Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 25)

3.2.1 Địa hình

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.

3.2.2 Khí hậu

Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trƣng sau:

Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8 0C), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3 0C) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 0C).

Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh trƣởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao.

Lƣợng mƣa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lƣợng mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa trong năm.

3.2.3 Thủy văn

Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con rac lớn nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nƣớc dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI3.3.1 Dân số 3.3.1 Dân số

Huyện Phụng Hiệp có diện tích 483,66 km2 với dân số 193,704 ngƣời. Toàn huyện có 12 xã, 3 thị trấn với mật độ dân số là 400 ngƣời/km2.

Trên địa bàn huyện xã Phƣơng Bình có diện tích lớn nhất là 57,20 km2 với số dân 15.536 ngƣời nên mật độ dân số của xã là thấp nhất trong toàn huyện 272 ngƣời/km2. Kế đến là xã Hiệp Hƣng với diện tích 54,45 km2

và mật độ dân số là 307 ngƣời/km2. Trong 3 thị trấn của huyện, thị trấn Kinh Cùng chiếm diện tích thấp và cũng là địa bàn có diện tích thấp nhất trong toàn huyện

chỉ có 12,01 km2

nhƣng dân số tƣơng đối cao 8.749 ngƣời nên cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất huyện đạt 729 ngƣời/km2

. Bảng 3.1: Dân số phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị Diện tích (km2

) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Thị trấn Cây Dƣơng 14,90 7.541 506 Thị trấn Kinh Cùng 12,01 8.749 729 Thị trấn Búng Tàu 15,19 6.918 456 Xã Phụng Hiệp 17,41 6.545 376 Xã Tân Long 22,09 13.193 597 Xã Long Thạnh 25,76 15.006 583 Xã Thạnh Hòa 33,52 17.875 533 Xã Bình Thành 23,61 9.367 397 Xã Tân Bình 37,66 19.684 523 Xã Hòa An 48,83 16.276 333 Xã Hòa Mỹ 50,02 17.356 347 Xã Hiệp Hƣng 54,45 16.729 307 Xã Tân Phƣớc Hƣng 42,32 13.334 315 Xã Phƣơng Bình 57,20 15.536 272 Xã Phƣơng Phú 28,70 9.595 334 Tổng số 483,66 193,704 400

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp, 2012)

3.3.2 Lao động

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại huyện năm 2012 cũng tăng với tỉ lệ 1% so với năm 2011, tƣơng đƣơng với khoảng 1.046 lao động. Tổng lao động toàn huyện năm 2012 là 122.781 ngƣời, chiếm 63,39% tổng dân số. Trong đó số lao động hoạt động nông nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 77,69% tổng số lao động.

3.3.3 Công nghiệp

Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng nhƣ các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lƣợng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thƣơng mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.

3.3.4 Giao thông

Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tƣ phát triển mạng lƣới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.

Hệ thống giao thông nông thôn đƣờng bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trƣớc đây, phƣơng tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mƣa nắng, trên tất cả các tuyến đƣờng nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến đƣợc tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.

3.3.5 Giáo dục

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm Trƣờng trong đó: có 39 Trƣờng Tiểu học, 12 Trƣờng trung học cơ sở và 4 Trƣờng phổ thông trung học.

3.3.6 Y tế

Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tƣ cho trƣờng học, trạm y tế, giao thông, điện, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác Y tế, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đƣợc thực hiện khá tốt, thƣờng xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em đƣợc các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vƣợt kế hoạch.

3.3.7 Văn hóa thông tin

Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thƣ viện, phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và đƣợc duy trì thƣờng xuyên.

Hệ thống truyền thanh đƣợc bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn đƣợc phủ sóng phát thanh, chất lƣợng tin bài và thời lƣợng phát sóng đƣợc nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.

3.3.8 Chính sách xã hội

Huyện luôn chú trọng đến công tác thƣơng binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với

cách mạng nhƣ chi trả và trợ cấp, lƣơng cho các đối tƣợng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa, lập sổ vàng tiết kiệm.

3.3.9 Tình hình sản xuất nông nghiệp của toàn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang tỉnh Hậu Giang

3.3.9.1 Cây lúa

Lúa là cây lƣợng thực đƣợc sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện. Với kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất của nông dân trên địa bàn thì diện tích sản xuất, năng suất cũng nhƣ sản lƣợng lúa có sự biến động qua các năm.

Dựa vào bảng 3.2 ta thấy diện tích trồng lúa giảm qua các năm làm ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng lúa. Cụ thể từ năm 2010 – 2011 , diện tích sản xuất lúa giảm từ 53.626 (ha) xuống còn 53.438 (ha), giảm 188 ha với tỷ lệ là 0,351%. Đến năm 2012 diện tích trồng lúa tiếp tục giảm còn 51.017,22 ha giảm 2.420,78 ha, tƣơng ứng 4,53% so với năm 2011.

Diện tích trồng lúa giảm là do năm 2011 bị ảnh hƣởng bởi mƣa từ cơn bão số 4 và số 5, làm ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân làm họ không canh tác nên đẫn đến diện tích sản xuất lúa có chiều hƣớng giảm. Năm 2011 diện tích trồng lúa giảm dẫn đến năng suất giảm 0,15 tấn/ha, tƣơng đƣơng với 2,56% so với năm 2010. Bên cạnh đó sản lƣợng lúa cũng giảm 8.022 tấn, với tỷ lệ 2,56% so với năm 2010. Năm 2012 tuy diện tích lúa có chiều hƣớng giảm mạnh, nhƣng năng suất lại tăng 0,31 tấn/ha, tƣơng đƣơng với 5,44% so với năm 2011. Năng suất tăng kéo theo sản lƣợng năm 2012 tăng 1.268,80 tấn, tăng với tỷ lệ 0,41% so với 2011.

Do ngƣời nông dân biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nên dù diện tích có phần sụt giảm nhƣng năng suất và sản lƣợng đều tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 diện tích trồng lúa 39.010,58 ha, năng suất 6,68 và sản lƣợng khoảng 206.590,70 tấn nhƣng nông dân không phấn khởi vì gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất lúa của huyện Phụng Hiệp- Hậu Giang từ năm 2010 đến hết quý 2 năm 2013 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Diện tích (ha) 53.62 6 53.43 8 51.017, 22 39.010,5 8 (188) (0,351) (2420, 78) (4,53) Năng suất (tấn/ha) 5,85 5,7 6,01 6,68 (0,15) (2,56) 0,31 5,44 Sản lƣợng (tấn) 313.7 93 305.7 71 307.039 ,8 206.590, 70 (8022) (2,56) 1268,8 0,41

3.3.9.2 Cây mía

Tính đến tháng 6 năm 2013 mía xuống giống 9.532/9.500 ha, đạt 100,3% kế hoạch, hiện đã thu hoạch đƣợc 12,1 ha, giá bán từ 1.400-1.500 đ/kg. Diện tích xuống giống mía năm 2010 là 8.302 ha, thu hoạch 6.215 ha, năng suất bình quân là 110 tấn/ha sản lƣợng đạt khoảng 913.225 tấn, giá bán từ 850 – 1300 đồng/kg. Đến năm 2011 diện tích trồng mía đƣợc 8.813,5 ha, tăng 308 ha so với năm 2010, đạt 106,15% kế hoạch, mặc dù do nƣớc lũ dâng cao, ảnh hƣởng đến trữ lƣợng đƣờng, nhƣng năng suất vẫn ổn định, bình quân 105 tấn/ha, sản lƣợng 925.417 tấn, giá bán từ 800- 1.050 đồng/kg. Năm 2012 diện tích trồng mía đƣợc 9.037,5 ha, tăng 224 ha so với năm 2011, đạt 101,5% kế hoạch, năng suất tăng bình quân 110 tấn/ha, sản lƣợng 994.070 tấn, giá bán từ 780- 960 đồng/kg.

3.3.9.3 Cây màu

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng diện tích gieo trồng là 2.688 ha, thu hoạch 1.596 ha, năng suất khoảng 13 tấn/ha (rau ăn lá, dƣa hấu, bầu bí, khổ qua…). Năm 2010 diện tích gieo trồng là 4.998 ha, năng suất 12,7 tấn/ha, sản lƣợng đạt 63.692 tấn. Đến năm 2011 Cây bắp lai, rau màu các loại đƣợc gieo trồng với diện tích 4.721 ha giảm 277 ha tƣơng đƣơng với tỷ lệ 5,54% so với năm 2010 với sản lƣợng 54.986,5 tấn. Năm 2012 diện tích cây bắp lai, rau màu các loại 4.801 ha tăng 80 ha với tỷ lệ 1,69% so với năm 2011, sản lƣợng 62.636,45 tấn.

3.3.9.3 Cây ăn trái

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng diện tích cây ăn trái 4.528 ha. Năm 2010 diện tích cây ăn trái của huyện đạt 4.711 ha, năng suất bình quân 9,28 tấn/ha, sản lƣợng 47.841 tấn. Trong đó, có 2.875 ha cây có giá trị kinh tế cao (cam, quýt, bƣởi, xoài). Đến năm 2011 diên tích cây ăn trái vẫn ổn định 4.711 ha, phần lớn cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt, bƣởi, bên cạnh đó trồng xen 32.000 cây ca cao hiện đang phát triển tốt. Năm 2012 diên tích trồng cây ăn trái là4.711,7 ha, tăng 0,7 ha so với năm 2011, sản lƣợng 46.488,61 tấn, phần lớn cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt, bƣởi, xoài, sầu riêng.

3.3.9.4 Lĩnh vực thủy sản

Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bƣớc đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng… ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nƣớc về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, ngƣời dân chuyển sang nuôi cá dƣới ruộng.

Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chƣa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lƣợng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hƣng và Tân Phƣớc Hƣng có các tuyến kênh lớn nhƣ: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dƣơng…, huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thƣơng phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.

- Công tác phát triển thủy sản: Năm 2012 tổng sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt đƣợc nuôi trồng đạt 18.955,3 tấn tăng 6,2% so với năm 2011. Bên cạnh đó, sản lƣợng thủy sản khai thác nhƣ cá, tôm và một số loài khác đạt 560,2 tấn năm 2012.

Hiện nay, tình hình nuôi thủy sản đang đƣợc nông dân đầu tƣ quan tâm chuyển đổi, đặc biệt là nuôi cá ao. Một số đối tƣợng nuôi có giá trị kinh tế đƣợc đầu tƣ nuôi và diện tích nuôi tăng so với năm 2011. Công tác khuyến ngƣ: Xây dựng 5 mô hình từ nguồn vốn hỗ trợ chƣơng trình khuyến ngƣ quốc gia.

3.3.9.5 Lĩnh vực chăn nuôi, thú y

a. Chăn nuôi: Theo số liệu từ Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp 2012, toàn huyện hiện có 85 con trâu, 319 con bò, 23.176 con lợn, 98 con dê và đàn gia cầm là 695.210 con. Tổng sản lƣợng thịt giết mổ gia súc, gia cầm chăn nuôi năm 2012 khoảng 6.875 tấn.

b. Thú y:

- Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm: Trong năm dịch bệnh cơ bản đã tạ lắng, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn rất cao.

- Công tác tiêm phòng: Tiêm phòng dịch cúm gia cầm và tiêm phòng định kỳ đàn gia súc, trong năm huyện đã triển khai hai đợt tiêm phòng.

Ngoài hai đợt tiêm phòng định kỳ, ngành Nông nghiệp & PTNN còn chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện tốt công tác tiêm phòng thƣờng xuyên trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định. Nhìn chung, công tác tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm trong năm 2012 đƣợc tổ chức quản lý chặt chẽ, cơ bản năm 2012 toàn huyện đã khống chế đƣợc dịch bệnh.

3.3.9.6 Lĩnh vực lâm nghiệp

Theo Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp, năm 2012 tổng diện tích đất toàn huyện là 48.365,89 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 9,904% tƣơng đƣơng 4.790,23 ha, tập trung nhiều nhất là ở 2 xã: Tân Phƣớc Hƣng và Phƣơng Bình.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 đạt 19.653 triệu đồng tăng 5,355% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó chiếm phần lớn giá trị sản xuất lâm nghiệp là khai thác gỗ và lâm sản (16.792 triệu đồng), kế đến là trồng rừng và nuôi rừng (1.604 triệu đồng) và còn lại là các dịch vụ lâm nghiệp khác (1.257 triệu đồng)

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA HÈ THU Ở XÃ HÒA AN – HẬU GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

4.1.1 Thông tin chung về nông hộ

Thông qua số liệu thu thập đƣợc qua 60 hộ tham gia trồng lúa vụ hè thu ở các nông hộ ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các hộ trồng lúa tại xã Hòa An nhƣ sau :

Bảng 4.1: Tổng hợp thông tin về nông hộ sản xuất lúa

STT Khoản mục ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

1 Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 3 8 4,55 1,05

2 Số lao động tham gia sản xuất

Ngƣời/hộ 1 5 2,17 0,94

3 Tuổi của chủ hộ Tuổi 28 79 46,82 11,72

4 Kinh nghiệm trồng lúa Năm 13 64 31,82 11,72

5 Trình độ học vấn Lớp 2 10 6,65 2,08

6 Diện tích 1000m2 2,60 52 16,77 10,64

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân xã Hòa An tháng 9/2013)

Trong mọi lĩnh vực hoạt động và sản xuất trong đó có sản xuất nông nghiệp, con ngƣời là yếu tố không thể thiếu. Nƣớc ta là nƣớc sản xuất nông nghiệp là chính, do đó lực lƣợng lao động gia đình là nguồn lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất góp phần làm giảm chi phí thuê mƣớn, qua đó làm tăng thu nhập gia đình.

Qua bảng 4.1 từ nguồn điều tra thực tế cho thấy số nhân khẩu trong các hộ khá cao. Số nhân khẩu trong hộ ở mức độ trung bình hơn 4 ngƣời/hộ. Tuổi của chủ hộ trung bình gần 47 tuổi. Ở độ tuổi này nông dân thƣờng có kinh nghiệm khá lâu trong quá trình canh tác lúa nên có kinh nghiệm xử lí những vấn đề: giống, sâu, bệnh tốt hơn những ngƣời trẻ tuổi.

Lao động đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)