tiết hàng hóa để theo dõi từng loại hàng hóa. Công ty áp dụng giá xuất kho theo phương pháp FIFO.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng hóa, xác định kết quả bán hàng, theo dõi tình hình tồn kho, giám sát hàng hóa để báo cáo kịp thời sản phẩm, hàng hóa tồn kho.
Cung cấp chứng từ có liên quan cho kế toán công nợ và kế toán phải trả. 3.3.2 Hình thức kế toán tại Công ty
-Để phù hợp với quy mô, đặc điểm và tổ chức của công ty, phòng kế toán đã áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
-Phương pháp kế toán nguyên liệu, vật liệu là phương pháp. Nhập trước- Xuất trước.
-Hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành tại Công ty không có gì thay đổi với hệ thống tài khoản đã học.
-Là Công ty xây dựng, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nên Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. -Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
30
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Trong đó:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Quan hệ hỗ trợ
Trình tự sử dụng và luân chuyển chứng từ
Hằng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các đơn vị trực thuộc Công ty lập các chứng từ và chuyển lên phòng kế toán. Vì có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên từ chứng từ gốc phải lên Bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau đó