Đánh giá kết quả sử dụng Công trình thủynông trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 88 - 93)

II. Đặc điểm thổ nhưỡng

5. Cống đập, xi phông cầu máng cái 14 65 1 742,00 19 1.36 0 308,9 78 57 2 686,

4.2.1 Đánh giá kết quả sử dụng Công trình thủynông trên địa bàn huyện

4.2.1.1 Kết quả tưới tiêu nước trong nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng

Công ty KTCTTL Nghĩa Hưng hợp đồng tưới cho khoảng 23 ngàn ha diện tích lúa trên địa bàn các xã. Qua cân đối nguồn nước hiện có, công ty nhận định, nếu không có mưa bổ sung với lượng lớn thì nguy cơ khô hạn cục bộ vẫn có thể xảy ra vào cuối vụ. Để hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng thiếu nước vào cuối vụ, Công ty đã thực hiện các biện pháp công trình, công ty cũng đã phát các văn bản dự báo tình hình hạn hán gửi cho các địa phương, đồng thời tiến hành họp hội đồng hệ thống để lập kế hoạch tưới, thống nhất định mức tưới và cơ chế phối hợp trong điều hành tưới theo hướng hợp lý, tiết kiệm để ưu tiên giành nước cho lúa làm đòng trổ thoát.

Theo bảng 4.11, diện tích canh tác lúa, màu trên địa bàn các xã giảm trung bình gần 3%, từ 23.874,64ha năm 2009 xuống 22.743,74ha năm 2011. Diện tích canh tác giảm với nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho các mục đích khác.

Về thực tế tưới tiêu so với kế hoạch, mặc dù công ty đã có những kế hoạch cụ thể cho từng địa bàn, song vẫn chưa đạt được 100% kế hoạch đạt ra. Tuy nhiên, diện tích được chủ động tưới tiêu của công ty được tăng lên hàng năm, lấy minh họa vào vụ đông xuân, năm 2009, công ty đã đặt được 89,85% diện tích được tưới tiêu so với kế hoạch đạt ra và con số này tăng lên đến 96,58% năm 2011. Phần trăm thực hiện so với kế hoạch của vụ đông xuân thường thấp hơn so với vụ mùa, bởi thường xảy ra hạn hán vào đầu vụ đông xuân.

Theo kế hoạch đã được định hướng, công ty chủ trương không tưới tràn lan như trước đây. Ưu tiên những diện tích cao lấy nước tự chảy để tưới, số diện tích còn lại chuyển sang lấy nước từ hệ thống bơm điện để hạn chế ở mức thấp nhất việc thất thoát nước; với những diện tích tưới bằng bơm điện thì thì vẫn phải dùng cho dù chi phí có bị đội lên. các trạm bơm hoạt động vừa phục vụ dã chiến chống hạn, vừa tạo nguồn cho các xã xa nguồn nước.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 81

Bảng 4.11 Diện tích tưới tiêu của công ty KTCTTL huyện Nghĩa Hưng qua 3 năm

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu Diện tích (ha) So với kế hoạch (%) Diện tích (ha) So với kế hoạch (%) Diện tích (ha) So với kế hoạch (%) Tổng cộng 23874,64 23103,74 22743,74 1.Vụđông xuân 11187,32 89,85 10781,87 91,25 10581,87 96,58 a. Lúa 9250,62 9121,87 8950,56 b. Màu + Mạ 1936,70 1660,00 1631,31 2.Vụ mùa 11187,32 93,5 10821,87 94,80 10661,87 97,50 a. Lúa 9981,72 9801,87 9681,87 b. Màu + Mạ 1187,32 1020,00 980,00 3.Vụđông 1500,00 1500,00 1500,00

Nguồn: công ty KTCTTL huyện Nghĩa Hưng

Với cách điều chuyển nước khoa học, hợp lý này, huyện Nghĩa Hưng đã có những biện pháp cho các diện tích lúa bị thiếu nước. Ngoài ra Công ty khuyến nghị với các địa phương huy động nhân dân nạo vét bổ sung hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo tốt việc lưu thông dòng chảy nhằm tiết kiệm tối đa nguồn nước cấp phục vụ sản xuất từ nay cho đến cuối vụ.

4.2.1.2 Tình hình năng suất cây trồng và múc đống của CTTN của huyện

Nhìn chung, năng suất bình quân của đa số loại cây trồng chính của huyện có xu hướng tăng, trong đó năng suất lúa gạo tăng bình quân hơn 2%, năng suất ngô tăng đạt hơn 10% qua các năm (bảng 4.2) và có thể kể đến tại điểm nghiên cứu xã Nghĩa Thắng, năng suất của cây ngô năm 2009 là 4,19 tấn/ha, năm 2011đã tăng lên 5,0 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất của lúa gạo vụ mùa có xu hướng giảm trong 3 năm (sản lượng giảm bình quân 1%), có nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả này, trong đó phải đề cấp đến tình trạng hạn hán cục bộ vào mùa khô và úng vào mùa mưa trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện. Đây cũng là lý do để chính quyền địa phương phải chú trọng cho đầu tư, nâng cấp và làm mới các công tác thủy lợi.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 82

Bảng 4.12 Năng suất bình quân một số cây trồng chính của huyện So sánh(%)

Loại cây Năm2009

(tấn/ha) Năm2010 (tấn/ha) Năm2011 (tấn/ha) 10/09 11/10 BQ 1. Lúa cả năm 10,80 11,60 11,30 107,41 97,41 102,29 + Lúa chiêm 5,50 6,00 6,10 109,09 101,67 105,31 + Lúa mùa 5,30 5,60 5,20 105,66 92,86 99,05 2. Ngô 3,95 4,21 4,86 106,58 115,44 110,92 3.Khoai lang 9,18 9,25 10,13 100,76 109,51 105,05 4. Lạc 2,87 3,16 3,57 110,10 112,97 111,53 5. Đậu tương 1,20 1,39 1,67 115,83 120,14 117,97 6. Dưa chuột 19,81 21,25 23,86 107,27 112,28 109,75

7. Cây rau quả 18,20 19,63 18,37 107,86 93,58 100,47

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, 2012

Trong những năm vừa qua nhờ vào sự phát triển thủy nông mà năng suất cây trồng vật nuôi đã tăng lên đáng kể. Song song với sự tăng năng suất cây trồng, vật nuôi thì mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp cũng tăng theo, cụ thể được thể hiện qua bảng 4.13

Bảng 4.13 Mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp của huyện

Các chỉ tiêu Năm 2010 (%) Năm 2011 (%) BQC (%)

Mức tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp 4,30 7,41 5,84

Mức tăng giá trị sản lượng trồng trọt 5,20 7,5 6,11 Mức tăng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi 2,50 8,93 5,67

Mức tăng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản 4,10 3,37 3,75

Nguồn: Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Nghĩa Hưng

Qua bảng trên, cho thấy sự biến động khá lớn về giá trị sản lượng nông nghiệp trong những năm gần đây, do giá của nông sản hàng hóa tăng mạnh nhất là

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 83 năm 2011, tăng gấp 1,5 lần so với các năm trước. Tuy nhiên, giá trị sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản có sự giảm sút trong năm qua là do thời tiết năm 2011 rét đậm kéo dài làm cho cá bị chết nhiều nên nông dân thu hẹp quy mô nuôi. Qua mức tăng năng suất cũng như giá trị sản lượng nông nghiệp cho thấy, vai trò quan trọng của công trình thủy lợi tác động đến đời sống, sản xuất của người nông dân, thiết nghĩ nếu khai thác các công trình thủy lợi hiệu quả hơn nữa thì mức tăng sản lượng nông nghiệp nói riêng và các ngành nghề khác nói chung thì giá trị sản lượng sẽ không dừng lại ở mức đó.

* Tình hình sn lượng lúa ca các xã điu tra

Năng suất cây trồng của toàn huyện và các xã nghiên cứu có tăng lên trong 3 năm. Sản lượng vụ xuân của toàn huyện tăng bình quân 3,35% trong giai đoạn 2009-2011, đạt 69,60 nghìn tấn (2009) lên 74,34 nghìn tấn (2009). Tuy nhiên, sản lượng trung bình qua 3 năm của vụ mùa có giảm nhẹ, từ 67,07 nghìn tấn (2009) xuống 63,37 nghìn tấn (2011), tương đương giảm 2,8%. Sản lượng của toàn huyện có giảm xuống do năm 2011 diện tích sản xuất lúa bị ngập úng tại một số địa phương.

Xã Nghĩa Thắng: Vụ mùa, sản lượng lúa gạo tăng trung bình 3,69%, với năng suất tăng 5,5 tấn/ha (2009) lên 6,1 tấn/ha (2011). Tuy nhiên, sản lượng vụ mùa bị giảm xuống, một phần do diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển sang mục đích sử dụng khác, một lý do khác, năm 2011 xã bị ngập úng cục bộ, dẫn tới sản lượng giảm từ 4,47 nghìn tấn (2009) xuống 4,28 nghìn tấn (2011).

Xã Nghĩa Thái: là xã cũng có sản lượng tăng đều vào vụ xuân qua các năm 2009-2011. Sản lượng tăng bình quân 5,41%, đạt 4,9 nghìn tấn toàn xã (2011). Sản lượng vụ mùa của xã chỉ biến động rất ít qua 3 năm.

Xã Nam Điền: là xã có sản lượng tăng cả vụ xuân và vụ mùa, do xã không bị ảnh hưởng trong việc thu hồi đất sản xuất lúa và cũng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Sản lượng vụ xuân đạt cao nhất trong 3 xã điều tra, tốc độ tăng bình quân đạt 5,61%, sản lượng tăng từ 4,2 nghìn tấn (2009) lên 4,7 nghìn tấn (2011). Sản lượng vụ mùa của xã không bị giảm như các xã khác, tuy nhiên chỉ tăng hơn 1% qua 3 năm, đạt 4,2 nghìn tấn năm 2011.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 84

Bảng 4.14 Tình hình sản lượng lúa của huyện và 3 xã điều tra

So sánh(%) Nội dung ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 10/09 11/10 BQ 1. Toàn huyện - Vụ xuân Tấn 69.601,95 75.929,40 74.340,09 109,09 97,91 103,35 - Vụ mùa Tấn 67.070,97 70.867,44 63.371,88 105,66 89,42 97,20 2. Xã Nghĩa Thắng - Vụ xuân Tấn 4.640,13 4.930,48 4.989,27 106,26 101,19 103,69 - Vụ mùa Tấn 4.471,40 4.631,86 4.281,88 103,59 92,44 97,86 3. Xã Nam Điền - Vụ xuân Tấn 4.218,30 4.658,25 4.705,07 110,43 101,01 105,61 - Vụ mùa Tấn 4.064,91 4.374,53 4.169,20 107,62 95,31 101,27 4. Xã Nghĩa Thái - Vụ xuân Tấn 4.490,45 4.805,66 4.989,27 107,02 103,82 105,41 - Vụ mùa Tấn 4.299,42 4.513,85 4.281,88 104,99 94,86 99,80

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng

4.2.1.3 Chi khai thác hệ thống kênh mương

Hệ thống thủy lợi của huyện được chia làm 3 hạng mục công trình chính: (i) Hệ thống các trạm bơm phục vụ tưới và tiêu do công ty Khai thác công trình thủy lợi Nghĩa Hưng quản lý, (ii) Hệ thống kênh mương nội đồng cho các xã quản lý. Hệ thống kênh mương được vận hành quanh năm và ngoài mục đích chính là sử dụng vào mục đích thủy lợi thì nó còn được sử dụng vào một số mục đích dân sinh, môi trường. Do đó, phương án hoạch toán chi phí được nghiên cứu tính trên 1 km kênh/năm sử dụng

Chi phí chủ yếu để bảo dưỡng và vận hàng các công trình kênh mương hàng năm gồm có: chi phí nạo vét kênh mương (chiếm 55,45%/tổng chi phí); chi phí lương cho người làm công tác thủy nông (chiếm 22,52%/tổng chi phí) và chi phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (hàng năm) (chiếm 9,16%/tổng chi phí ). Ngoài ra, còn có chi phí cán bộ quản lý, chi bảo vệ, chi khác. Đặc biệt, tình hình chung của các hệ thống kênh nội đồng hiện nay một phần đã được đầu tư và một phần chưa được đầu tư, nguồn đầu tư từ sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với sự đóng góp của người dân tại địa phương. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương chưa có cơ chế thu phí

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 85 khấu hao và cơ chế để đơn vị quản lý có phương án tài đầu tư sau giai đoạn khấu hao, hoặc công trình bị xuống cấp không thể sử dụng được.

Bảng 4.15 Chi phí khai thác bình quân, tính trên 1km kênh mương, năm 2011 ĐVT:1000đ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn Giá Thành tiền Cơ cấu chi phí (%)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)