Bảng 4.12 thể hiện các chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1.000m2 vụ
Hè Thu tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang. Tổng chi phí trong quá trình trồng lúa bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc
BVTV, chi phí lao động gia đình, chi phí thuê lao động, chi phí máy móc và chi phí khác. Việc tổng hợp chi phí đầu vào giúp ta thấy được chi phí nào chiếm phần quan trọng và từ đó đưa ra biện pháp sử dụng yếu tố đầu vào hợp
lý hơn.
Bảng 4.12: Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu
Thành – An Giang Chi phí Trung bình (1.000đồng/1.000m2) Tỷ trọng (%) Chi phí giống 166,04 7,69 Chi phí phân bón 510,25 23,63 Chi phí thuốc BVTV 479,12 22,19 Chi phí thuê LĐ 239,16 11,07 Chi phí LĐGĐ 270,97 12,55 Chi phí máy móc 446,71 20,68 Chi phí khác 47,34 2,19 Tổng 2.159,59 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Ghi chú: BVTV: Bảo vệ thực vật, LĐGĐ: Lao động gia đình, LĐ: Lao động
Tổng chi phí sản xuất trung bình là 2.159.590 đồng/1.000m2, trong đó
23,63% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí thuốc BVTV chiếm 22,19% tổng chi
phí, đến chi phí máy móc 20,68%. Điều này cho thấy: phân bón, thuốc BVTV
và máy móc là yếu tố đầu vào quan trọng. Do quan niệm phân, thuốc BVTV và máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông
hộ, tuy nhiên các khoản chi phí đầu vào khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận
của nông hộ.
Chi phí giống: chi phí giống chiếm 7,69% tổng chi phí, tuy chiếm tỷ
trọng không cao nhưng giống là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của nông hộ. Bảng 4.13: Chi phí giống trung bình Tên giống Lượng giống (kg/1.000m2) Đơn giá (1.000 đồng) Chi phí giống (1.000đồng/1.000m2) IR50404 19,55 9,22 172,54a OM4218 16,67 10,17 168,80a OM5451 16,96 7,40 123,45b Tổng 17,06 9,85 166,04***
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng giống gieo sạ giữa các nhóm giống;
a,b: sự khác biệt giữa các nhóm giống ở mức ý nghĩa 10% (phụ lục 2.8)
Bảng 4.13 cho thấy có sự khác biệt về chi phí giống giữa các loại giống ở
mức ý nghĩa 10%. Chi phí giống trung bình của xã là 166.040 đồng/1.000m2. Chi phí trung bình của giống IR50404 cao nhất 172.540 đồng/1.000m2, kế tiếp
là chi phí trung bình của giống OM4218 là 168.800 đồng/1.000m2, và thấp
nhất là giống OM5451 với chi phí 123.450 đồng/1.000m2.
Chi phí phân bón: Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất hoạt động sản xuất lúa. Chi phí bón phân cũng cao hơn nhiều so với các chi phí đầu vào khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều hơn mức cần thiết sẽ rất dễ làm cho lúa bị nhiễm sâu bệnh dẫn đến giảm năng suất và làm tăng chi phí sản xuất (do tăng chi phí sử dụng phân bón).
Chi phí phân bón là tổng số tiền mà nông hộ bỏ ra mua các loại phân bón
để bón cho diện tích lúa mà hộ canh tác. Qua số liệu của bảng 4.14 cho thấy, chi phí phân bón trung bình của hộ sử dụng giống IR50404 là 556.520
đồng/1000m2, chi phí phân bón của hộ sử dụng giống OM4218 là 501.750
đồng/1000m2, chi phí phân bón của hai loại giống này có sự khác biệt ở mức ý
nghĩa 5%. Chi phí phân bón của giống OM5451 là 522.140 và không có ý nghĩa thống kê so với hai loại trên. Tuy chi phí giống OM5451 thấp nhất nhưng do các hộ sử dụng các loại giống được mua từ người quen nên chất lượng giống không tốt, dẫn đến việc phải sử dụng lượng phân nhiều là chi phí
Bảng 4.14: Chi phí phân bón trung bình vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng,
huyện Châu Thành – An Giang
Đvt: 1.000đồng/1.000m2
Giống Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch chuẩn
IR50404 454,63 556,52a 671,30 68,82
OM4218 349,50 501,75b 651,85 58,56
OM5451 410,19 522,14ns 653,13 90,50
Tổng 349,50 510,25** 671,30 64,07
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng giống gieo sạ giữa các nhóm giống;
a,b: sự khác biệt giữa các nhóm giống, **: mức ý nghĩa 5% (phụ lục 2.1)
Các loại phân bón được các hộ sử dụng nhiều là Urê (46%N), DAP (18- 46-0), KCL (60%K2O), NPK (20-20-15), NPK (16-16-8),…
Bảng 4.15: Lượng phân bón trung bình trên 1.000m2 vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang
Đvt: Kg/1.000m2
Lượng sử dụng thực tế
Khối lượng
IR50404 OM4218 OM5451
Trung bình Khuyến cáo N 11,83a 10,66b 11,60ns 10,86*** 8 – 10 P 6,38 6,19 7,17 6,29ns 5 – 7 K 6,31 5,50 4,70 5,55ns 3 – 4 Tổng lượng phân 24,52 22,35 23,47 22,70
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013 và Trung tâm khuyến nông huyện Châu Thành Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng P, K giữa các nhóm giống; a,b: cùng chữ cái không có sự khác biệt, khác chữ cái có sự khác biệt; (***): có sự khác biệt
giữa các nhóm giống ở mức ý nghĩa 10% (phụ lục 2.2)
Bảng 4.15 cho thấy, tổng lượng phân trung bình là 22,70 kg/1.000m2,
trong đó, lượng đạm trung bình là 10,86 kg/1.000m2, và có ý nghĩa ở mức 10%, trong đó giống IR50404 và giống OM4218 có sự khác biệt về lượng đạm, giống OM5451 không có sự khác biệt so với hai giống trên. Lượng lân và kali đều không có sự khác biệt giữa các giống lúa. Theo mức khuyến cáo sử
dụng lượng phân của Trung tâm khuyến nông huyện Châu Thành cho thấy đa
số nông hộ đều sử dụng lượng phân vượt mức khuyến cáo, riêng lượng P nông
hộ sử dụng vẫn nằm trong mức khuyến cáo. Lượng N được nông dân sử dụng
nhiều vì đây là loại phân quan trọng nhất có ảnh hưởng đến năng suất nên
người dân nơi đây luôn sử dụng vượt mức khuyến cáo với mong muốn là sử
dụng càng nhiều phân thì năng suất càng cao. Kali là loại phân giúp cứng cây
và làm tăng phẩm chất nông sản nên người dân cũng có tâm lý sử dụng càng
nhiều thì càng tốt nên thường bỏ qua mức khuyến cáo của Trung tâm.
Phân đạm (N): Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây
trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Phân lân (P): Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy
cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối
với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất,
chống một số loại sâu bệnh hại v.v… Thiếu lân không những làm cho năng
suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm.
Phân kali (K): Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo
cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali
làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây
Chi phí thuốc BVTV: Tương tự như phân bón, thuốc BVTV cũng chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí với tỷ lệ là 22,19%.
Bảng 4.16: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật trung bình vụ Hè Thu 2013 tại xã
Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang
Đvt: 1.000đồng/1.000m2
Giống Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch chuẩn
IR50404 330,80 475,22 679,01 115,31
OM4218 230,00 472,70 660,19 105,77
OM5451 438,58 558,11 714,12 102,34
Tổng 230,00 479,12ns 714,12 107,49
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng thuốc BVTV giữa các nhóm giống
(phụ lục 2.8)
Chi phí thuốc BVTV trung bình là 479.120 đồng/1.000m2 và không có sự khác biệt giữa các loại giống. Theo thông tin khảo sát thì trong quá trình sản xuất lúa, các nông hộ sử dụng chủ yếu các loại thuốc cơ bản: Thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc, thuốc trừ sâu, thuốc phòng và trị các bệnh hại lúa, thuốc dưỡng
cho cây lúa.
Trong bài nghiên cứu này, thuốc BVTV không được tính theo nồng độ
nguyên chất mà tính dựa trên chi phí sử dụng thuốc BVTV mà các nông hộ được phỏng vấn. Lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của từng vụ mùa trong năm đó. Nếu năm nào có nhiều sâu bệnh
dụng, nông dân dựa vào hướng dẫn trên nhãn của chai thuốc, hướng dẫn của người bán và kinh nghiệm của chính mình là chủ yếu.
Điều này cho thấy các dịch bệnh diễn biến thất thường, xuất hiện một số
bệnh lạ trên lúa gọi là bệnh vi khuẩn hại lúa cũng như rầy nâu, nhện gié,… có nhiều diện tích lúa bị mất trắng do vi khuẩn. Chính vì vậy mà nông dân sử
dụng nhiều thuốc BVTV hơn dẫn đến chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ trọng cao.
Chi phí lao động: Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong
quá trình sản xuất nông nghiệp. Lao động bao gồm lao động gia đình và lao
động thuê. Đơn vị tính của lao động là ngày công. Một ngày công được hiểu như là một ngày làm việc của một người bình thường.
Chi phí lao động gia đình: chi phí lao động gia đình chiếm tỷ lệ 12,55%
tổng chi phí. Đa số người dân tận dụng lao động nhà để sản xuất, trừ những hộ có ít lao động hoặc diện tích lớn phải thuê lao động. Chi phí lao động gia đình trung bình là 270.970 đồng/1.000m2.
Chi phí thuê lao động: trong hoạt động sản xuất lúa thì lao động thuê ở
hầu hết các khâu từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình canh tác: gieo trồng,
làm cỏ, bón phân, phun xịt thuốc BVTV, cắt lúa, vận chuyển. Tất nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng thuê ở tất cả các khâu mà họ có thể sử dụng công lao động nhà nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Tùy thuộc thuê lao động ở
khâu nào mà hộ sẽ có cách trả tiền cho lao động thuê khác nhau. Khâu bón
phân (tính theo bao phân), nông dân thường thuê 30.000 đồng/bao; xịt thuốc
(tính theo bình) 7.000 – 8.000 đồng/bình xịt. Ngoài ra, vào thời điểm thu
hoạch nhu cầu cần sử dụng lao động thuê rất cao. Trên 1000m2, chi phi thuê
lao động trung bình là 239,160 đồng/1.000m2.
Chi phí máy móc: trong vụ sản xuất lúa mùa vừa qua thì chi phí máy móc phục vụ cho việc trạc, cày xới đất, bơm nước và chi phí thu hoạch (suốt
lúa) nên chiếm tỷ trọng khá cao với tỷ lệ 20,68% tổng chi phí.
Chi phí khác: bao gồm chi phí thuê đất, chi phí lãi vay. Sản xuất lúa vụ
Hè Thu 2013 không phải nông hộ nào cũng thuê đất canh tác, hộ có ít đất nhưng có điều kiện kinh tế nên muốn thuê thêm đất sản xuất để tăng thêm thu nhập. Chi phí thuê đất thường là 3.500.000 đồng/1.000m2/năm. Đối với hộ
thiếu vốn trong quá trình sản xuất nên phải vay vốn ngân hàng hoặc mua chịu
vật tư đến cuối vụ thanh toán lãi. Nông hộ canh tác với những ruộng lúa có
thể xa hoặc gần những kênh rạch nơi mà thương lái đến thu mua. Trung bình chi phí vận chuyển khoảng 5.000 đồng/bao lúa. Tùy thuộc vào điều kiện xa
hay gần của từng mảnh ruộng mà chi phí vận chuyển khác nhau, một số hộ có