Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 61)

Hệ thống quản lý môi trường tại địa bàn nghiên cứu bao gồm 5 thành phần có liên quan là UBND Thị trấn, Hợp tác xã VSMT, Cộng đồng dân cư, Nhà máy Nhiệt điện và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vai trò của 5 thành phần này được mô tả như dưới đây:

(1) UBND Thị trấn với người đứng đầu Chủ tịch UBND, có nhiệm vụ

lãnh đạo, chỉđạo cán bộ môi trường thị trấn, các hợp tác xã VSMT, cộng đồng dân cư, nhà máy và các cơ sở sản xuất kinh doanh; trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành, thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

(2) Cán bộ môi trường thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND xã, UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động liên quan đến lĩnh vực môi trường của thị

trấn và là thành phần chỉđạo, phối hợp, gắn kết với các thành phần khác.

(3) Cộng đồng dân cư là tập hợp công dân cư trú trong cùng thị trấn, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung. Một số tổ chức chính trị - xã hội có thểđại diện cho cộng đồng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... Vai trò của cộng đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 trong quá trình giám sát và cưỡng chế tuân thủ Luật BVMT gồm: ngăn ngừa các hành vi vi phạm, phát hiện sự cố môi trường và các vi phạm, đấu tranh với các hành vi vi phạm. Hiện nay, công tác BVMT đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự

tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. BVMT ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào BVMT là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, BVMT ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào BVMT không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp BVMT, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.

(4) Nhà máy Nhiệt điện và các cơ sở sản xuất kinh doanh là thành phần có mối liên hệ trực tiếp với môi trường và gây một sức ép lớn cho công tác quản lý nhà nước về môi trường. Mọi hoạt động của thành phần này đều được thể hiện thông qua môi trường, nhà máy và các cơ sở sản xuất kinh doanh mà thực hiện

đúng các quy định pháp luật về môi trường thì môi trường sẽ không bị ô nhiễm, không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác, và ngược lại. Nhà máy và các cơ

sở sản xuất kinh doanh là thành phần vi phạm pháp luật về môi trường nhiều nhất trong hệ thống môi trường tại địa phương.

(5) Hợp tác xã VSMT là thành phần quan trọng giúp chính quyền địa phương quản lý, thu gom, xử lý, làm giảm tình trạng thải chất thải bừa bãi trên các điểm công cộng, kênh mương tưới tiêu… góp phần làm cho môi trường được xanh, sạch, đẹp; tạo cảnh quan môi trường và bộ mặt địa phương thêm phần khang trang, sạch đẹp. Hợp tác xã VSMT hoạt động trong khuôn khổ quản lý của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 UBND Thị trấn, được cấp xe chuyên chở rác thải, và có mối liên hệ với cộng

đồng dân cư, bộ phận cán bộ quản lý môi trường.

Để thể hiện được rõ hơn vai trò của các thành phần trong hệ thống quản lý môi trường chúng tôi áp dụng phương phắp xây dựng sơ đồ VENN (Nguyễn

Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2007) cho 5 đối tượng chính đã mô tả ở trên. Trong

đó, mỗi đối tượng được thể hiện bằng một hình tròn, hình tròn càng lớn, vai trò của đối tượng càng nhiều. Nếu các đối tượng có chức năng trùng nhau thì những hình tròn thể hiện cho chúng sẽ nằm giao vào nhau; giao nhau càng nhiều, sự

trùng lặp về chức năng càng lớn.

Sơđồ VENN được xây dựng từ họp nhóm tại địa phương với sự tham gia của 5 thành viên, đại diện cho cán bộ và người dân sống trên địa bàn nghiên cứu. Kết quảđược trình bày trong Hình 3.1.

Hình 3.1: Sơ đồ Venn thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần có liên quan với Hệ thống quản lý môi trường tại Thị Trấn Thanh Sơn

Hệ thống quản lý môi trường tại Thị trấn Thanh Sơn

UBND Thị trấn (1) Cộng đồng dân cư (3) Cán bộ Môi trường Thị trấn (2) HTX Vệ sinh môi trường (5) Nhà máy, các cơ sở SX (4)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Theo sơ đồ trên, mức độ ảnh hưởng lớn nhất, đóng một vai trò tiên quyết, không thể thiếu trong hệ thống quản lý môi trường ở địa bàn là Cán bộ

Môi trường của Thị trấn. Họ là những người chịu trách nhiệm chính trong công tác chuyên môn về môi trường ở địa phương. Trên thực tế tại Thị trấn hiện nay chỉ có 1 cán bộ môi trường, có chức năng, nhiệm vụ:

- Trình UBND thị trấn, UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành.

- Thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.

- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND huyện, UBND thị trấn.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thị trấn, UBND huyện và Sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên và Môi trường giao.

Cán bộ môi trường thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND xã, UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động liên quan đến lĩnh vực môi trường của thị trấn và là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 thành phần chỉ đạo, phối hợp, gắn kết với các thành phần khác. Vì vậy, hai đối tượng này trong hình có sự trùng lặp một phần về chức năng trong hệ thống.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 61)