Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 41)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Sơn là thị trấn miền núi cách thị trấn An Châu 24 km về phía Tây Nam, có đường tỉnh lộ 293 và tỉnh lộ 291 chạy qua, là trung tâm của 07 xã khu vực

Đông Nam của huyện Sơn Động, có điều kiện giao thông đường bộ thuận tiện, nơi trung chuyển, hàng hoá đi các vùng lân cận trong huyện và tỉnh. Diện tích tự nhiên của thị trấn là 2066,26 ha. Thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với:

Phía Đông giáp: Xã Thanh Luận, huyện Sơn Động Phía Nam giáp: Xã Thanh Luận, huyện Sơn Động Phía Tây, Tây Bắc giáp: Xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động Phía Bắc giáp: Xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Sơn có địa hình đặc trưng của miền núi bị chia cắt mạnh, hướng dốc từ Bắc xuống Nam cao hơn các khu vực xung quanh, độ cao thấp theo địa hình nhiều biến đổi lớn mang đặc thù của khu vực miền núi Bắc Bộ. Địa hình không đồng đều, đồi núi phân bố rộng khắp trong phạm vi toàn thị trấn. Do

đặc điểm của địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang manh mún nhỏ hẹp nằm ven tuyến trục đường tỉnh lộ 293 và 291 và nằm xen kẽ ở các thung lũng núi, việc bố trí các cây trồng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt cây trồng không đủ nước vào mùa khô, năng suất cây trồng chưa cao, cơ cấu cây trồng đơn điệu chủ yếu là : cấy lúa vụ, sắn, đậu tương, cây ăn quả....

Căn cứ vào tính chất của đất, thị trấn Thanh Sơn có các loại đất chính sau: + Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét phân bổ trên các vùng đồi núi, độ dốc tương đối lớn.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát và đá dăm cuội kết phân bố ở các đồi núi cao,

độ dốc lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 + Đất phù sa ngòi, suối nằm dọc theo các triền suối.

+ Đất bạc màu trên đất phù sa cổ.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong khu vực miền núi Đông Bắc, do đó Thị trấn Thanh Sơn mang

đặc trưng của khí hậu vùng lục địa miền núi có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5°. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiêt độ trung bình mùa hè 25-33° ngày có nhiệt độ cao nhất 34-35,5°. Nhiệt

độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình là 23°.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7 và 8. Lượng mưa hàng năm trung bình 1700 mm -1800 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất lên tới 900 ram, tháng có lượng mưa thấp nhất 17-24 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10

đến tháng 3 năm sau.

- Tổng giờ nắng trung bình hàng năm là 1.626 giờ, số giờ nắng tập trung chủ

yếu vào mùa hè 6 - 7 giờ/ngày, trung bình số ngày nắng trong 1 tháng là 2 ngày. - Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.655 mm - 2.100 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất lên tới 900 mm, tháng có lượng mưa nhỏ nhất chỉđạt 17 mm - 24 mm. - Có hai hướng chính là gió mùa đông Bắc và gió mùa đông Nam. Gió mùa

đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo hơi nước và không khí ẩm. Ngoài ra thị trấn còn chịu

ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng và thổi vào các tháng 5,6,7..

- Độẩm không khí trung bình hàng năm là 64,5% vào các tháng 1,2. độẩm có thểđạt tới 85% - 90%, độẩm thấp nhất vào các tháng có thể xuống tới 56% - 57%.

- Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là 960 mm, cao nhất vào tháng 7 là 90 mm và thấp nhất vào các tháng 2, tháng 3 là 40 mm.

Nhìn chung khí hậu và thời tiết thị trấn Thanh Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất đai của thị trấn Thanh Sơn nghèo chất dinh dưỡng, đất trồng lúa có lượng mùn thấp, độ chua khá lớn từ chua đến rất chua. Lân tổng số và lân dễ tiêu nằm ở thang cấp nghèo đến rất nghèo. Ngày nay do canh tác, bảo vệ rừng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 còn chưa hợp lý, việc cải tạo và bồi bổ đất không thường xuyên đã làm cho đất ngày một xấu đi, hơn nữa thị trấn Thanh Sơn nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc đất dễ bị rửa trôi, xói mòn.

3.1.1.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của thị trấn rất dồi dào bởi mạng lưới sông ngòi và lượng nước mưa hàng năm, ngoài ra còn có hệ thống ao hồ trong khu dân cưđủ cung cấp cho cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm khai thác phổ biến từ 80 – 120 m. Tuy nhiên nguồn nước ngầm chủ yếu chỉ phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, hầu như không sử dụng trong trồng trọt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 41)