Tình hình quản lý môi trường tại tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 28)

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh, ban hành các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách, chế tài về

lĩnh vực môi trường, củng cố và phát huy vai trò quản lý của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường đất nước.

Năm 2014, tỉnh Bắc Giang tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, không để xảy ra các sự cố về môi trường; tập trung kiểm tra, giám sát các đơn vị đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Tỉnh đã xây dựng và tiến hành triển khai ngay Chương hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện Nghị quyết 35/2013/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường; chuẩn bị các điều kiện tổ chức hội nghị bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiến hành xem xét thực trạng công việc quản lý và xử lý phế thải khu vực nông thôn để đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những biện pháp quản lý trong thời gian tới. Tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình điểm xử lý rác thải phát sinh tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp công tác quản lý môi trường khu công nghiệp trên địa bàn; xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh. Tỉnh đang rất nỗ lực thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải trong khu vực thành thị và nông thôn; đôn đốc chủ đầu tư

các khu, cụm công nghiệp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung…, từng bước để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong địa bàn thành phố, trong các khu cụm khu công nghiệp, làng nghề và khu dân cư tập trung lớn và các khu

đô thị (Sở TN&MT Bắc Giang, 2010).

Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang: Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chưa

đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện đúng và đủ

các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong cam kết bảo vệ

môi trường của đơn vị; thực hiện quan trắc về môi trường để báo cáo định kỳ cho cơ quan thẩm quyền còn chưa đầy đủ; chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình phát sinh chất thải, nguồn thải của đơn vị. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh như may mặc, điện tử... còn thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung nên đã xả thải trực tiếp ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường sống của dân cư.

Một số cơ sở sản xuất giấy, thực phẩm chế biến, các trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn có nguồn nước thải sản xuất lớn ra môi trường nhưng chưa

được xử lý triệt để. Một số làng nghề như làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm (xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên), làng nghề nấu rượu xã Vân Hà (huyện Việt Yên)... đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa có đủ kinh phí để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 triển khai hiệu quả các dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã được tỉnh phê duyệt. Một sốđiểm, mỏ khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng (than,

đá, vàng, cát, sỏi...) trên địa bàn tỉnh do khai thác tràn lan, không theo quy hoạch nên cũng đã gây ô nhiễm nặng nề đối với tài nguyên đất, nước và môi trường sống xung quanh (Sở TN&MT Bắc Giang, 2013).

Từ năm 2013 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang phối hợp với Đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 33 cơ sở trên địa bàn thành phố. Qua đánh giá đã xử phạt hành chính đối với 26 cơ sở với tổng số tiền xử phạt trên 2,5 tỷ đồng. Trong đó

đã xử phạt Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ở Khu công nghiệp Đình Trám tại huyện Việt Yên, TP. Bắc Giang với số tiền trên 270 triệu đồng; xử phạt các Công ty TNHH Yoojin Vina và Công ty TNHH Italisa Việt Nam ở Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, thành phố Bắc Giang với số tiền trên 180 triệu đồng (Sở TN&MT Bắc Giang, 2014).

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phốđã thực hiện công tác kiểm tra về

lĩnh vực bảo vệ môi trường theo kế hoạch đối với 47 cơ sở trên địa bàn, kiến nghị

xử lý vi phạm hành chính đối với 8 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 510 triệu

đồng; kiểm tra đột xuất đối với 55 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 4 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 383 triệu đồng.

Ô nhiễm môi trường đã gây nên những khó khăn, hạn chế cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Và nhằm khắc phục tình trạng

đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã thông qua Chiến lược Bảo vệ môi trường của tỉnh

đến năm 2020 và đang triển khai thực hiện Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015; kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2016.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống môi trường đất, nước, không khí và quản lý môi trường tại thị

trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Do điều kiện hạn chế về thời gian nên tôi chỉ tập trung vào môi trường đất, nước và không khí; Rác thải sinh hoạt không phải là đối tượng của đề tài này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2015.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hệ thống quản lý môi trường tại thị trấn Thanh Sơn

- Đánh giá thực trạng môi trường thị trấn Thanh Sơn

- Đánh giá hệ thống quản lý môi trường (bao gồm hệ thống quản lý hành chính nhà nước, hệ thống chính sách, các biện pháp kỹ thuật của hệ thống quản lý môi trường).

- Đề xuất giải pháp trong quản lý môi trường tại địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp tài liu th cp

Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường từ các cơ quan chức năng tại địa bàn nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp được khai thác từ Báo cáo phát triển kinh tế của các bộ

phận quản lý như Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các xã. Ngoài ra, số liệu còn được khai thác từ thư viện các cấp, các phương tiện thông tin khác như báo chí, mạng internet.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

2.4.2. Phương pháp ly mu và phân tích cht lượng nước

● Phương pháp lấy mẫu nước mặt

Mẫu nước mặt được lấy tuân thủ theo TCVN 6663-6:2008 Chất lượng nước.

Các mẫu nước được lấy ở các điểm lấy mẫu trong trạng thái tự nhiên, không khuấy trộn. Lấy mẫu đơn và lấy ởđộ sâu cách mặt nước 30 – 50 cm.

Các mẫu nước sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá (nhiệt độ khoảng 4oC) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm (PTN). Tại PTN, các dụng cụ chứa mẫu được lưu trong tủ lạnh cho đến khi phân tích. Bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước.

Thời gian lấy mẫu: Ngày 21/5/2014.

Do đặc điểm điều kiện địa hình của thị trấn Thanh Sơn nên chúng tôi chỉ

lựa chọn hai nguồn nước mặt quan trọng nhất là suối Đồng Rì và Đồng Thanh để

lấy mẫu nước mặt. Hai con suối này có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tiếp nhận nước thải từ cá nguồn khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. Tổng số có 3 điểm lấy mẫu với chi tiết như sau:

1. SĐ-NM01: suối Đồng Rì, thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn.

2. SĐ-NM02: suối Đồng Thanh, thôn Đồng Thanh, thị trấn Thanh Sơn. 3. SĐ-NM03: suối Đồng Rì, thôn Đồng Rì, thị trấn Thanh Sơn (khu vực gần

với nhà máy Nhiệt điện Đồng Rì nhất).

Vị trí cụ thể của các điểm này được thể hiện trong Hình 2.1.

● Phương pháp lấy mẫu nước ngầm

Thời gian lấy mẫu: Ngày 21/5/2014.

Mẫu nước ngầm được lấy tuân thủ theo TCVN 6663-11:2011 Chất lượng nước.

Thị trấn Thanh Sơn đã có nước sạch từ nguồn cung cấp nước máy, tuy nhiên chủ yếu các hộ gia đình vẫn sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan của mình. Do đó, lựa chọn 3 điểm lấy mẫu tại 3 hộ gia đình sử dụng nước giếng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 khoan để phân tích mẫu nước ngầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. SĐ-NN01: Lấy tại giếng khơi hộ gia đình ông Hà Văn Giang, thôn Đồng Rì, thị trấn Thanh Sơn - giáp điểm cuối nguồn thải Trạm Y tế thị trấn Thanh Sơn (nơi tập trung khám chữa bệnh cho 6 xã khu vực lân cận).

2. SĐ-NN02: Lấy tại giếng khơi hộ gia đình ông Đỗ Xuân Ái, thôn Đồng Thanh, thị trấn Thanh Sơn.

3. SĐ-NN03: Lấy tại giếng khơi hộ gia đình ông Ngô Văn Ngà, thôn Nòn, thị

trấn Thanh Sơn.

(Vị trí cụ thể của các điểm này được thể hiện trong Hình 2.1)

Bảng 2.1. Phương pháp phân tích chất lượng nước STT Thông số Phương pháp phân

tích Ghi chú Quan trắc nước mặt 1 Nhiệt độ Đo nhanh 2 pH Đo nhanh 3 TSS TCVN 6625-2000 Lọc qua lọc thủy tinh 4 BOD5 TCVN 6001-1-2008 5 COD TCVN 6491-1999 6 NO2- TCVN 6494-1999 7 Cl- TCVN 6194-1996 8 NO3- TCVN 6494-1999

9 NH4+ EPA:350.2 Theo tiêu chuẩn TTCNXLMT

10 PO43- TCVN 6494-1999 11 Mn TCVN 6002-1995 Trắc quang dùng fomandoxim 12 Fe TCVN 6177-1996 Trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin 13 Cu, Zn, Cd, Pb TCVN 6193-1996 Trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

STT Thông số Phương pháp phân

tích Ghi chú

14 As TCVN 6626-2000

15 Hg TCVN 5991-1995

16 Dầu mỡ khoáng US EPA Method 1664 17 Coliform TCVN 6187-2-1996 18 Phốt pho tổng TCVN 6202-2008 19 Nitơ tổng TCVN 6638-2000 Quan trắc nước ngầm 20 Độ cứng TCVN 2672-78 21 NO3_ TCVN 6180-1996 22 SO42- TCVN 6200-1996 23 CN- TCVN 6181-1996 24 Cl- TCVN 6194-1996 25 As TCVN 6626-2000 26 Cu, Zn, Cd, Pb TCVN 6193-1996 Trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa 27 Mn TCVN 6002-1995 Trắc quang dùng fomandoxim 28 Fe TCVN 6177-1996 Trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin 29 Coliform TCVN 6187-2-1996 2.4.3. Phương pháp ly mu đất và phân tích đất

Mẫu đất được lấy tuân thủ theo TCVN 5297-1995, TCVN 7538-2:2005 Chất lượng đất.

Thời gian lấy mẫu: Ngày 21/5/2014.

Mẫu đất được lấy tại 2 vị trí đất sản xuất nông nghiệp:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 2. SĐ-Đ02: Lấy tại cánh đồng Làng Chẽ, thôn Đồng Thanh, thị trấn

Thanh Sơn.

Ví trí lấy mẫu đất xem Hình 2.1.

Bảng 2.2. Phương pháp phân tích đất

TT Thông số Phương pháp phân tích Ghi chú

1 Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ QCVN 15: 2008/BTNMT Phương pháp sắc ký với Detector bẫy Electron Aldrin (C12H8Cl6) QCVN 15: 2008/BTNMT Dieldrin (C12H8Cl6O) QCVN 15: 2008/BTNMT Endrin (C12H8Cl6O) QCVN 15: 2008/BTNMT 2 Dư lượng thuốc BVTV nhóm Pyrethoid QCVN 15: 2008/BTNMT Phương pháp sắc ký với Detector bẫy Electron Cypermethrin (C22H19Cl2NO3) QCVN 15: 2008/BTNMT 3

Mangan (Mn) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa 4

Sắt (Fe) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa 5 Đồng (Cu) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp

thụ nguyên tử ngọn lửa 6 Chì (Pb) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp

thụ nguyên tử ngọn lửa 7 Kẽm (Zn) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp

thụ nguyên tử ngọn lửa 8 Cadimi (Cd) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp

thụ nguyên tử ngọn lửa 9 Asen (As) QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thụ nguyên tử ngọn lửa 10 Thủy ngân QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp

thụ nguyên tử ngọn lửa 11 Hàm lượng P2O5 dễ tiêu QCVN 03: 2008/BTNMT Phương pháp quang phổ hấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

2.4.4. Phương pháp phân tích ô nhim không khí

Mẫu không khí được lấy tuân thủ theo TCVN 5971-1995, TCVN 5972- 1995, TCVN 6137-2009, TCVN 6152:1996.

Thời gian lấy mẫu: Ngày 21/5/2014. Mẫu không khí được lấy tại 3 vị trí:

1. SĐ-KK01: Lấy ngoài cổng của Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động. 2. SĐ-KK02: Lấy tại ngã ba thị trấn Thanh Sơn, đường đi xã Tuấn Mậu. 3. SĐ-KK03: Lấy tại vị trí trung tâm thị trấn Thanh Sơn.

(Vị trí cụ thể của các điểm này được thể hiện trong Hình 2.1)

Bảng 2.3. Phương pháp phân tích không khí TT Thông số Phương pháp

phân tích Ghi chú

1 Nhiệt độ Đo nhanh 2 Độẩm Đo nhanh 3 Tốc độ gió Đo nhanh

4 SO2 TCVN 5971:1995 Phương pháp trắc quan dùng thorin 5 CO TCVN 5972:1995 Phương pháp sắc ký khí

6 Bụi TCVN 5067:1995 Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi

7 NO2 TCVN 6137:2009 Phương pháp Griess – Saltzman cải biên

8 O3 TCVN 6157:1996

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, đất và quan trắc không khí

2.4.5. Phương pháp x lý, tng hp và so sánh s liu

Tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập, điều tra, phân tích được bằng phần mềm EXCEL. Kết quảđược trình bày bằng các bảng biểu số liệu, sơđồ và biểu

đồ, để lựa chọn ra những số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài. So sánh những số

liệu phân tích được với các Quy chuẩn Việt Nam.

- Các thông số chất lượng nước mặt được so sánh với QCVN 08:2008; - Các thông số chất lượng nước ngầm được so sánh với QCVN 09:2008; - Các thông số dư lượng thuốc BVTV trong đất được so sánh với QCVN

15:2008;

- Kim loại nặng trong đất được so sánh với QCVN 03:2008; - Bụi trong không khí được so sánh với QCVN 05:2013; - Tiến ồn được so sánh với QCVN 26:2010;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Những công cụ và phương pháp cụ thể theo các nội dung nghiên cứu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.4. Khung logic nội dung và phương pháp nghiên cứu

TT Nội dung Phương pháp Số liệu Kết quả dự

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 28)