Thông tin chung về nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 33 - 36)

Thông qua số liệu thu thập đƣợc qua 60 hộ tham gia trồng lúa vụ hè thu ở các nông hộ ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các hộ trồng lúa tại xã Hòa An nhƣ sau :

Bảng 4.1: Tổng hợp thông tin về nông hộ sản xuất lúa

STT Khoản mục ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

1 Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 3 8 4,55 1,05

2 Số lao động tham gia sản xuất

Ngƣời/hộ 1 5 2,17 0,94

3 Tuổi của chủ hộ Tuổi 28 79 46,82 11,72

4 Kinh nghiệm trồng lúa Năm 13 64 31,82 11,72

5 Trình độ học vấn Lớp 2 10 6,65 2,08

6 Diện tích 1000m2 2,60 52 16,77 10,64

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân xã Hòa An tháng 9/2013)

Trong mọi lĩnh vực hoạt động và sản xuất trong đó có sản xuất nông nghiệp, con ngƣời là yếu tố không thể thiếu. Nƣớc ta là nƣớc sản xuất nông nghiệp là chính, do đó lực lƣợng lao động gia đình là nguồn lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất góp phần làm giảm chi phí thuê mƣớn, qua đó làm tăng thu nhập gia đình.

Qua bảng 4.1 từ nguồn điều tra thực tế cho thấy số nhân khẩu trong các hộ khá cao. Số nhân khẩu trong hộ ở mức độ trung bình hơn 4 ngƣời/hộ. Tuổi của chủ hộ trung bình gần 47 tuổi. Ở độ tuổi này nông dân thƣờng có kinh nghiệm khá lâu trong quá trình canh tác lúa nên có kinh nghiệm xử lí những vấn đề: giống, sâu, bệnh tốt hơn những ngƣời trẻ tuổi.

Lao động đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lực lƣợng lao động sẵn có trong gia đình là ƣu thế, sử dụng lao động gia đình một cách hợp lý sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí thuê mƣớn làm tăng thu nhập. Số ngƣời tham gia sản xuất lúa trong hộ trung bình khoảng 2 ngƣời/hộ.

Điều này cho thấy lực lƣợng lao động tham gia vào quá trình sản xuất lúa không cao, do những ngƣời trong độ tuổi lao động trẻ ở địa phƣơng thƣờng đi làm ăn ở nơi khác hoặc làm công nhân ở các khu công nghiệp, nhà máy.

Tuy nhiên, theo kết qua điều tra cho thấy các hộ nông dân thƣờng áp dụng cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất ở các khâu: làm đất, bơm nƣớc, thu hoạch. Khi thu hoạch nông dân bán lúa tƣơi ngay tại ruộng cho thƣơng lái do đó các hộ không cần sử dụng nhiều lao động.

Đất đai là một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Thông thƣờng các hộ có diện tích lớn sẽ có thu nhập cao trong việc trồng lúa.

Xã Hòa An là xã sản xuất lúa là chủ yếu, vì vậy ngƣời dân địa phƣơng có diện tích canh tác lúa tƣơng đối nhiều. Diện tích canh tác lúa trung bình của các hộ trong gần 17000 m2 . 4.1.1.1 Trình độ học vấn 33% 62% 5% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Hòa An, 2013)

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

Từ kết quả điều tra cho thấy, có sự chênh lệch trình độ học vấn giữa các nông hộ trồng lúa. Trình độ học vấn yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học vào trong sản xuất lúa của các hộ nông dân nhằm tăng năng suất và chất lƣợng lúa, năng cao hiệu quả trong sản xuất. Đồng thời nắm bắt thông tin thị trƣờng để có quyết định đúng đắn trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

Nhìn vào bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy trình độ học vấn của nông dân trồng lúa trong vùng nghiên cứu còn thấp. Nông dân chủ yếu học cấp 1 và cấp 2, số năm đi học trung bình khoảng 6,65 năm.

Tuy nhiên, trong 60 hộ điều tra trình độ học vấn không có chủ hộ nào có trình độ dƣới cấp 1, chứng tỏ trong vùng không có ngƣời dân bị mù chữ.

Với trình độ nhƣ trên cho thấy đa số nông dân có thể nâng cao những hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong việc trồng lúa của bản thân qua sách, báo, có thể tham gia các buổi tập huấn với cán bộ khuyến nông một cách dễ dàng hơn.

4.1.1.2 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm là yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân đƣợc xem là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Theo số liệu điều tra hộ có kinh nghiệm trung bình khoảng 32 năm.

Bảng 4.2 : Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Năm kinh nghiệm Số quan sát Tỷ trọng (%)

10 – 20 năm 12 20

21 – 30 năm 20 33

Trên 30 năm 28 47

Tổng 60 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế xã Hòa An tháng 9/2013)

Trong đó, nhóm nông dân có kinh nghiệm trên 30 năm chiếm cao nhất với tỷ lệ 47% trong tổng mẫu quan sát thực tế, với số năm kinh nghiệm cao nhƣ vậy cũng đáp ứng nhu cầu sản xuất.

20%

33%

47% 10 - 20 năm

21 - 30 năm Trên 30 năm

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Hòa An, 2013)

Hình 4.2 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Nông dân tại địa bàn nghiên cứu có kinh nghiệm sản xuất đều từ 10 năm trở lên, số năm trồng lúa của họ nhiều thì họ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, nên họ sẽ biết cách phòng tránh thiên tai, lũ lụt cũng nhƣ cách bón phân, phun xịt hay phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ở đây cũng có vấn đề cần quan tâm, nông dân có kinh nghiệm càng lâu trong sản xuất lúa thì họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ tƣơng đối khó, hay chủ quan, ít tham gia lớp tập huấn kỹ thuật mới nên phần nào ảnh hƣởng đến năng suất.

4.1.1.3 Tham gia tập huấn

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là điều cần thiết đối với nông dân.

Tuy nhiên, việc áp dụng nhƣ thế nào thì nông dân cần phải đƣợc tập huấn kỹ để mang lại hiệu quả.

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy trong 60 hộ thì số ngƣời tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật chiếm tỷ trọng 82%, còn lại số ít 18% không tham gia tập huấn kỹ thuật.

Bảng 4.3 : Tổng hợp các hộ tham gia tập huấn

Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 49 82

Không có tham gia tập huấn 11 18

Tổng 60 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế xã Hòa An tháng 9/2013)

Nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 đúng”, phổ biến lịch gieo sạ hợp lý để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số nông dân trồng lúa dựa theo kinh nghiệm bản thân, hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời đi trƣớc ít hộ áp dụng những gì đã đƣợc tập huấn vào trong sản xuất. Sở dĩ các hộ không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia và nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn. Các hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật chủ yếu từ cán bộ xã và một số hộ đƣợc tập huấn do công ty thuốc bảo vệ thực vật tổ chức. Điều này cũng cho thấy các cán bộ huyện, xã, các cấp chính quyền địa phƣơng rất chú trọng công tác vận động các hộ địa phƣơng tham gia.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)