Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 66 - 67)

III. Tổng số lao động Lao động 125630 100 126530 100 127330 100 100.65 + Lao động nông nghiệp Lao động 105789 84.2 103412 81.7 97865 76.9 96

3.2.5. Phương pháp phân tích

Phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu, đối với đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

3.2.5.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Để có số liệu thống kê phải tiến hành điều tra và qua tổng hợp phân tích thống kê từ các mẩu điều tra sẽ thu được các chỉ tiêu về các nội dung như: diện tích, năng suất từng loại cây trồng, số lượng các loại vật nuôi, chi phí đầu tư lao động, đất đai, vốn, mức tăng trưởng, động thái phát triển...

Các chỉ tiêu này liên quan đến kinh tế hộ, phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình quản lý sử dụng các công trình.

Việc tiến hành điều tra thực hiện theo hai phương pháp:

- Điều tra, thu thập các số liệu đã có sẵn, đã được công bố từ các cơ quan của huyện Nghĩa Hưng, của tỉnh Nam Định.

- Điều tra trực tiếp phỏng vấn các hộ nông dân ở các địa bàn nghiên cứu có liên quan, số liệu mẫu điều tra đủ lớn đảm bảo tính chất đại biểu đảm bảo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Những số liệu thu thập được tiến hành chỉnh lý sau đó tổng hợp và phân tích theo các phương pháp phù hợp.

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố, giữa các tiêu thức nghiên cứu, để thấy được mật tích cực và tiêu cực trong công tác sử dụng công trình thuỷ lợi và đánh giá hiệu quả của các công trình thuỷ lợi.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 59 - So sánh trước và sau khi nâng cấp trong cùng một hệ thống công trình; - So sánh giữa hai hệ thống công trình thủy lợi.

Quá trình so sánh dựa trên các chỉ tiêu:

So sánh tình hình sử dụng đất đai trước và sau bê tông hoá; qua đây thấy được việc bê tông hoá sẽ mở rộng được bao nhiêu diện tích canh tác, diện tích gieo trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. So sánh thời gian dẫn nước, tiết kiệm nước giữa kênh bê tông hoá và kênh không bê tông hoá. So sánh việc đầu tư kinh phí, công lao động cho công tác điều tiết nước vào ruộng, tu sửa kênh mương. So sánh năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trước và sau khi bê tông hoá để xác định mức độ ảnh hưởng của bê tông hoá kênh mương đến năng suất, sản lượng cây trồng.

So sánh các chỉ tiêu về chi phí cho vận hành và duy tu, về số ngày công nghĩa vụ dân đóng góp cho vận hành và duy tu của ba công trình thủy nông tiêu biểu cho ba mô hình quản lý; từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất các giải pháp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)