3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành X thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn theo Quyết định số 300/CP (Chính phủ) ngày 23/8/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), về việc điều
chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang.
Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp Thành Phố Long Xuyên, với tổng diện
tích tự nhiên 35.506 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 30.739 ha, Huyện
Châu Thành có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn huyện lị là An Châu và 12 xã (An Hoà, Bình Hòa, Bình Thạnh, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh,
Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh
Thành)
- Phía Bắc Giáp huyện Châu Phú.
- Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới. - Phía Đông - Đông Nam giáp TP. Long Xuyên. - Phía Nam giáp huyện Thoại Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Tri Tôn.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Tịnh Biên. (Huyện Châu Thành –An Giang)
3.1.1.2 Địa hình
An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng
chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Huyện Châu Thành thuộc dạng địa hình đồng
bằng phù sa. Đây là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu. Địa hình hơi nghiêng,
thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nước biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa,
cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Dựa vào nguồn gốc hình thành và thành phần dinh dưỡng, người ta chia đất phù sa ở Châu Thành thành các loại đất như sau:
Đất cồn bãi: phân bố chủ yếu ở Cù lao Thị Hòa (còn gọi cồn Bà Hòa) ở
xã Bình Thạnh của huyện Châu Thành gồm doi sông, cồn sông. Đất do phù sa sông Hậu bồi đắp có hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa các ion gây độc
cho cây trồng, lại được bồi đắp liên tục hằng năm nên tầng canh tác dày. Thành phần hạt gồm chủ yếu là cát thô đến mịn, tầng mặt có lẫn sét bột. Đất
có tính chua ít, pH từ 4 - 2,6, ít độc chất gây hại cho cây trồng, chất hữu cơ thường ít, đạm và lân không nhiều.
Đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ: phân bố nhiều ở những cánh đồng ven sông Hậu của huyện Châu Thành. Đây là phần đất bị ngập nước
hằng năm vào mùa mưa lũ, địa hình khá bằng phẳng và trải rộng, trầm tích chủ
yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, lớp phù sa dày từ 1 - 2 m. Đất dẻo chặt, không
có ion gây hại cho cây trồng, pH khoảng 4,0. Hàm lượng lân trao đổi khá thấp,
từ 1 - 4 meq/100 g. Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt là 3,8%, càng xuống dưới càng thấp. Tổng số đạm trung bình thấp khoảng 0,06 - 0,18%, nghèo lân và kali. Thành phần cơ giới gồm 45% sét, 49% bột, 1,4% cát. Đất chủ yếu
trồng lúa hai vụ.
Đất phù sa xám nâu ít được bồi: phân bố ở những địa hình thấp và
thường ở sâu trong nội đồng, cách xa sông rạch, như các xã Vĩnh An, Tân Phú. Đất có nguồn gốc từ đồng lụt thấp, địa hình tương đối bằng phẳng. Tầng
mặt là lớp phù sa mới tươi nâu, chứa nhiều hữu cơ nên một vài vùng sậm màu, bề dày tầng tích tụ mùn khoảng 20 cm. Tầng mặt có bề dày trung bình khoảng
30 - 50 cm, đất có độ dinh dưỡng khá cao. Do nằm sâu trong nội đồng nên
không được phù sa bồi đắp thường xuyên. Độ pH khoảng 4,5, giảm dần ở các
tầng bên dưới. Hàm lượng nhôm thấp, trung bình từ 2 - 2,2 meq/100 g, lượng
sunphat hoà tan khá cao, từ 0,21 - 0,6%. Hàm lượng hữu cơ khoảng 3,8%,
giảm dần ở các tầng bên dưới. Thành phần hữu cơ bao gồm: 41,3% sét, 36,6%
bột mịn, cát rất ít hoặc không có. Hiện trạng canh tác chủ yếu là trồng lúa 2
vụ/năm.
Đất phù sa có phèn: phân bố chủ yếu ở vùng ranh giới giữa huyện Châu
Thành và huyện Thoại Sơn. Đất có nguồn gốc chủ yếu là bưng sau đê, địa
hình thấp và khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,8 - 1 m so với mực nước
biển. Đất có phản ứng hơi chua, pH từ 4,7 -5,5, càng xuống sâu, lượng nhôm,
tổng số acid và lượng sunphat hoàn tan tăng nhanh. Chất hữu cơ ở tầng mặt
khá lớn, chiếm khoảng 5%, lượng đạm giàu có với độ dày khoảng 30 cm. Thành phần cơ giới gồm 62,66% sét, 35,6% bột. Khả năng thoát nước kém, tính thoáng khí và tơi xốp cũng thấp. Nhóm đất này chủ yếu thuộc địa hình thấp, có mức bồi tụ yếu. Tầng sinh phèn nằm ở độ sâu từ 50 - 100 cm có khả năng gây hại cho cây trồng. Hiện trạng sử dụng chủ yếu là trồng lúa 2 vụ/năm
(Cổng thông tin điện tử An Giang).
3.1.1.3 Khí hậu
Huyện Châu Thành chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam
và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa
có nhiệt độ cao và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có
phần nắng nóng. Mùa mưa từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. (Nguyễn Ngọc Phương Nghi, 2012)
3.1.1.4 Đất đai, sông ngòi
An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở
vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từ
Châu Đốc tới Long Xuyên. Huyện Châu Thành là vùng đất nằm ở hữu ngạn
sông Hậu.Vùng đất này được phù sa bồi tụ hằng năm, có đặc tính chung là chứa nhiều hữu cơ, ít pH, ít bị bào mòn, xâm thực, thích hợp trồng lúa, hoa
màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
Huyện Châu Thành nằm ở hữu ngạn sông Hậu nên cũng chịu ảnh hưởng
chế độ thủy văn của sông Hậu. Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 - 2,5 m, thời gian ngập lụt từ 2,5 - 4
tháng. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Ngoài ra, huyện Châu Thành còn có hệ thống kênh, rạch, hồ nằm rải rác
bề mặt lãnh thổ, các con rạch lớn như Chắc Cà Dao, Mặc Cần Dưng. Mạng lưới kênh đào được khai mở qua các thời kỳ như kênh Ba Thê, kênh An Cương, kênh Nhà Thờ, kênh Rạch Gộc, kênh Ông Quýt,….. Năng lực giao lưu nước lớn nhất vào mùa lũ khoảng 7.500 m/s và nhỏ nhất vào mùa khô khoảng
1.650 m/s, có tác dụng tích cực trong việc khuếch tán dòng chảy lũ - phù sa - triều vào sâu nội đồng để tiêu lũ trong mùa mưa, chuyển tải ngọt đuổi mặn
trong mùa khô, thay nhau rửa phèn vào đầu và cuối mùa mưa. (Nguyễn Ngọc Phương Nghi, 2012)