Thống kê mô tả các biến số trong mô hình hàm lợi nhuận vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang được thể hiện qua bảng
4.24. Nhìn chung, giá trị của các biến số trong mô hình lợi nhuận không biến động nhiều giữa các hộ nông dân trong vụ sản xuất lúa vừa qua, được biểu
hiện qua giá trị của độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với giá trị trung
bình. Do đó, sự kém biến động của các biến có thể làm giảm mức ý nghĩa
thống kê của các hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy do nó làm tăng sai số
chuẩn của các ước lượng trong mô hình.
Bảng 4.24: Thống kê mô tả của các biến trong hàm lợi nhuận vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang
Diễn giải Đơn vị Số quan
sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá phân đạm 1.000 đồng/1.000m2 70 1,61 0,10
Giá phân lân 1.000 đồng/1.000m2 70 1,63 0,11 Giá phân kali 1.000 đồng/1.000m2 70 1,62 0,21 Giá thuốc BVTV 1.000 đồng/1.000m2 70 4,65 0,26 Giá giống 1.000 đồng/1.000m2 70 0,56 0,34
Ngày công LĐ Ngày công/1.000m2 70 1,57 0,24
TTGL (1=có; 0
không) 70 0,21 0,41
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
a. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ở phụ lục 3.2, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi
vì mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định nR2 trong kiểm định White p
= 16,25% > 5% (α = 5%), kết luận chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai sai số
ngẫu nhiên là hằng số.
b. Kiểm định đa cộng tuyến
Dựa vào phụ lục 3.2 kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô
hình cho thấy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, vì nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ
c. Kiểm định sự tự tương quan
Dựa vào phụ lục 3.2 kết quả của kiểm định sự tự tương quan trong mô
hình hồi quy, cho thấy mô hình không có sự tự tương quan do giá trị prob >
chi = 0,4855 ~ 48,55% > α (α = 5%). Kết quả chấp nhận H0: không có sự tự
tương quan nối tiếp nhau.
Bảng 4.25 Ước lượng kết quả các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ
Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang Ký hiệu biến Tên biến ĐVT Hệ số Độ lệch Giá trị t Hằng số 19,232 *** 0,277 69,465 lnP1 Giá phân đạm 1.000 đồng/1.000m2 0,182 ns 0,313 0,582
lnP2 Giá phân lân 1.000
đồng/1.000m2 -1,533 *** 0,252 -6,062 lnP3 Giá phân kali 1.000 đồng/1.000m2 -1,170 *** 0,062 -18,947 lnP4 Giá thuốc BVTV 1.000 đồng/1.000m2 -2,175 *** 0,042 -51,533 lnP5 Giá giống 1.000 đồng/1.000m2 0,309 *** 0,018 17,497 lnX1 Ngày công lao động Ngày công/1.000m 2 -0,157 * 0,084 -1,873 H TTGL (1=có; 0 không) 0,192 ** 0,085 2,263 2 43,115 *** 5,078 8,490 0,999 *** 0,942E-07 0,106E+08
Log likelihood function -70,849
LR test of the one – sided error 49,124
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Ghi chú: ***, **, và * chỉ mức độ ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5%, và 10%; ns: không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.25 thể hiện các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang. Kết quả ước lượng
cho thấy biếnngày công lao động có ý nghĩa ở mức 10%, thông tin giá lúa có
ý nghĩa ở mức 5% và giá phân lân, giá phân kali, giá thuốc BVTV, giá giống
có mức ý nghĩa 1%.
d. Giải thích mô hình hồi quy:
Giá phân lân nguyên chất (lnP2): kết quả ước lượng cho thấy tác động
của giá phân lân ảnh hưởng đến lợi nhuận như kỳ vọng mong muốn. Hệ số âm
của biến này cho thấy: khi giá phân lân tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận của nông hộ giảm 1,533%. Phân lân cũng quan
trọng trong sản xuất lúa, nó có tác động đến năng suất của cây vì vậy nông dân
tại đây thường mua loại phân lân với giá cao nhưng lượng phân lân được sử
dụng chưa mang lại năng suất tối đa nên đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Giá phân kali nguyên chất (lnP3): kết quả cho thấy giá phân kali nguyên chất có tác động tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Với mức ý nghĩa 1%, khi tăng giá
phân kali lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 1,170% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy phân kali không có vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng
suất so với phân đạm và phân lân, nhưng do người dân sử dụng lượng kali quá
nhiều gây ra việc lãng phí và làm giảm lợi nhuận.
Giá thuốc BVTV (lnP4): giá thuốc ảnh hưởng đến lợi nhuận như kỳ
vọng. Hệ số âm của biến này cho thấy: Với mức ý nghĩa 1% trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi khi giá thuốc tăng lên 1% thì lợi nhuận của nông hộ
sẽ giảm 2,175%. Trong vụ vừa qua chi phí thuốc BVTV chiếm một tỷ trọng
khá cao trong tổng chi phí nên nông hộ cần áp dụng khoa học kỹ thuật và sử
dụng thuốc đúng lúc đúng giai đoạn để không ảnh hưởng đến năng suất và có thể nâng cao lợi nhuận của mình.
Giá giống gieo sạ (lnP5): ở mức ý nghĩa 1% khi tăng giá giống gieo sạ
1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,309%. Tuy chi phí giống chỉ chiếm 7,69% tổng chi phí nhưng giống lại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng, có tác động đến năng
suất và lợi nhuận. Khi tăng giá giống thì chất lượng giống sẽ cao giúp năng
suất đạt được tối đa và sẽ làm tăng lợi nhuận cho nông hộ.
Ngày công lao động (lnX1): ở mức ý nghĩa 10%, khi tăng ngày công lao
động lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 0,157%. Khi ta tăng ngày công lao động
tức là ta sẽ bỏ ra 1 khoản chi phí lao động để sản xuất lúa, điều này sẽ làm
tăng tổng chi phí và sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ.
Thông tin giá lúa (H): với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, những hộ biết thông tin về giá lúa trên thị trường trước khi bán lúa cho thương lái thì lợi nhuận mà họ có được sẽ cao hơn 21,17% (= е0,192
- 1) những hộ không biết thông tin giá lúa. Khi biết được thông tin thì họ có
thể thương lượng với thương lái để có giá bán cao, còn những hộ không biết được thông tin hoặc chỉ biết thông qua người quen thì rất khó có được giá cao,
dễ bị thương lái ép giá.