Kiểm định đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 44)

Dựa vào bảng kết quả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến của mô hình hồi quy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến, vì VIF = 1,64 < 10.

4.3.3 Kiểm định sự tự tƣơng quan

Dựa vào bảng kết quả của kiểm định sự tự tƣơng quan trong mô hình cho thấy mô hình hồi quy không có hiện tƣợng tự tƣợng quan do trong mô hình giá trị prob>chi2 = 0,2774 ≈ 27,74 % >α (α=10%), nên ta chấp nhận giả thiết Ho: không có hiện tƣợng tự tƣợng quan.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT HIỆU QUẢ KỸ THUẬT

4.4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất

Năng suất của việc sản xuất lúa chịu ảnh hƣởng rất nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm các yếu tố đầu vào (giống, phân, thuốc, lao động) và các yếu tố về

thời tiết, khí hậu, đất đai và kĩ thuật sản xuất cá nhân của nông hộ. Phƣơng pháp phân tích hồi quy giúp chúng ta tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ. Tuy nhiên do giới hạn về nghiên cứu, ở đây chúng ta chỉ xét các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất lúa của nông hộ bao gồm lƣợng giống, lƣợng phân nguyên chất, chi phí thuốc BVTV, ngày công lao động (thuê và gia đình) nhƣ đã trình bày ở phần trên. Ƣớc lƣợng mô hình hàm năng suất theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng cực đại MLE bằng phần mềm Frontier 4.1 ta đƣợc kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12: Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp MLE hàm sản xuất COBB_DOUGLAS của hộ trồng lúa tại xã Hòa An năm 2013

Tên biến Hệ số Độ lệch Giá trị t

Hằng số 6,834*** 0,0783 87,2256 Ln Lƣợng giống -0.1281*** 0,0228 -5,623 Ln Diện tích 0,0198*** 0,0063 3,1454 Ln Lƣợng N nguyên chất 0.0007ns 0,0158 0,0462 Ln Lƣợng P nguyên chất 0.0186ns 0,0134 1,3799 Ln Lƣợng K nguyên chất -0,0054ns 0,0038 -1,4246 Ln Chi phí thuốc BVTV -0,0023ns 0,0076 -0,3062 Ln Ngày công LĐGĐ 0,03*** 0,0081 3,7140

Ln Ngày công LĐ thuê 0,0134*** 0,0037 3,6085

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Hòa An, 2013)

Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa.

Nhận xét:

Qua kết quả trên, ta thấy các yếu tố lƣợng giống, diện tích, ngày công LĐGĐ, ngày công LĐ thuê có ý nghĩa trong mô hình góp phần tăng năng suất của các hộ trong vụ Hè Thu năm 2013, hàm sản xuất của nông hộ có dạng sau:

Giải thích mô hình hồi quy:

Qua kết quả bảng 4.12 và 4.13 giá trị F-value = 53,8593% với mức ý nghĩa 1% cho biết 53,8593% sự biến động của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

Bên cạnh đó, hệ số  trong mô hình bằng 0,8407  1 cho thấy tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (Battese and Corra, 1977), hoạt động sản suất của hộ không chỉ ảnh hƣởng bới việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (technical ineffeciency factors) và phƣơng pháp ƣớc lƣợng “khả năng cao nhất” (MLE) phù hợp hơn phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) (Aragon, 2010).

Qua bảng kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp (MLE) hàm sản xuất Cobb-Douglas của nông hộ đƣợc thể hiện ở bảng 4.12, ta thấy các yếu tố nhƣ: lƣợng giống, diện tích, ngày công LĐGĐ, ngày công LĐ thuê có ảnh hƣởng tới năng suất của nông hộ trong vùng nghiên cứu.

Biến lượng giống

Hệ số của biến Ln lƣợng giống là -0.1281 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ở điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi ta tăng 1% lƣợng giống thì năng suất sẽ giảm 0,1281%.

Vì nếu nông hộ sử dụng lƣợng giống vƣợt mức khuyến cáo thì mật độ cây lúa quá dày cây khó có thể hấp thu đƣợc dƣỡng chất trong giai đoạn phát triển, đồng thời dễ bị nhiễm bệnh và dễ đổ ngã ở giai đoạn chín, dẫn đến năng suất giảm. Tuy nhiên lƣợng giống gieo sạ cần phải sử dụng cân đối và hợp lí, nếu giảm quá mức thì sẽ ảnh hƣởng làm giảm năng suất.

Biến diện tích

Hệ số của biến Ln diện tích là 0,0198 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ở điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi ta tăng 1% diện tích thì năng suất tăng 0,0198%.

Ngày trƣớc do nông dân sản xuất lúa với diện tích nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc sản xuất làm năng xuất không cao. Ngày nay, nông dân trồng lúa với diên tích lớn, tập trung dễ chăm sóc bên cạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do đó làm tăng năng suất.

Biếnngày công LĐGĐ

Hệ số của biến Ln ngày công LĐGĐ là 0,03 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ở điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi ta tăng 1% ngày công LĐGĐ thì năng suất tăng 0,03%.

Nguyên nhân là do số lao động tham gia sản xuất của nông hộ ở ngoài mô hình trung bình khoảng 2 ngƣời/hộ, con số này vẫn còn hơi thấp và còn tùy thuộc vào số thành viên trong gia đình, do đó khi tăng số lao động gia đình lên thì lúa sẽ đƣợc chăm sóc kỹ hơn nên làm tăng năng suất.

Biến ngày công thuê LĐ

Hệ số của biến Ln ngày công thuê LĐ là 0,0134 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ở điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi ta tăng 1% ngày công thuê LĐ thì năng suất tăng 0,0134%.

Nguyên nhân là do số lao động tham gia sản xuất của nông hộ không nhiều nên trong quá trình canh tác sẽ gặp khó khăn trong khâu chăm sóc, bón phân, phun xịt thuốc. Do đó khi các hộ thuê thêm lao động thì sẽ có ngƣời phụ tiếp, quá trình sản xuất lúa đƣợc chăm sóc kỹ hơn nên khi tăng số lao động thuê sẽ làm tăng năng suất.

4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật

Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hàm phi hiệu quả kỹ thuật theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng cực đại MLE bằng phần mềm Frontier 4.1 ta đƣợc kết quả đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.13:Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa tại xã Hòa An năm 2013

Tên biến Hệ số Độ lệch Giá trị t

Hằng số 0,1150*** 0,0240 4,7890

Giới tính (Biến Giả) -0,0566*** 0,0124 -4,5699

Học vấn (Năm) -0,0041* 0,0023 -1,7998

Kinh nghiệm (Năm) 0,0005ns 0,0004 1,0466

Nguồn gốc đất (Biến Giả) -0,0137ns 0,0141 -0,9781

Tham gia tấp huấn (Lần) -0,0142*** 0,0049 -2,8641

Tín dụng (Biến Giả) 0,0114ns 0,0091 1,2605

Sigma-squared (2

) 0,0007*** 0,0002 3,7358

Gamma () 0,8407*** 0,1706 4,9274

Log – likelihood function 145,591

LR Test of the One-Sided Error 53,86

Mean Technical Efficiency 0,9558 or 95,58%

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Hòa An, 2013)

Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa.

Nhận xét:

Biến giới tính

Hệ số của biến giới tính là -0,0566, có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 1%, khi các yếu tố đầu vào khác không đổi. Yếu tố giới tính của chủ hộ tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật. Nghĩa là chủ hộ là nam thì hiệu quả kỹ thuật sẽ cao hơn 0,0566% so với chủ hộ là nữ. Vì nam sẽ có sức khỏe hơn nữ có thể làm công việc nặng nhọc nhƣ làm đất, đắp bờ, canh tác và chăm sóc lúa dễ dàng hơn nữ. Khi đó hiệu quả kỹ thuật tăng lên kéo theo tăng năng suất.

Biến học vấn

Hệ số của biến học vấn là -0,0041, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, khi các yếu tố đầu vào khác không đổi. Trình độ học vấn của chủ hộ tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật. Điều này chứng tỏ khi lao động có trình độ học vấn cao thì dễ dàng tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách hiệu quả hơn 0,0041 % so với các hộ có trình độ học vấn thấp. Khi đó hiệu quả kỹ thuật tăng lên kéo theo năng suất tăng cũng sẽ làm tăng lợi nhuận của hộ.

Biến tham gia tập huấn

Hệ số của biến tham gia tập huấn là -0,0142, có ý nghĩa ở với mức ý nghĩa 1%, khi các yếu tố đầu vào khác không đổi. Yếu tố tham gia tập huấn tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật. Điều này cho thấy khi các hộ có tham gia tập huấn sẽ tiếp cận đƣợc khoa học kỹ thuật, biết cách sử dụng liều lƣợng phân bón nhƣ thế nào là phù hợp, biết cách phòng chống sâu bệnh. Do đó những hộ tham gia tập huấn thì hiệu quả kỹ thuật sẽ cao hơn 0,0142% so với những hộ không tham gia tập huấn.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 60 hộ nông dân ở các ấp Bào Môn, Hòa Quế B thuộc xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp cho thấy phần lớn các hộ có thu nhập khá cao trong hoạt động sản xuất lúa. Vụ Hè Thu các hộ có thu nhập trung bình hơn 1,3 triệu đồng/1000m2 và các hộ đều có lợi nhuận qua hoạt động trồng lúa.

Mức hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc của nông hộ tƣơng đối cao. Vụ Hè Thu mức hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ đạt đƣợc 95,58% (bảng 4.13). Với mức hiệu quả kỹ thuật này, cho thấy phần lớn nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tƣơng đối cao. Theo kết quả nghiên cứu, trong các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất đạt đƣợc của nông hộ thì nông dân có thể kiểm soát đƣợc. Do lƣợng giống gieo trồng vƣợt mức khuyến cáo của các nhà khoa học nên làm tăng chi phí và lƣợng giống gieo sạ vƣợt mức dẫn đến cây lúa khó hấp thụ đƣợc chất dinh dƣỡng dẫn đến làm giảm năng suất của nông hộ. Bên cạnh đó nguồn lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng, trong sản xuất lúa nếu thƣờng xuyên thăm ruộng, chăm bón kỹ thì ngƣời nông dân dễ dàng phát hiện sâu bệnh và kịp thời phòng tránh. Ngoài ra, sử dụng chi phí thuê mƣớn cho hoạt động sản xuất lúa từ khâu làm đất đên thu hoạch đóng vai trò quan trọng. Những hộ tốn nhiều chi phi thuê mƣớn lao động thì có năng suất lúa cao hơn. Việc sử dụng đầu vào bao nhiêu đƣợc hình thành từ kinh nghiệm canh tác của từng hộ. Đa số ngƣời dân trong vùng nghiên cứu có số năm kinh nghiệm rất cao. Điều này có thể làm cản trở đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và liều lƣợng sử dụng theo khuyến cáo kỹ thuật

Mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ phần lớn chịu ảnh hƣởng bởi giới tính của chủ hộ những hộ chủ hộ là nam thì có ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Điều này cho thấy vai trò của lao động nam trong gia đình rất quan trọng. Bên cạnh đó học vấn của chủ hộ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức hiệu quả kỹ thuật của hộ. Những hộ có trình độ học vấn càng cao thì càng dễ tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới vào trong việc sản xuất, góp phần tăng năng suất. Tham gia tập huấn cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Hộ có tham gia tập huấn thì sẽ biết cách sử dụng liều lƣợng phân, thuốc hợp lý và áp dụng canh tác mới vào sản xuất đó cũng góp phần nâng cao năng suất. Trong khi đó, kinh nghiệm, tín dụng và nguồn gốc đất lại không ảnh hƣởng đến mức hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc của nông hộ. Điều này có nghĩa là kinh nghiệm của các nông hộ là tƣơng đƣơng nhau và việc vay tín

duụng của các hộ chủ yếu là xây sửa nhà cửa hoặc đầu tƣ cho con đi học nên điều đo không làm ảnh hƣởng đến mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ.

5.2 KIẾN NGHỊ

Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hoạt động sản xuất lúa ở xã Hòa An trong vụ lúa Hè Thu qua kết quả nghiên cứu xin đƣa ra những kiến nghị sau:

5.2.1 Đối với cơ quan nhà nƣớc

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tăng cƣờng việc cử cán bộ khuyến nông xuống các xã trực tiếp hƣớng dẫn, giải đáp cho nông dân về kỹ thuật cũng nhƣ cách phát hiện sớm dịch bệnh nhằm giúp nông dân phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

- Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dƣỡng và không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ khuyến nông để phục vụ tốt công tác hƣớng dẫn sản xuất cho bà con nông dân.

5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu

-Nghiên cứu ra phƣơng thức sử dụng phân thuốc hiệu quả và những loại thuốc sử dụng phòng bệnh hiệu quả trên cây lúa, sau đó phổ biến cho nông dân áp dụng để có thể tiết kiệm chi phí cho nông dân.

- Tăng cƣờng mở lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân về hƣớng sử dụng liều lƣợng đầu vào hợp lý và hiệu quả.

- Thƣờng xuyên theo dõi tình hình sản xuất lúa của địa phƣơng để kịp thời đƣa ra những dự báo nhanh chóng và chính xác về tình hình sâu bệnh trên lúa giúp ngƣời nông dân chủ động hơn trong sản xuất.

5.2.3 Đối với nông dân

- Thƣờng xuyên theo dõi báo đài và các phƣơng tiện truyền thông để kịp thời nắm bắt những thông tin mới, qua đó biết cách lựa chọn đầu vào và đầu ra hợp lý dựa trên giá đầu vào và đầu ra.

- Đa số nông dân trong vùng nghiên cứu có trình độ học vấn tƣơng đối thấp do đó cần phải nâng cao trình độ học vấn, đầu tƣ lâu dài các thế hệ sau để nâng cao kiến thức. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền, chƣơng trình khuyến nông, theo dõi thông tin, sách báo để cập nhật những kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới và chủ động ứng dụng vào sản xuất dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ khuyến nông. Tham gia các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, sử dụng hợp lý phân bón, thuốc dƣỡng, thuốc sâu và vận dụng cách hiệu quả để công tác tập huấn đƣợc phát huy tác dụng.

- Sử dụng lao động một cách hiệu quả để có thể vừa tăng năng suất vừa giảm chi phí lao động thuê. Bằng cách các hộ nông dân sử dụng đồng thời lao

đông thuê và lao động gia đình để có thể giảm chi phí thuê lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập và quản lý công việc của ngƣời lao động đƣợc thuê mƣớn.

- Các nông hộ thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm, cần liên kết lại với nhau sản xuất một cách đồng loạt trong các khâu sản xuất nhƣ làm đất, gieo sạ, bơm nƣớc, thu hoạch nhằm thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng cách đồng loạt sẽ giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh nông dân nên mạnh dạn áp dụng những gì đã đƣợc tập huấn vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật.

5.2.4 Đối với các nhà kinh doanh

- Cần cung cấp những giống đạt chất lƣợng cho nông dân sản xuất. - Các công ty cần liên kết các nông hộ sản xuất lúa để tổ chức bao tiêu sản phẩm cho nông dân, tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không hiệu quả và bị thƣơng lái ép giá.

- Cung cấp chính xác thông tin thị trƣờng cho nông dân, không lợi dụng sự thiếu hiểu biết thông tin của nông dân mà ép giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Đặng, 2013. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011, Kỷ yếu khoa học. <http://seba.ctu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=461 :hiu-qu-k-thut-va-cac-yu-t-nh-hng-n-hiu-qu-k-thut-ca-h-trng-lua--bscl-vit- nam-trong-giai-on-2008-2011&catid=110:bai-bao&Itemid=303>. [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2013].

2. Lƣu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng Nghiên cứu marketing. Cần Thơ:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)