Tình hình sản xuất nông nghiệp của toàn huyện Phụng Hiệp Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 28)

tỉnh Hậu Giang

3.3.9.1 Cây lúa

Lúa là cây lƣợng thực đƣợc sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện. Với kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất của nông dân trên địa bàn thì diện tích sản xuất, năng suất cũng nhƣ sản lƣợng lúa có sự biến động qua các năm.

Dựa vào bảng 3.2 ta thấy diện tích trồng lúa giảm qua các năm làm ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng lúa. Cụ thể từ năm 2010 – 2011 , diện tích sản xuất lúa giảm từ 53.626 (ha) xuống còn 53.438 (ha), giảm 188 ha với tỷ lệ là 0,351%. Đến năm 2012 diện tích trồng lúa tiếp tục giảm còn 51.017,22 ha giảm 2.420,78 ha, tƣơng ứng 4,53% so với năm 2011.

Diện tích trồng lúa giảm là do năm 2011 bị ảnh hƣởng bởi mƣa từ cơn bão số 4 và số 5, làm ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân làm họ không canh tác nên đẫn đến diện tích sản xuất lúa có chiều hƣớng giảm. Năm 2011 diện tích trồng lúa giảm dẫn đến năng suất giảm 0,15 tấn/ha, tƣơng đƣơng với 2,56% so với năm 2010. Bên cạnh đó sản lƣợng lúa cũng giảm 8.022 tấn, với tỷ lệ 2,56% so với năm 2010. Năm 2012 tuy diện tích lúa có chiều hƣớng giảm mạnh, nhƣng năng suất lại tăng 0,31 tấn/ha, tƣơng đƣơng với 5,44% so với năm 2011. Năng suất tăng kéo theo sản lƣợng năm 2012 tăng 1.268,80 tấn, tăng với tỷ lệ 0,41% so với 2011.

Do ngƣời nông dân biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nên dù diện tích có phần sụt giảm nhƣng năng suất và sản lƣợng đều tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 diện tích trồng lúa 39.010,58 ha, năng suất 6,68 và sản lƣợng khoảng 206.590,70 tấn nhƣng nông dân không phấn khởi vì gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất lúa của huyện Phụng Hiệp- Hậu Giang từ năm 2010 đến hết quý 2 năm 2013 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Diện tích (ha) 53.62 6 53.43 8 51.017, 22 39.010,5 8 (188) (0,351) (2420, 78) (4,53) Năng suất (tấn/ha) 5,85 5,7 6,01 6,68 (0,15) (2,56) 0,31 5,44 Sản lƣợng (tấn) 313.7 93 305.7 71 307.039 ,8 206.590, 70 (8022) (2,56) 1268,8 0,41

3.3.9.2 Cây mía

Tính đến tháng 6 năm 2013 mía xuống giống 9.532/9.500 ha, đạt 100,3% kế hoạch, hiện đã thu hoạch đƣợc 12,1 ha, giá bán từ 1.400-1.500 đ/kg. Diện tích xuống giống mía năm 2010 là 8.302 ha, thu hoạch 6.215 ha, năng suất bình quân là 110 tấn/ha sản lƣợng đạt khoảng 913.225 tấn, giá bán từ 850 – 1300 đồng/kg. Đến năm 2011 diện tích trồng mía đƣợc 8.813,5 ha, tăng 308 ha so với năm 2010, đạt 106,15% kế hoạch, mặc dù do nƣớc lũ dâng cao, ảnh hƣởng đến trữ lƣợng đƣờng, nhƣng năng suất vẫn ổn định, bình quân 105 tấn/ha, sản lƣợng 925.417 tấn, giá bán từ 800- 1.050 đồng/kg. Năm 2012 diện tích trồng mía đƣợc 9.037,5 ha, tăng 224 ha so với năm 2011, đạt 101,5% kế hoạch, năng suất tăng bình quân 110 tấn/ha, sản lƣợng 994.070 tấn, giá bán từ 780- 960 đồng/kg.

3.3.9.3 Cây màu

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng diện tích gieo trồng là 2.688 ha, thu hoạch 1.596 ha, năng suất khoảng 13 tấn/ha (rau ăn lá, dƣa hấu, bầu bí, khổ qua…). Năm 2010 diện tích gieo trồng là 4.998 ha, năng suất 12,7 tấn/ha, sản lƣợng đạt 63.692 tấn. Đến năm 2011 Cây bắp lai, rau màu các loại đƣợc gieo trồng với diện tích 4.721 ha giảm 277 ha tƣơng đƣơng với tỷ lệ 5,54% so với năm 2010 với sản lƣợng 54.986,5 tấn. Năm 2012 diện tích cây bắp lai, rau màu các loại 4.801 ha tăng 80 ha với tỷ lệ 1,69% so với năm 2011, sản lƣợng 62.636,45 tấn.

3.3.9.3 Cây ăn trái

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng diện tích cây ăn trái 4.528 ha. Năm 2010 diện tích cây ăn trái của huyện đạt 4.711 ha, năng suất bình quân 9,28 tấn/ha, sản lƣợng 47.841 tấn. Trong đó, có 2.875 ha cây có giá trị kinh tế cao (cam, quýt, bƣởi, xoài). Đến năm 2011 diên tích cây ăn trái vẫn ổn định 4.711 ha, phần lớn cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt, bƣởi, bên cạnh đó trồng xen 32.000 cây ca cao hiện đang phát triển tốt. Năm 2012 diên tích trồng cây ăn trái là4.711,7 ha, tăng 0,7 ha so với năm 2011, sản lƣợng 46.488,61 tấn, phần lớn cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt, bƣởi, xoài, sầu riêng.

3.3.9.4 Lĩnh vực thủy sản

Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bƣớc đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng… ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nƣớc về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, ngƣời dân chuyển sang nuôi cá dƣới ruộng.

Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chƣa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lƣợng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hƣng và Tân Phƣớc Hƣng có các tuyến kênh lớn nhƣ: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dƣơng…, huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thƣơng phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.

- Công tác phát triển thủy sản: Năm 2012 tổng sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt đƣợc nuôi trồng đạt 18.955,3 tấn tăng 6,2% so với năm 2011. Bên cạnh đó, sản lƣợng thủy sản khai thác nhƣ cá, tôm và một số loài khác đạt 560,2 tấn năm 2012.

Hiện nay, tình hình nuôi thủy sản đang đƣợc nông dân đầu tƣ quan tâm chuyển đổi, đặc biệt là nuôi cá ao. Một số đối tƣợng nuôi có giá trị kinh tế đƣợc đầu tƣ nuôi và diện tích nuôi tăng so với năm 2011. Công tác khuyến ngƣ: Xây dựng 5 mô hình từ nguồn vốn hỗ trợ chƣơng trình khuyến ngƣ quốc gia.

3.3.9.5 Lĩnh vực chăn nuôi, thú y

a. Chăn nuôi: Theo số liệu từ Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp 2012, toàn huyện hiện có 85 con trâu, 319 con bò, 23.176 con lợn, 98 con dê và đàn gia cầm là 695.210 con. Tổng sản lƣợng thịt giết mổ gia súc, gia cầm chăn nuôi năm 2012 khoảng 6.875 tấn.

b. Thú y:

- Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm: Trong năm dịch bệnh cơ bản đã tạ lắng, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn rất cao.

- Công tác tiêm phòng: Tiêm phòng dịch cúm gia cầm và tiêm phòng định kỳ đàn gia súc, trong năm huyện đã triển khai hai đợt tiêm phòng.

Ngoài hai đợt tiêm phòng định kỳ, ngành Nông nghiệp & PTNN còn chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện tốt công tác tiêm phòng thƣờng xuyên trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định. Nhìn chung, công tác tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm trong năm 2012 đƣợc tổ chức quản lý chặt chẽ, cơ bản năm 2012 toàn huyện đã khống chế đƣợc dịch bệnh.

3.3.9.6 Lĩnh vực lâm nghiệp

Theo Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp, năm 2012 tổng diện tích đất toàn huyện là 48.365,89 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 9,904% tƣơng đƣơng 4.790,23 ha, tập trung nhiều nhất là ở 2 xã: Tân Phƣớc Hƣng và Phƣơng Bình.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 đạt 19.653 triệu đồng tăng 5,355% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó chiếm phần lớn giá trị sản xuất lâm nghiệp là khai thác gỗ và lâm sản (16.792 triệu đồng), kế đến là trồng rừng và nuôi rừng (1.604 triệu đồng) và còn lại là các dịch vụ lâm nghiệp khác (1.257 triệu đồng)

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA HÈ THU Ở XÃ HÒA AN – HẬU GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

4.1.1 Thông tin chung về nông hộ

Thông qua số liệu thu thập đƣợc qua 60 hộ tham gia trồng lúa vụ hè thu ở các nông hộ ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các hộ trồng lúa tại xã Hòa An nhƣ sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1: Tổng hợp thông tin về nông hộ sản xuất lúa

STT Khoản mục ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

1 Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 3 8 4,55 1,05

2 Số lao động tham gia sản xuất

Ngƣời/hộ 1 5 2,17 0,94

3 Tuổi của chủ hộ Tuổi 28 79 46,82 11,72

4 Kinh nghiệm trồng lúa Năm 13 64 31,82 11,72

5 Trình độ học vấn Lớp 2 10 6,65 2,08

6 Diện tích 1000m2 2,60 52 16,77 10,64

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân xã Hòa An tháng 9/2013)

Trong mọi lĩnh vực hoạt động và sản xuất trong đó có sản xuất nông nghiệp, con ngƣời là yếu tố không thể thiếu. Nƣớc ta là nƣớc sản xuất nông nghiệp là chính, do đó lực lƣợng lao động gia đình là nguồn lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất góp phần làm giảm chi phí thuê mƣớn, qua đó làm tăng thu nhập gia đình.

Qua bảng 4.1 từ nguồn điều tra thực tế cho thấy số nhân khẩu trong các hộ khá cao. Số nhân khẩu trong hộ ở mức độ trung bình hơn 4 ngƣời/hộ. Tuổi của chủ hộ trung bình gần 47 tuổi. Ở độ tuổi này nông dân thƣờng có kinh nghiệm khá lâu trong quá trình canh tác lúa nên có kinh nghiệm xử lí những vấn đề: giống, sâu, bệnh tốt hơn những ngƣời trẻ tuổi.

Lao động đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lực lƣợng lao động sẵn có trong gia đình là ƣu thế, sử dụng lao động gia đình một cách hợp lý sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí thuê mƣớn làm tăng thu nhập. Số ngƣời tham gia sản xuất lúa trong hộ trung bình khoảng 2 ngƣời/hộ.

Điều này cho thấy lực lƣợng lao động tham gia vào quá trình sản xuất lúa không cao, do những ngƣời trong độ tuổi lao động trẻ ở địa phƣơng thƣờng đi làm ăn ở nơi khác hoặc làm công nhân ở các khu công nghiệp, nhà máy.

Tuy nhiên, theo kết qua điều tra cho thấy các hộ nông dân thƣờng áp dụng cơ giới hóa vào trong quá trình sản xuất ở các khâu: làm đất, bơm nƣớc, thu hoạch. Khi thu hoạch nông dân bán lúa tƣơi ngay tại ruộng cho thƣơng lái do đó các hộ không cần sử dụng nhiều lao động.

Đất đai là một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Thông thƣờng các hộ có diện tích lớn sẽ có thu nhập cao trong việc trồng lúa.

Xã Hòa An là xã sản xuất lúa là chủ yếu, vì vậy ngƣời dân địa phƣơng có diện tích canh tác lúa tƣơng đối nhiều. Diện tích canh tác lúa trung bình của các hộ trong gần 17000 m2 . 4.1.1.1 Trình độ học vấn 33% 62% 5% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Hòa An, 2013)

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

Từ kết quả điều tra cho thấy, có sự chênh lệch trình độ học vấn giữa các nông hộ trồng lúa. Trình độ học vấn yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học vào trong sản xuất lúa của các hộ nông dân nhằm tăng năng suất và chất lƣợng lúa, năng cao hiệu quả trong sản xuất. Đồng thời nắm bắt thông tin thị trƣờng để có quyết định đúng đắn trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

Nhìn vào bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy trình độ học vấn của nông dân trồng lúa trong vùng nghiên cứu còn thấp. Nông dân chủ yếu học cấp 1 và cấp 2, số năm đi học trung bình khoảng 6,65 năm.

Tuy nhiên, trong 60 hộ điều tra trình độ học vấn không có chủ hộ nào có trình độ dƣới cấp 1, chứng tỏ trong vùng không có ngƣời dân bị mù chữ.

Với trình độ nhƣ trên cho thấy đa số nông dân có thể nâng cao những hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong việc trồng lúa của bản thân qua sách, báo, có thể tham gia các buổi tập huấn với cán bộ khuyến nông một cách dễ dàng hơn.

4.1.1.2 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm là yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân đƣợc xem là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Theo số liệu điều tra hộ có kinh nghiệm trung bình khoảng 32 năm.

Bảng 4.2 : Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Năm kinh nghiệm Số quan sát Tỷ trọng (%)

10 – 20 năm 12 20

21 – 30 năm 20 33

Trên 30 năm 28 47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 60 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế xã Hòa An tháng 9/2013)

Trong đó, nhóm nông dân có kinh nghiệm trên 30 năm chiếm cao nhất với tỷ lệ 47% trong tổng mẫu quan sát thực tế, với số năm kinh nghiệm cao nhƣ vậy cũng đáp ứng nhu cầu sản xuất.

20%

33%

47% 10 - 20 năm

21 - 30 năm Trên 30 năm

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã Hòa An, 2013)

Hình 4.2 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Nông dân tại địa bàn nghiên cứu có kinh nghiệm sản xuất đều từ 10 năm trở lên, số năm trồng lúa của họ nhiều thì họ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, nên họ sẽ biết cách phòng tránh thiên tai, lũ lụt cũng nhƣ cách bón phân, phun xịt hay phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ở đây cũng có vấn đề cần quan tâm, nông dân có kinh nghiệm càng lâu trong sản xuất lúa thì họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ tƣơng đối khó, hay chủ quan, ít tham gia lớp tập huấn kỹ thuật mới nên phần nào ảnh hƣởng đến năng suất.

4.1.1.3 Tham gia tập huấn

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là điều cần thiết đối với nông dân.

Tuy nhiên, việc áp dụng nhƣ thế nào thì nông dân cần phải đƣợc tập huấn kỹ để mang lại hiệu quả.

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy trong 60 hộ thì số ngƣời tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật chiếm tỷ trọng 82%, còn lại số ít 18% không tham gia tập huấn kỹ thuật.

Bảng 4.3 : Tổng hợp các hộ tham gia tập huấn

Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 49 82

Không có tham gia tập huấn 11 18

Tổng 60 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế xã Hòa An tháng 9/2013)

Nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 đúng”, phổ biến lịch gieo sạ hợp lý để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số nông dân trồng lúa dựa theo kinh nghiệm bản thân, hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời đi trƣớc ít hộ áp dụng những gì đã đƣợc tập huấn vào trong sản xuất. Sở dĩ các hộ không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia và nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn. Các hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật chủ yếu từ cán bộ xã và một số hộ đƣợc tập huấn do công ty thuốc bảo vệ thực vật tổ chức. Điều này cũng cho thấy các cán bộ huyện, xã, các cấp chính quyền địa phƣơng rất chú trọng công tác vận động các hộ địa phƣơng tham gia.

4.1.2 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ

4.1.2.1 Giống lúa sản xuất

Loại giống cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian sinh trƣởng và năng suất lúa. Tùy từng điều kiện khác nhau ở mỗi vùng khác nhau mà có loại giống thích hợp cho năng suất tối ƣu nhất .

Qua bảng 4.2 từ nguồn điều tra thực tế cho thấy các hộ trồng lúa đều sử dụng các loại giống mới chất lƣợng cao, các loại giống này đƣợc lai tạo có nhiều ƣu điểm vƣợt trội và cho năng suất cao hơn các loại giống khác. Khi nông hộ đồng loạt sử dụng cùng một loại giống nhƣ vậy thì khi sản xuất sẽ xuống giống và thu hoạch cùng thời điểm, giúp cây lúa giảm đƣợc dịch bệnh,

sâu rầy đồng thời khâu cơ giới hóa trong sản xuất đƣơc áp dụng đồng loạt góp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật lúa hè thu tại xã hòa an phụng hiệp– hậu giang (Trang 28)