Phần lớn lượng giống sạ ở các nông hộ điều vượt khuyến cáo nguyên nhân cũng do các nông hộ có thói quen sạ với lượng giống cao để hạn chế
khâu dặm lúa và hạn chế thất thoát mầm do thời tiết. Tuy nhiên nông hộ tại xã vẫn gieo sạ theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng đúng kỹ thuật. Do
trình độ học vấn của nông hộ tại nơi thu thập số liệu còn thấp và kinh nghiệm
trồng lúa trung bình khá cao nông dân còn bảo thủ trong sản xuất nên việc tiếp
thu, áp dụng kỹ thuật mới còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.7: Lượng giống gieo sạ vụ Hè Thu 2013 của xã Cần Đăng, huyện Châu
Thành – An Giang
Đvt: kg/1.000m2
Giống Số hộ Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch chuẩn
IR50404 9 15,43 19,55a 23,15 3,60
OM4218 56 15,43 16,67b 23,15 1,88
OM5451 5 15,43 16,98ns 19,23 2,11
Tổng 70 15,43 17,06** 23,15 2,34
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng giống gieo sạ giữa các nhóm giống;
a,b: sự khác biệt giữa các nhóm giống ở mức ý nghĩa 5% (phụ lục 2.1)
Bảng 4.7 thể hiện lượng giống gieo sạ lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang. Kết quả cho thấy có một số sự khác
biệt về lượng giống sạ giữa các giống lúa. Trong đó: Giống lúa OM5451 không có sự khác biệt với hai loại giống kia. Giống IR50404 và giống
OM4218 có sự khác biệt về lượng giống gieo sạ. Lượng giống sạ trung bình của nông hộ trồng lúa khoảng 17,06 kg/1.000m2, lượng giống sạ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, sâu bệnh nhiều, thiếu dinh dưỡng có
thể tốn nhiều chi phí phân, thuốc trong việc quản lý dịch hại. Do đó chi phí đầu vào tăng, giảm lợi nhuận của nông hộ.
4.1.7 Tham gia tập huấn và áp dụng khoa học kỹ thuật
Bảng 4.8 mô tả tình hình tham gia tập huấn của nông hộ sản xuất lúa vụ
Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang. Kết quả cho
thấy số lượng nông dân tham gia tập huấn chiếm 54,3% và số hộ không tham
gia tập huấn là 45,7%.
Bảng 4.8 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ
Tình hình tham gia tập huấn Số hộ Tỷ trọng (%)
Không tham gia tập huấn 32 45,7
Tham gia tập huấn 38 54,3
Tổng 70 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất của nông hộ được thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9 Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ
Đvt: Hộ
Tình hình áp dụng KHKT CT IPM 1P5G 3G3T Sạ
hàng
Không biết kỹ thuật mới 9 38 3 6
Biết kỹ thuật mới 61 32 67 64
+ Áp dụng vào sản xuất 32 6 29 2
+ Không áp dụng vào sản xuất 29 26 38 62
Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Ghi chú: KHKT: khoa học kỹ thuật; CTIPM: chương trình Integrated Pest Managemen, 1P5G: 1 phải 5 giảm,; 3G3T: 3 giảm 3 tăng
Bảng 4.9 cho ta thấy trong 70 hộ thì có nhiều hộ nông dân biết đến kỹ
thuật mới, có 61 hộ biết đến chương trình IPM, 32 hộ biết đến kỹ thuật 1 phải
– 5 giảm, 67 hộ biết đến kỹ thuật 3 giảm – 3 tăng và 64 hộ biết đến kỹ thuật sạ
hàng. Tuy nhiên, mặc dù số hộ biết các kỹ thuật mới rất nhiều nhưng lại ít hộ
áp dụng các kỹ thuật mới đó. Một phần do trình độ hiểu biết về các chương
trình kỹ thuật của nông hộ còn hạn chế nên chưa mạnh dạn áp dụng vào sản
xuất. Mặc khác do thói quen canh tác theo kinh nghiệm của nông hộ nên chưa
mới vào sản xuất kết quả đem lại không cao nên nông dân không áp dụng kỹ
thuật mới vào sản xuất.
4.1.8 Thị trường tiêu thụ
Bảng 4.10 thể hiện tình hình biết thông tin về giá tiêu thụ lúa vụ Hè Thu 2013 của xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang.
Bảng 4.10: Thông tin về giá tiêu thụ lúa của nông hộ
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Phương tiện truyền thông 15 21,4
Thương lái 70 100,0
Người quen 52 74,3
Không có thông tin giá 1 1,4
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Các nông hộ biết thông tin tiêu thụ lúa gặp rất nhiều khó khăn, nông dân không được bao tiêu sản phẩm, đầu ra không ổn định và nguồn thông tin giá
cả thị trường chủ yếu là thông qua thương lái (100%), từ người quen (74,3%), phương tiện thông tin đại chúng (21,4%) và 1,4% nông dân không có thông tin giá cả trước khi bán lúa. Nguồn thông tin giá cả không đầy đủ nên nông dân không thể chủ động giá bán mà phải chấp nhận giá do thương lái đưa ra. Theo
kết quả điều tra 70 hộ nông dân thì có 65 hộ bán lúa ướt tại ruộng sau khi thu
hoạch, bởi vì vận chuyển ra các nhà máy, vựa lúa thì tốn nhiều chi phí và thời
gian, 5 hộ còn lại do thương lái không thu mua nên họ bắt buộc phải vận
chuyển đến nhà máy, vựa lúa hay sấy khô để chờ bán cho thương lái, có hộ thì
có nhà kho để bảo quản nên họ đem về phơi đợi lúc tăng giá để bán.
4.1.9 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa
Bảng 4.11 thể hiện những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang.
Kết quả cho thấy có 38,6% nông dân đủ vốn sản xuất, giao thông tại xã rất thuận lợi cho việc sản xuất cũng như vận chuyển lúa đi bán. Bên cạnh
những thuận lợi thì cũng có nhiều khó khăn trong sản xuất, tuy được đi tập
huấn nhiều nhưng người dân vẫn khó tiếp thu được các kỹ thuật mới, mặt khác
do không chủ động trong việc tìm hiểu thông tin thị trường nên tình hình giá bán lúa cũng không được người dân biết nhiều dẫn đến việc các hộ dễ bị thương lái ép giá và phải bán với giá thấp. Đối với số hộ thiếu vốn họ thường
phải đi vay ngân hàng hoặc vay bên ngoài để sản xuất. Ngoài ra, các cửa hàng vật tư cũng tạo điều kiện cho nông dân mua chịu các đầu vào như: giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật nên cũng có thể hạn chế số vốn cần phải có, tuy
nhiên họ phải chịu mức lãi suất từ 2- 3%/tháng cùng với giá đầu vào ngày
Bảng 4.11: Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất vụ Hè Thu 2013 của nông hộ
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Thuận lợi
Đủ vốn sản xuất 27 38,6
Giao thông thuận lợi 67 95,7
Hệ thống thuỷ lợi phát triển 54 77,1
Chính sách mua bán (mua chịu) 49 70,0
Khó khăn
Thiếu vốn sản xuất 43 61,4
Giống lúa khó bán 5 7,1
Lao động khan hiếm 12 17,1
Thiếu thông tin kỹ thuật 45 64,3
Thiếu thông tin giá cả 55 78,6
Sản phẩm khó bảo quản 13 18,6
Giá đầu vào ngày càng tăng 70 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA CỦA VỤ HÈ THU CỦA VỤ HÈ THU
4.2.1. Chi phí sản xuất lúa Hè Thu 2013
Bảng 4.12 thể hiện các chi phí sản xuất lúa trung bình trên 1.000m2 vụ
Hè Thu tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang. Tổng chi phí trong quá trình trồng lúa bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc
BVTV, chi phí lao động gia đình, chi phí thuê lao động, chi phí máy móc và chi phí khác. Việc tổng hợp chi phí đầu vào giúp ta thấy được chi phí nào chiếm phần quan trọng và từ đó đưa ra biện pháp sử dụng yếu tố đầu vào hợp
lý hơn.
Bảng 4.12: Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu
Thành – An Giang Chi phí Trung bình (1.000đồng/1.000m2) Tỷ trọng (%) Chi phí giống 166,04 7,69 Chi phí phân bón 510,25 23,63 Chi phí thuốc BVTV 479,12 22,19 Chi phí thuê LĐ 239,16 11,07 Chi phí LĐGĐ 270,97 12,55 Chi phí máy móc 446,71 20,68 Chi phí khác 47,34 2,19 Tổng 2.159,59 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Ghi chú: BVTV: Bảo vệ thực vật, LĐGĐ: Lao động gia đình, LĐ: Lao động
Tổng chi phí sản xuất trung bình là 2.159.590 đồng/1.000m2, trong đó
23,63% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí thuốc BVTV chiếm 22,19% tổng chi
phí, đến chi phí máy móc 20,68%. Điều này cho thấy: phân bón, thuốc BVTV
và máy móc là yếu tố đầu vào quan trọng. Do quan niệm phân, thuốc BVTV và máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông
hộ, tuy nhiên các khoản chi phí đầu vào khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận
của nông hộ.
Chi phí giống: chi phí giống chiếm 7,69% tổng chi phí, tuy chiếm tỷ
trọng không cao nhưng giống là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của nông hộ. Bảng 4.13: Chi phí giống trung bình Tên giống Lượng giống (kg/1.000m2) Đơn giá (1.000 đồng) Chi phí giống (1.000đồng/1.000m2) IR50404 19,55 9,22 172,54a OM4218 16,67 10,17 168,80a OM5451 16,96 7,40 123,45b Tổng 17,06 9,85 166,04***
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng giống gieo sạ giữa các nhóm giống;
a,b: sự khác biệt giữa các nhóm giống ở mức ý nghĩa 10% (phụ lục 2.8)
Bảng 4.13 cho thấy có sự khác biệt về chi phí giống giữa các loại giống ở
mức ý nghĩa 10%. Chi phí giống trung bình của xã là 166.040 đồng/1.000m2. Chi phí trung bình của giống IR50404 cao nhất 172.540 đồng/1.000m2, kế tiếp
là chi phí trung bình của giống OM4218 là 168.800 đồng/1.000m2, và thấp
nhất là giống OM5451 với chi phí 123.450 đồng/1.000m2.
Chi phí phân bón: Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất hoạt động sản xuất lúa. Chi phí bón phân cũng cao hơn nhiều so với các chi phí đầu vào khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều hơn mức cần thiết sẽ rất dễ làm cho lúa bị nhiễm sâu bệnh dẫn đến giảm năng suất và làm tăng chi phí sản xuất (do tăng chi phí sử dụng phân bón).
Chi phí phân bón là tổng số tiền mà nông hộ bỏ ra mua các loại phân bón
để bón cho diện tích lúa mà hộ canh tác. Qua số liệu của bảng 4.14 cho thấy, chi phí phân bón trung bình của hộ sử dụng giống IR50404 là 556.520
đồng/1000m2, chi phí phân bón của hộ sử dụng giống OM4218 là 501.750
đồng/1000m2, chi phí phân bón của hai loại giống này có sự khác biệt ở mức ý
nghĩa 5%. Chi phí phân bón của giống OM5451 là 522.140 và không có ý nghĩa thống kê so với hai loại trên. Tuy chi phí giống OM5451 thấp nhất nhưng do các hộ sử dụng các loại giống được mua từ người quen nên chất lượng giống không tốt, dẫn đến việc phải sử dụng lượng phân nhiều là chi phí
Bảng 4.14: Chi phí phân bón trung bình vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng,
huyện Châu Thành – An Giang
Đvt: 1.000đồng/1.000m2
Giống Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch chuẩn
IR50404 454,63 556,52a 671,30 68,82
OM4218 349,50 501,75b 651,85 58,56
OM5451 410,19 522,14ns 653,13 90,50
Tổng 349,50 510,25** 671,30 64,07
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng giống gieo sạ giữa các nhóm giống;
a,b: sự khác biệt giữa các nhóm giống, **: mức ý nghĩa 5% (phụ lục 2.1)
Các loại phân bón được các hộ sử dụng nhiều là Urê (46%N), DAP (18- 46-0), KCL (60%K2O), NPK (20-20-15), NPK (16-16-8),…
Bảng 4.15: Lượng phân bón trung bình trên 1.000m2 vụ Hè Thu 2013 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang
Đvt: Kg/1.000m2
Lượng sử dụng thực tế
Khối lượng
IR50404 OM4218 OM5451
Trung bình Khuyến cáo N 11,83a 10,66b 11,60ns 10,86*** 8 – 10 P 6,38 6,19 7,17 6,29ns 5 – 7 K 6,31 5,50 4,70 5,55ns 3 – 4 Tổng lượng phân 24,52 22,35 23,47 22,70
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013 và Trung tâm khuyến nông huyện Châu Thành Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng P, K giữa các nhóm giống; a,b: cùng chữ cái không có sự khác biệt, khác chữ cái có sự khác biệt; (***): có sự khác biệt
giữa các nhóm giống ở mức ý nghĩa 10% (phụ lục 2.2)
Bảng 4.15 cho thấy, tổng lượng phân trung bình là 22,70 kg/1.000m2,
trong đó, lượng đạm trung bình là 10,86 kg/1.000m2, và có ý nghĩa ở mức 10%, trong đó giống IR50404 và giống OM4218 có sự khác biệt về lượng đạm, giống OM5451 không có sự khác biệt so với hai giống trên. Lượng lân và kali đều không có sự khác biệt giữa các giống lúa. Theo mức khuyến cáo sử
dụng lượng phân của Trung tâm khuyến nông huyện Châu Thành cho thấy đa
số nông hộ đều sử dụng lượng phân vượt mức khuyến cáo, riêng lượng P nông
hộ sử dụng vẫn nằm trong mức khuyến cáo. Lượng N được nông dân sử dụng
nhiều vì đây là loại phân quan trọng nhất có ảnh hưởng đến năng suất nên
người dân nơi đây luôn sử dụng vượt mức khuyến cáo với mong muốn là sử
dụng càng nhiều phân thì năng suất càng cao. Kali là loại phân giúp cứng cây
và làm tăng phẩm chất nông sản nên người dân cũng có tâm lý sử dụng càng
nhiều thì càng tốt nên thường bỏ qua mức khuyến cáo của Trung tâm.
Phân đạm (N): Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây
trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Phân lân (P): Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy
cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối
với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất,
chống một số loại sâu bệnh hại v.v… Thiếu lân không những làm cho năng
suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm.
Phân kali (K): Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo
cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali
làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây
Chi phí thuốc BVTV: Tương tự như phân bón, thuốc BVTV cũng chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí với tỷ lệ là 22,19%.
Bảng 4.16: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật trung bình vụ Hè Thu 2013 tại xã
Cần Đăng, huyện Châu Thành – An Giang
Đvt: 1.000đồng/1.000m2
Giống Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch chuẩn
IR50404 330,80 475,22 679,01 115,31
OM4218 230,00 472,70 660,19 105,77
OM5451 438,58 558,11 714,12 102,34
Tổng 230,00 479,12ns 714,12 107,49
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2013
Kiểm định phi tham số: ns: không có sự khác biệt lượng thuốc BVTV giữa các nhóm giống
(phụ lục 2.8)
Chi phí thuốc BVTV trung bình là 479.120 đồng/1.000m2 và không có sự khác biệt giữa các loại giống. Theo thông tin khảo sát thì trong quá trình sản xuất lúa, các nông hộ sử dụng chủ yếu các loại thuốc cơ bản: Thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc, thuốc trừ sâu, thuốc phòng và trị các bệnh hại lúa, thuốc dưỡng
cho cây lúa.
Trong bài nghiên cứu này, thuốc BVTV không được tính theo nồng độ
nguyên chất mà tính dựa trên chi phí sử dụng thuốc BVTV mà các nông hộ được phỏng vấn. Lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của từng vụ mùa trong năm đó. Nếu năm nào có nhiều sâu bệnh