Đánh giá chung

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 111 - 113)

III. Chi khác Chi bảo vệ km 150 50 2

2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ A NghÜa Th¾ng

4.2.3. Đánh giá chung

Những kết luận rút ra từ nghiên cứu thực tế quản lý và sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn Huyện cũng như ở các điểm nghiên cứu

4.2.3.1Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý và sử dụng

- Công tác phân cấp quản lý và sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn Huyện bước đầu đã có hiệu quả.

- Công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình đã được đảm bảo không để xẩy ra tình trạng hư hỏng nặng.

- Công tác phòng chống lũ lụt và hạn hán trên địa bàn Huyện trong những năm qua được đảm bảo.

- Kiên cố hoá kênh mương đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, phát triển ngành nghề....

4.2.3.2Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng và tồn tại của các công trình thủy nông

- Những bất cập trong công tác quản lý và sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn Huyện.

Có thể nói, trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng, lĩnh vực thuỷ nông nói chung và công tác quản lý nói riêng từ nhiều năm nay luôn luôn là lĩnh vực có nhiều “ điểm nóng”. Hiệu quả khai thác công trình thủy nông thấp, bất cập kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để, cho dù đây là lĩnh vực được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng như Huyện và chính quyền các cấp quan tâm đầu tư.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 104 + Bất cập đầu tiên là trình độ quản lý và điều hành công trình của cán bộ công ty KTCTTL Huyện và cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp còn nhiều hạn chế và bất cập, cán bộ của các HTX dịch vụ nông nghiệp hầu như có rất ít chuyên môn về lĩnh vực thuỷ lợi, thậm chí không có chuyên môn.

+ Diện tích cây trồng được tưới thấp hơn so với năng lực tưới thiết kế của các công trình thủy lợi trên địa bàn. Nếu tính chung của cả huyện, thì diện tích tưới thực tế của hệ thống thuỷ nông hiện chỉ vào khoảng trên dưới 70% năng lực thiết kế ( phòng nông nghiệp và PTNT).

+ Trong những năm vừa qua, thu thuỷ lợi phí tuy đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn để xẩy ra tình trạng nợ đọng một khoản tiền rất lớn, một tình trạng nữa theo Công ty KTCTTL Huyện cho biết, chỉ có hơn 70% diện tích đất nông nghiệp có ký kết hợp đồng dùng nước thu được thuỷ lợi phí, phần còn lại bị thất thu.

+ Trong quản lý, điều hành HTX dịch vụ nông ngiệp dùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng tự tiện đặt cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Công tác bảo vệ giữ gìn các công trình thủy nông chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số 140/2005/NĐ- CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Hạn chế và tồn tại của các công trình thủy nông trên địa Huyện

Bên cạnh những kết quả đạt được của các công trình thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác thì các công trình thủy nông trên địa bàn Huyện vẫn còn một số hạn chế và tồn tại sau:

+ Các công trình thủy nông mới đảm bảo tưới, tiêu ổn định trong những năm thời tiết bình thường với tần suất tưới thiết kế mới đạt khoảng 75%. Những năm mưa ít, những vùng tưới trực tiếp bằng dòng chảy cơ bản, vùng cuối kênh còn bị hạn. Giai đoạn làm đất vụ đông Xuân ở các xã như Nghĩa Thắng, Nghĩa Thái ... vào đầu vụ hè thu nguồn nước tưới vẫn thường khó khăn. Hàng năm trên địa bàn Huyện còn xẩy ra úng trên 300 ha, vào những năm mưa lớn diện tích úng còn lớn hơn. Do chất lượng tưới tiêu trên một số xã còn hạn chế nên sản lượng lúa và hoa

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 105 màu khác còn bấp bênh, nhất là vào vụ Mùa như xã Nghĩa Thịnh, Hoàng Nam...

+ Nhiều công trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được. Hệ thống kênh mương tưới, tiêu hiện nay chủ yếu vẫn chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý và sử dụng, lãng phí nước. Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy nông kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

+ Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các công trình thủy nông xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp. Trong những năm của thời kỳ bao cấp những xã có công trình thủy lợi mức đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

+ Công trình được đầu tư không đồng bộ từ công trình đầu mối đến kênh nội đồng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm nhưng việc đầu tư sửa chữa hàng năm còn hạn chế. Còn có nhiều bất cập trong việc định biên lao động. Qua tìm hiểu thực tế ngoài cán bộ chủ chốt của công ty được biên chế số còn lại là làm hợp đồng, thậm chí còn tính công đi làm ngày nào được hưởng công ngày ấy nên dẫn tới tình trạng “đánh trống ghi tên”. Chính vì vậy đã làm cho công tác quản lý cũng như hiệu quả làm việc của các công trình thủy nông giảm xuống rõ rệt.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)