Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại xã cần đăng huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 61)

xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang

Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, cần hướng đến một số giải pháp sau:

Nông dân nên hạn chế sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng để có thể

giảm chi phí giúp tăng lợi nhuận và năng suất, đối với các côn trùng thì có thể

sử dụng thiên địch thay vì thuốc như nuôi cá trên đồng ruộng, thả vịt vào ăn,

chuẩn bị đất thật kỹtrước khi xuống giống có thể làm giảm bệnh trong chu kỳ

sản xuất. Sử dụng các loại giống xác nhận, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với đất đai thổ nhưỡng, để đạt được năng suất tốt nhất. Từ đó không

ngừng nâng cao chất lượng hạt lúa, phù hợp nhu cầu thị trường, dễ tiêu thụ và tránh bị thương lái ép giá.

Nông dân nên mạnh dạn áp dụng những gì đã được tập huấn vào sản xuất

nhằm nâng cao lợi nhuận.

Sử dụng liều lượng phân bón hợp lý, đúng loại phân và đúng liều lượng

nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận.

Thường xuyên cập nhật thông tin báo đài, giá cả thị trường để nắm bắt được giá lúa khi đến vụ thu hoạch và xem xét giữa vấn đề bán ngay hay dự

trữ lại cái nào sẽ đạt hiệu quả hơn. Hầu hết nông dân đều bán lúa ướt ngay tại

phơi lúa. Do đó thương lái lợi dụng điều kiện thời tiết hay giao thông không

thuận lợi, họ ép giá dẫn đến thu nhập của nông dân giảm. Chính vì vậy, chính

quyền địa phương cần khuyến khích các doanh nghiệp liên kết sản xuất với

nông dân bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra cho nông dân.

Vận động nông dân tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn về kỹ thuật

trồng lúa mới. Đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa

học kỹ thuật, tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nông dân sản xuất giỏi để các nông dân học hỏi với nhau.

Phải tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước) giúp người dân sản xuất có hiệu

quả, tăng năng suất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Huyện Châu Thành là 1 trong 4 huyện của tỉnh An Giang có thực hiện chương trình cánh đồng mẫu lớn, tuy nhiên xã Cần Đăng vẫn chưa tham gia vì vậy nên triển khai chương trình cánh đồng mẫu lớn, giúp nông dân có được

những điều kiện thuận lợi từ chương trình nay như: được cung cấp giống đầu vào, được hướng dẫn chăm sóc lúa theo quy trình “sạch”, được bao tiêu sản

phẩm đầu ra,.... giúp người nông dân đạt lợi nhuậnhơn.

Các phòng ban chức năng của xã nên thành lập ra những quỹ nhằm hỗ

trợ, giúp đỡ cho những hộ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản xuất lúa là hoạt động chính của nông dân ĐBSCL nói chung và

người dân xã Cần Đăng nói riêng. Vì vậy, thu nhập và đời sống của nông hộ

chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập chính là trồng lúa. Đây chính là nguồn cung

cấp lương thực chủ yếu cho người dân địa phương và góp phần vào tăng trưởng kinh tế nước nhà, an ninh lương thực quốc gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập từ lúa là nguồn thu nhập

chính và quan trọng của người dân, đa số các nông hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm (>20 năm), trình độ học vấn của các chủ hộ tương đối thấp và tập quán sản xuất là dựa theo kinh nghiệm là chính không dám mạo hiểm áp dụng các KHKT khác mà chỉ học tập theo người quen, từ gia đình nên khả năng tiếp thu KHKT còn hạn chế.

Qua kết quả phân tích cũng cho thấy hiệu quả sản xuất chưa cao, chi phí

sản xuất trung bình của nông hộ là 2.159.590 đồng/1.000m2, chi phí khá cao, trong khi doanh thu trung bình là 2.452.760 đồng/1.000m2, lợi nhuận trung

bình của nông hộ là 293.170 đồng/1.000m2.

Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy biến loại

giống, tập huấn, ngày công lao động, biến chi phí thuốc BVTV, biến lượng P

nguyên chất có ý nghĩa trong mô hình. Loại giống IR50404 tuy làm tăng năng

suất nhưng do chất lượng thấp, giá bán không cao nên được khuyến cáo không

nên sử dụng loại giống này nhiều. Ngoài ra, phần lớn nông hộ sử dụng quá

mức thuốc bảo vệ thực vật nên làm cho năng suất mang lại chưa cao. Việc sử

dụng quá mức các yếu tố đầu vào sẽ dẫn đến làm tăng chi phí vô ích và ảnh hưởng đến môi trường sản xuất.

Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận cho thấy giá phân lân nguyên chất, giá

phân kali nguyên chất, giá thuốc BVTV, ngày công lao động có ảnh hưởng

làm giảm lợi nhuận và biết được thông tin giá lúa đầu ra và tăng giá giống sẽ giúp làm tăng lợi nhuận của nông hộ trong vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng,

huyện Châu Thành – An Giang.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương

Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho

nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phương, nhằm khuyến khích các hộ làm theo.

Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dưỡng và không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông, để

phục vụ tốt công tác hướng dẫn sản xuất cho bà con nông dân. Cung cấp và

hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón, thuốc bảo vệ thực

vật đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng. Tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn và phù hợp với điều kiện của địa phương. Chú trọng công tác khuyến

nông cả về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lẫn chuyển giao quản lý, thông tin giá

cả kịp thời cho nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích nông dân sử dụng giống xác nhận, phổ biến lịch thời vụ đến từng tổ, từng ấp giúp nông dân nắm rõ lịch thời vụ và thực hiện có hiệu

quả.

Để cây lúa ngày càng phát triển, ngoài việc tôn vinh những người trồng

lúa, tỉnh nên có những chính sách khuyến khích, ưu đãi người trồng lúa song

song với việc liên kết với các xã, các huyện để chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng

thị trường tiêu thụ trong thời gian tới.

5.2.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Cần có các chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất để các hộ có thể có tiếp

cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, để có thể có đủ vốn để áp dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Nhà nước nên liên kết chặc chẽ hơn với các doanh nghiệp để tìm đầu ra

cho cây lúa của tỉnh để nông dân không phải lao đau với tình trạng "được mùa mất giá"; đồng thời sẽ hộ trợ cung cấp cho nông dân về các loại yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc BVTV có chất lượng và hiệu quả tốt nhất; Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống, chăm sóc và thu hoạch.

Có chính sách trợ giá lúa giống, và giá đầu ra cho các sản phẩm từ lúa,

hỗ trợ xuất khẩu để khuyến khích người trồng và chế biến sản phẩm từ lúa

Cần có các biện pháp đảm bảo cho nông dân không bị thiệt thòi khi mua vật tư hoặc bán nông sản, giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi nhất thời của thị trường đối với sản xuất bằng các chính sách về nông sản.

5.2.3 Đối với nhà khoa học

Nghiên cứu ra nhiều giống mới có phẩm chất cao, chống chịu được với

thời tiết, thích nghi với từng loại đất ở địa phương. Nghiên cứu ra những quy

trình canh tác mới hiệu quả, những loại BVTV mới hiệu quả nhưng phải có lợi

cho môi trường và cho thiên địch theo phương châm “An toàn cho người sản

xuất và thân thiện với môi trường”, nhằm giúp nông dân hạn chế được chi phí, nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận cho người nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử An Giang. Đặc điểm nhóm đất, [online] <http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8 xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNPA_2CbEdFAPYb G4Q!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/angia ng/trangchu/gioithieu/dieukientunhien/dacdiemnhomdat> [truy cập ngày 02/11/2013]

2. Công ty cổ phần Hưng Lâm. Các giống lúa đặc trưng, [online] <http://www.hunglamrice.com.vn/cac-giong-lua-dac-trung/giong-lua-ir-

50404/353/576> [truy cập ngày 31/10/2013]

3. Cục trồng trọt. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phân bón , [online] <http://www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?index=detail&type=b&i dtin=219> [truy cập ngày 31/10/2013]

4. David Colman và Trevor Young, 1994. Nguyên lý kinh tế nông

nghiệp. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Lương Ngọc Dương , Trần Công Tá.

Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Frank Ellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Kỷ yếu lúa gạo An Giang, 2010. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội

An Giang, [online] <http://www.hunglamrice.com.vn/tong-quan-kinh-te-xa- hoi/350>, [truy cập ngày 24/08/2013]

8. Huyện Châu Thành – tỉnh An Giang. Tổng quan, [online] <http://chauthanh.angiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=1&id=6> [truy cập ngày 24/08/2013]

9. Lâm Quang Huyên, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong

nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ.

10.Mai Văn Nam, Nguyễn Ngọc Lam, 2008. Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.

11.Mai Văn Nam, 2008. Giáo Trình Kinh tế lượng. Nhà xuất bản Văn

Hóa Thông Tin.

12.Ngô Thị Thanh Nhàn, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất vụ lúa Đông

Xuân tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng năm 2012 - 2013. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

13.Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Bài giảng Kinh tế sản xuất. Đại học Cần

Thơ.

14.Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố hưởng đến

hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011. Kỷ yếu khoa học. Trường Đại học Cần Thơ.

15.Nguyễn Ngọc Phương Nghi, 2012. Phân tích hiệu quả kinh tế sản

xuất lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

16.Nguyễn Văn Bình, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng

lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

17.Nguyễn Văn Song. Hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của nông dân ngoại thành Hà Nội, [pdf] <http://www.hua.edu.vn:85/tc_khktnn/Upload%5CSXluacuanongdanngoaitha nh_ktptnt452006.pdf> [truy cập ngày 29/10/2013]

18.Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân, Trần Thị Thu Duyên, 2010. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Cần

Thơ.

19.Phạm Văn Út. Giới thiệu những giống lúa phẩm chất tốt, [doc] <http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/7eea7348-60ac-4e4d-9f52-

5728d358fdb5/Gi%E1%BB%9Bi+thi%E1%BB%87u+nh%E1%BB%AFng+g i%E1%BB%91ng+l%C3%BAa+ph%E1%BA%A9m+ch+%E1%BA%A5t+t% E1%BB%91t.doc?MOD=AJPERES&CONVERT_TO=url&CACHEID=7eea 7348-60ac-4e4d-9f52-5728d358fdb5> [truy cập ngày 02/11/2013]

20.Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành tỉnh

An Giang, 2011. Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2011. Huyện

Châu Thành, tỉnh An Giang.

21.Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành tỉnh

An Giang, 2011. Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2012. Huyện

Châu Thành, tỉnh An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22.Trần Quốc Khánh, 2005. Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội

23.Ủy ban Nhân dân xã Cần Đăng, 2013. Báo cáo Tình hình phát triển

Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013. Xã Cần Đăng.

PHỤ LỤC 1

ĐẶC TÍNH CỦA TỪNG LOẠI GIỐNG Giống lúa OM 4218

Giống lúa OM 4218 thuộc loại giống lúa thuần, được chọn lọc từ tổ hợp

lai OM2031/MTL250 bởi nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hoa, Trần Đình Giỏi và Phạm Thị Mùi. OM4218 đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ Nông

nghiệp công nhận là giống lúa chính thức (Quốc gia) vào ngày 12/8/2010. Giống lúa OM4218 có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (90-95 ngày), đẻ nhánh khá, rạ cứng, chiều cao cây trung bình (90-95 cm), dạng hình gọn. số bông/m2 khá cao (352-416 bông), bông hạt đóng chùm, số hạt trắc

trên bông cao (trung bình 90 hạt), nặng hạt (trọng lượng 1.000 hạt 25 -26g), hạt gạo đẹp, thon dài (7,32 mm), cơm dẻo và ngon, phù hợp gạo xuất khẩu.

OM4218 kháng trung bình với Rầy nâu, hơi kháng Đạo ôn, năng suất khá cao

(Vụ Đông Xuân 6-8 tấn/ha/vụ, Vụ Hè Thu 4-6 tấn/ha/vụ).

Giống lúa OM 4218 trồng được cả trong vụ Đông-Xuân và vụ Hè – Thu.

Đây là giống lúa khá tốt đã đưa ra sản xuất diện rộng và bổ sung vào cơ cấu

nhóm giống phẩm chất cho các tỉnh thành như: Cần Thơ, An Giang, Kiêng

Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, …

Giống lúa OM 5451

Giống lúa OM 5451 thuộc loại giống lúa thuần, được chọn từ tổ hợp lai

Jasmine 85/OM2490 bởi nhóm tác giả Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa

và Huỳnh Thị Phương Loan. OM 5451 đã được Hội đồng Khoa học Công

nghệ Bộ Nông nghiệp công nhận là giống lúa chính thức (Quốc gia) vào ngày 23/6/2011.

Giống lúa OM 5451 có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (90-95 ngày), đẻ nhánh khá, rạ tương đối cứng, chiều cao cây trung bình (95-100 cm), dạng hình đẹp, bông hạt đóng chùm, tỷ lệ hạt lép thấp, khá nặng hạt (trọng lượng 1.000 hạt 25 -26g), hạt gạo đẹp, thon dài, ít bạc bụng, cơm mềm dẻo và ngon, phù hợp gạo xuất khẩu. OM 5451có khả năng chống chịu khá với Rầy

nâu bệnh Vàng lùn, lùn xoắn lá, cũng như bệnh Đạo ôn, năng suất khá cao (Vụ Đông Xuân 6-8 tấn/ha/vụ, Vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha/vụ).

Giống lúa OM 5451 trồng được cả trong vụ Đông-Xuân và vụ Hè – Thu.

Đây là giống lúa khá tốt đã đưa ra sản xuất diện rộng và bổ sung vào cơ cấu

nhóm giống phẩm chất cho các tỉnh thành như: Cần Thơ, An Giang, Kiêng

Giống lúa IR50404

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa IR 50404 là giống được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội

của IRRI.Được công nhận giống theo Quyết định số 126 NN-KHCN/QĐ, ngày 21 tháng 5 năm 1992

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IR 50404 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân (các tỉnh phía Nam) là 95 -100 ngày.

Chiều cao cây: 85 - 90 cm.

Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,10. Trọng lượng 1000 hạt: 22 - 23 gram.

Hàm lượng amilose (%): 26,0.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha, cao có thể đạt: 55 – 65 tạ/ha.

Khả năng chống đổ kém. Chịu rét kém. Chịu chua và phèn trung bình. Là giống kháng vừa với Rầy nâu và bệnh Đạo ôn. Nhiễm nhẹ với bệnh

Vàng lá. Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn.

z = -0.310

Ho: luongg~g(giong~12==1) = luongg~g(giong~12==2) adjusted variance 1041.97

--- adjustment for ties -404.70 unadjusted variance 1446.67 combined | 61 1891 1891 ---+--- 2 | 5 165 155 1 | 56 1726 1736 ---+--- gionglua12 | obs rank sum expected Two-sample Wilcoxon rank-sum (Mann-Whitney) test . ranksum luonggiong , by( gionglua12 )

Prob > |z| = 0.1455 z = 1.455

Ho: luongg~g(giong~02==0) = luongg~g(giong~02==2) adjusted variance 52.05

--- adjustment for ties -4.20 unadjusted variance 56.25 combined | 14 105 105 ---+---

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại xã cần đăng huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 61)