Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại xã cần đăng huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 54 - 57)

Thống kê mô tả các biến số trong mô hình hàm năng suất lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang được thể hiện qua bảng

4.22. Nhìn chung, giá trị của các biến số trong mô hình năng suất không biến động nhiều giữa các hộ nông dân trong vụ sản xuất lúa vừa qua, được biểu

hiện qua giá trị của độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với giá trị trung

bình. Do đó, sự kém biến động của các biến có thể làm giảm mức ý nghĩa

thống kê của các hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy do nó làm tăng sai số

chuẩn của các ước lượng trong mô hình.

Bảng 4.22: Thống kê mô tả của các biến trong hàm sản xuất vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang

Diễn giải Đơn vị Số quan

sát Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích 1.000m2 70 2,69 0,61 Lượng giống kg/1.000m2 70 2,83 0,13

Ngày công LĐ Ngày công/1.000m2 70 1,57 0,24

Lượng N nguyên chất kg/1.000m2 70 2,38 0,15

Lượng P nguyên chất kg/1.000m2 70 1,82 0,22

Lượng K nguyên chất kg/1.000m2 70 1,67 0,30

CP thuốc BVTV 1.000 đồng/1.000m2 70 6,14 0,24 Loại giống (0=giống

IR50404, 1=giống khác) 70 0,87 0,34

Tập huấn (1=có;

0=không) 70 0,49 0,50

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013

Năng suất của việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động khác nhau, trong đó có những nhân tố có lợi và bất lợi. Mô hình hồi quy giúp ta xác định, những yếu tố đầu vào nào tác động đến năng suất đạt được từ đó mà có phương hướng hạn chế những nhân tố xấu, phát triển những nhân tố

tốt.Ước lượng mô hình hàm sản lượng theo phương pháp ước lượng cực đại

Bảng 4.23: Ước lượng kết quả các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất lúa

vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang Ký hiệu biến Tên biến Đơn vị tính Hệ số Độ lệch Giá trị t Hằng số 6,659 *** 0,259 25,709 lnX1 Diện tích 1.000m2 0,010 ns 0,012 0,859 lnX2 Lượng giống kg/1.000m2 -0,102 ns 0,063 -1,615

lnX3 Ngày công lao động Ngày công/1.000m2 0,073 ** 0,032 2,245

lnX4 Lượng N nguyên

chất

kg/1.000m2

0,069 ns 0,052 1,319

lnX5 Lượng P nguyên

chất

kg/1.000m2

0,063 * 0,036 1,752

lnX6 Lượng K nguyên

chất

kg/1.000m2

-0,022 ns 0,024 -0,910 lnX7 Chi phí thuốc BVTV 1.000 đồng/1.000m2 -0,059 ** 0,027 -2,153 D1

Loại giống (0=giống

IR50404, 1=giống khác) -0,117 *** 0,023 -4,972 D2 Tập huấn (1=có; 0=không) 0,058 *** 0,014 3,988 2 0,003 *** 0,000 6,951 0,001 ns 0,001 0,659

Log likelihood function 108,312

LR test of the one – sided error 12,383

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013

Ghi chú: ***, **, và * chỉ mức độ ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5%, và 10%; ns: không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.23 thể hiện các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ

Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang. Kết quả ước lượng cho thấy biến loại giống và tập huấn có ý nghĩa ở mức 1%, biến ngày

công lao động và biến chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa ở mức 5%, biến lượng

P nguyên chất có mức ý nghĩa 10%.

a. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ở phụ lục 3.1, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi

vì mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định nR2 trong kiểm định White p

= 10,13% > 5% (α = 5%), kết luận chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai sai số

ngẫu nhiên là hằng số.

b. Kiểm định đa cộng tuyến

Dựa vào phụ lục 3.1 kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô

phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ

(VIF < 2,78)

c. Kiểm định sự tự tương quan

Dựa vào phụ lục 3.1 kết quả của kiểm định sự tự tương quan trong mô hình hồi quy, cho thấy mô hình không có sự tự tương quan do giá trị prob >

chi = 0,6841 ~ 68,41% > α (α = 5%). Kết quả chấp nhận H0: không có sự tự

tương quan nối tiếp nhau.

d. Giải thích mô hình hồi quy:

Ngày công lao động (X3): ở mức ý nghĩa 5% khi tăng ngày công lao động 1%, năng suất sẽ tăng 0,073% khi các yếu tố khác không đổi. Khi tăng lượng lao động làm việc sẽ giúp tăng khả năng chăm sóc, theo dõi dịch bệnh

của cây giúp xử lý sâu, bệnh một cách triệt để nhất. Hạn chế được dịch bệnh

hoặc sâu hại có thể lây lan từ ruộng này sang ruộng khác góp phần làm tăng năng suất lúa.

Lượng P nguyên chất (X5): hệ số lượng phân lân dương và có ý nghĩa

trong thống kê. Với kết quả này nếu tăng 1% lượng P thì sẽ làm tăng 0,063%

năng suất trong khi các yếu tố khác không đổi ở mức ý nghĩa 10%. Nhưng

cũng phải chú ý tính quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố này, nên khi muốn tăng lượng phân lân cũng phải tăng một lượng phù hợp để đạt năng suất

tối đa, tránh sâu hại và dịch bệnh tấn công.

Chi phí thuốc BVTV (X7): hệ số của biến này có ý nghĩa ở mức 5% và có giá trị âm, cho thấy khi ta tăng 1% chi phí thuốc BVTV thì năng suất sẽ

giảm 0,059%, các yếu tố khác cố định. Đa số người dân nơi đây sử dụng lượng phân bón theo kinh nghiệm nên khi thấy cây lúa sắp bị bệnh họ liền

phun thuốc để ngừa hoặc thậm chí khi không có bệnh nhưng để an toàn cho cây lúa thì họ cũng phun thuốc trước. Điều này làm tăng khả năng kháng sâu

bệnh và phải sử dụng lượng thuốc nhiều hơn, dẫn đến việc chi phí thuốc tăng cao nhưng năng suất lại không hiệu quả.

Loại giống (D1): yếu tố loại giống cũng có ý nghĩa thống kê, với mức ý

nghĩa 1% khi ta sử dụng loại giống khác thì năng suất thấp hơn 12,41% (= e0.117 – 1) so với sử dụng loại giống IR50404, khi các yếu tố khác không đổi. Giống IR50404 là loại giống có năng suất khá cao trung bình vụ Hè Thu đạt 5

- 6 tấn/ha, còn những loại giống OM421 và OM5451 trung bình vụ Hè Thu

năng suất khoảng 4 - 6 tấn/ha. Tuy nhiên, dù loại giống IR50404 đạt năng suất cao nhưng chất lượng không tốt so với giống khác nên nông dân thường được

khuyến cáo hạn chế sử dụng loại giống này.

Tập huấn (D2): yếu tố cuối cùng là yếu tố tập huấn cũng có ý nghĩa thống

kê. Hệ số biến tập huấn có ý nghĩa ở mức 1% khi tham gia tập huấn thi năng

khi các yếu tố khác không đổi. Qua đó cho thấy khi tham gia tập huấn sẽ giúp

nông dân có được các kỹ thuật sản xuất tốt hơn, sử dụng đúng và hợp lý các

yếu tố đầu vào, góp phần làm tăng năng suất.

Từ kết quả phân tích cho thấy năng suất lúa phụ thuộc chủ yếu vào ngày công lao động, chi phí thuốc BVTV, lượng phân P, tập huấn và loại giống, các yếu tố khác do sử dụng quá ít hoặc quá thừa dẫn đến sự tác động thấp đến năng suất lúa thu hoạch.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại xã cần đăng huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)