Tình hình sử dụng các công trình thủynông của huyện quản lý

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 81 - 86)

II. Đặc điểm thổ nhưỡng

4.1.2Tình hình sử dụng các công trình thủynông của huyện quản lý

4.1.2.1 Tình hình tổ chức sử dụng các công trình thủy nông của huyện quản lý

Hiệu quả phục vụ của các công trình thủy lợi thấp hơn so với thiết kế, cụ thể biểu hiện qua bảng 4.8

* Đối với kênh mương cấp 1, được chia thành hai hệ thống:

Kênh tưới: năng lực đáp ứng nhu cầu tiêu thực tế so với năng lực thiết kế tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2009, năng lực thực tế so với năng lực thiết kế chỉ đạt khoảng 53%, con số này lên 62% vào năm 2011. Về tốc độ đáp ứng khả năng tưới thực tế thì diện tích được tưới tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trung bình hàng năm là khoảng 8%, có được tốc độ tăng này là do huyện đã có những biện pháp khơi vét kênh mương, tăng chiều dài kênh mương được cứng hóa.

Kênh tiêu: Hệ thống kênh tiêu đáp ứng năng lực thực tế cao hơn so với hệ thống kênh tưới. Cụ thể, năm 2009, hệ thống kênh tiêu chỉ đặt hiệu suất 64% so với năng lực thiết kế, tuy nhiên năm 2011, diện tích được kênh mương cấp 1 phục vụ tiêu đã tăng lên 73% so với năng lực thiết kế. Diện tích đồng ruộng được phục vụ tăng trung bình 6,6% trong giai đoạn 2009 – 2011. Nguyên nhân có được sự tăng này là do lưu lượng thiết kế của kênh tiêu gần bằng so với lưu lượng thiết kế của kênh tưới, đồng thời kênh tiêu có chiều dài ngắn hơn so với hệ thống kênh tưới.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 74

Bảng 4.8 Mức độ sử dụng các công trình thủy nông của huyện Nghĩa Hưng (2009 – 2011)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thực tế sửSo sánh dụng/thiết kế(%) Tiêu thức ĐVT Năng lực Thiết kế Thực tế sử dụng Năng lực Thiết kế Thực tế sử dụng Năng lực Thiết kế Thực tế sử dụng 10/09 11/10 BQ 1. Kênh mương cấp 1 Ha 10.557 6.300 10.557 6.820 10.557 7.224 108,25 105,92 107,08 a. Kênh tưới Ha 4.364 2.320 4.364 2.570 4.364 2.701 110,78 105,10 107,90 b. Kênh tiêu Ha 6.193 3.980 6.193 4.250 6.193 4.523 106,78 106,42 106,60 2. Kênh mương cấp II Ha 8.327 5.245 8.327 5.670 8.327 6.155 108,10 108,55 108,33 a. Kênh tưới Ha 3.058 2.105 3.058 2.350 3.058 2.505 111,64 106,60 109,09 b. Kênh tiêu Ha 5.268 3.140 5.268 3.320 5.268 3.650 105,73 109,94 107,82 3. Đập cấp I Ha - - - - 4.955 3.820 - - - a. Tưới Ha - - - - 3.635 2.860 - - - b. Tiêu Ha - - - - 1.320 960 - - - 4. Đập cấp II Ha - - - - 1.210 945 - - - a. Tưới Ha - - - - 510 455 - - - b. Tiêu Ha - - - - 700 490 - - - 5. Trạm bơm Trạm 88 - 88 - 88 - - - -

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 75 * Tương tự, đối với hệ thống kênh mương cấp II, cũng được chia thành hệ thống kênh tưới và hệ thống kênh tiêu nước

Kênh tưới: Trong hệ thống kênh mương cấp I và cấp II, hệ thống kênh mương tưới cấp II, đáp ứng được năng lực tưới thực tế là cao nhất. Cụ thể, năm 2009, hệ thống kênh tưới cấp II đã đáp ứng tưới cho 2,105.0 ha, đạt hiệu suất thiết kê 69%, đến năm 2011, con số này đã tăng lên đáng kế với 2,505.0 ha, đạt hiệu suất thiết kế lên tới 82%. Với hiệu suất phục vụ diện tích đồng ruộng được lớn, tốc độ tăng trung bình của diện tích được tưới bởi kênh mương cấp II đạt hơn 9% trong gian đoạn 2009 – 2011. Có được nguyên nhân này là do huyện đã đầu tư nâng cấp nhiều đoạn kênh mương cấp II, nạo vét, khơi thông tại nhiều xã trong huyện.

Kênh tiêu: So với kênh tưới, hệ thống kênh tiêu đạt năng lực phục thực tế thấp hơn so năng lực phục vụ thực tế kênh tưới. Năm 2011, kênh tiêu chỉ hoạt động 69% năng lực thiết kế, tuy nhiên tình hình phục vụ năng lực thực tế của kênh tiêu cũng đạt tốc độ tăng hơn 7% trong giai đoạn 2009 – 2011, nâng diện tích được tiêu nước bởi kênh cấp II từ 3.140,00 ha (2009) lên 3.650,00 ha (2011).

4.1.2.2 Tình hình tổ chức sử dụng công trình thủy nông của 3 xã điều tra

Số liệu tổng của 3 xã nghiên cứu được tập trung vào nghiên cứu hệ thống kênh cấp I và kênh cấp II, bao gồm kênh tưới và kênh tiêu.

* Đối với kênh mương cấp 1, được chia thành hai hệ thống:

Kênh tưới: Năm 2009, năng lực thực tế so với năng lực thiết kế chỉ đạt khoảng 54%, con số này lên 66,31% vào năm 2011. Về tốc độ đáp ứng khả năng tưới thực tế thì diện tích được tưới tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trung bình hàng năm là khoảng 11,69%, có được tốc độ tăng này là do huyện đã có những biện pháp khơi vét kênh mương, tăng chiều dài kênh mương được cứng hóa và diện tích đất nông nghiệp của các xã đang giảm xuống.

Kênh tiêu: Hệ thống kênh tiêu đáp ứng năng lực thực tế cao hơn so với hệ thống kênh tưới. Cụ thể, năm 2009, hệ thống kênh tiêu chỉ đặt hiệu suất khoảng 65% so với năng lực thiết kế, tuy nhiên năm 2011, diện tích được kênh mương cấp 1 phục vụ tiêu đã tăng lên 78,24% so với năng lực thiết kế. Diện tích đồng ruộng được phục vụ tăng trung bình 10,53% trong giai đoạn 2009 – 2011. Nguyên nhân có được sự tăng này là do lưu lượng thiết kế của kênh tiêu gần bằng so với lưu lượng thiết kế của kênh tưới, đồng thời kênh tiêu có chiều dài ngắn hơn so với hệ thống kênh tưới.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 76 * Tương tự, đối với hệ thống kênh mương cấp II, cũng được chia thành hệ thống kênh tưới và hệ thống kênh tiêu nước

Hệ thống kênh mương tưới cấp II, đáp ứng được năng lực tưới thực tế là cao nhất. Tính cả hệ thống kênh tưới và kênh tiêu, năng lực tưới, tiêu thực tế qua các năm đã tăng lên rõ rệt; từ 349,67ha lên 439,64ha; tăng bình quân 12,13% qua 3 năm

Kênh tưới: Cụ thể, năm 2009, hệ thống kênh tưới cấp II đã đáp ứng tưới cho 140,33 ha, đạt hiệu suất thiết kế 68,8%, đến năm 2011, con số này đã tăng lên đáng kế với 178,93 ha, đạt hiệu suất thiết kế lên tới 87,75%. Với hiệu suất phục vụ diện tích đồng ruộng được lớn, tốc độ tăng trung bình của diện tích được tưới bởi kênh mương cấp II đạt hơn 12,92% trong gian đoạn 2009 – 2011, cao hơn trung bình của toàn huyện.

Kênh tiêu: Tận dụng hệ thống tự chảy, kênh tiêu chỉ hoạt động thấp hơn nhiều so với năng lực năng lực thiết kế, tuy nhiên tình hình phục vụ năng lực thực tế của kênh tiêu cũng đạt tốc độ tăng hơn 11,60% trong giai đoạn 2009 – 2011, nâng diện tích được tiêu nước bởi kênh cấp II từ 209,33 ha (2009) lên 260,71 ha (2011).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 77

Bảng 4.9 Mức độ sử dụng các công trình thủy nông của các xã nghiên cứu (2009 – 2011)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thực tSo sánh ế/thiết kế(%) Tiêu thức Năng lực Thiết kế (ha) Thực tế sử dụng (ha) Năng lực Thiết kế (ha) Thực tế sử dụng (ha) Năng lực Thiết kế (ha) Thực tế sử dụng (ha) 10/09 11/10 BQ 1. Kênh mương cấp 1 703.80 420.00 703.80 470.34 703.80 516.00 111.99 109.71 110.84 a. Kênh tưới 290.93 154.67 290.93 177.24 290.93 192.93 114.60 108.85 111.69 b. Kênh tiêu 412.87 265.33 412.87 293.10 412.87 323.07 110.47 110.22 110.35 2. Kênh mương cấp II 555.13 349.67 555.13 391.03 555.13 439.64 111.83 112.43 112.13 a. Kênh tưới 203.89 140.33 203.89 162.07 203.89 178.93 115.49 110.40 112.92 b. Kênh tiêu 351.24 209.33 351.24 228.97 351.24 260.71 109.38 113.87 111.60 Nguồn: Số liệu điều tra, 2012

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 78

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 81 - 86)