Tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập, điều tra, phân tích được bằng phần mềm EXCEL. Kết quảđược trình bày bằng các bảng biểu số liệu, sơđồ và biểu
đồ, để lựa chọn ra những số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài. So sánh những số
liệu phân tích được với các Quy chuẩn Việt Nam.
- Các thông số chất lượng nước mặt được so sánh với QCVN 08:2008; - Các thông số chất lượng nước ngầm được so sánh với QCVN 09:2008; - Các thông số dư lượng thuốc BVTV trong đất được so sánh với QCVN
15:2008;
- Kim loại nặng trong đất được so sánh với QCVN 03:2008; - Bụi trong không khí được so sánh với QCVN 05:2013; - Tiến ồn được so sánh với QCVN 26:2010;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Những công cụ và phương pháp cụ thể theo các nội dung nghiên cứu được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.4. Khung logic nội dung và phương pháp nghiên cứu
TT Nội dung Phương pháp Số liệu Kết quả dự kiến 1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hệ thống quản lý môi trường tại thị trấn Thanh Sơn Tổng hợp số liệu thứ cấp
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện, tỉnh - Báo cáo thống kê
- Bản đồ của thị trấn Thanh Sơn Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Thanh Sơn 2 Đánh giá thực trạng môi trường thị trấn Thanh Sơn Tổng hợp số liệu thứ cấp
- Báo cáo môi trường của Sở
và Phòng TNMT
- Số liệu quan trắc môi trường của Sở, Phòng TNMT
- Luận văn, bài báo về lĩnh vực môi trường triển khai trên địa bàn. - Lấy mẫu phân tích mẫu nước, đất, không khí năm 2014 Thực trạng môi trường đất, nước, không khí 3 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường - Xác định thành phần, mô tả mối liên hệ giữa các thành phần - Đánh giá mức độ quan trọng của các đối tượng trong hệ thống quản lý - Phân tích thực trạng triển khai và hiệu quả của các công cụ quản lý môi trường - Phỏng vấn người cấp tin chính - Phân tích hệ thống - Sơđồ VENN - Rà soát chính sách, đánh giá hiệu quả thực thi - Báo cáo của Sở, Phòng TNMT
- Thông tin cung cấp từ cán bộ
Sở, Phòng TNMT và các đối tượng có liên quan trong hệ
thống quản lý môi trường - Cơ cấu tổ chức - Thể chế chính sách - Cơ chế tài chính - Hoạt động giám sát, quan trắc - Nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng 4 Đề xuất giải pháp trong quản lý môi trường tại địa phương. - Matrận SWOT -DPSIR framework (EEA) Phỏng vấn nhóm cán bộ và đại diện người dân địa phương
Thách thức và giải pháp quản lý môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Thanh Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Sơn là thị trấn miền núi cách thị trấn An Châu 24 km về phía Tây Nam, có đường tỉnh lộ 293 và tỉnh lộ 291 chạy qua, là trung tâm của 07 xã khu vực
Đông Nam của huyện Sơn Động, có điều kiện giao thông đường bộ thuận tiện, nơi trung chuyển, hàng hoá đi các vùng lân cận trong huyện và tỉnh. Diện tích tự nhiên của thị trấn là 2066,26 ha. Thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với:
Phía Đông giáp: Xã Thanh Luận, huyện Sơn Động Phía Nam giáp: Xã Thanh Luận, huyện Sơn Động Phía Tây, Tây Bắc giáp: Xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động Phía Bắc giáp: Xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Sơn có địa hình đặc trưng của miền núi bị chia cắt mạnh, hướng dốc từ Bắc xuống Nam cao hơn các khu vực xung quanh, độ cao thấp theo địa hình nhiều biến đổi lớn mang đặc thù của khu vực miền núi Bắc Bộ. Địa hình không đồng đều, đồi núi phân bố rộng khắp trong phạm vi toàn thị trấn. Do
đặc điểm của địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang manh mún nhỏ hẹp nằm ven tuyến trục đường tỉnh lộ 293 và 291 và nằm xen kẽ ở các thung lũng núi, việc bố trí các cây trồng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt cây trồng không đủ nước vào mùa khô, năng suất cây trồng chưa cao, cơ cấu cây trồng đơn điệu chủ yếu là : cấy lúa vụ, sắn, đậu tương, cây ăn quả....
Căn cứ vào tính chất của đất, thị trấn Thanh Sơn có các loại đất chính sau: + Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét phân bổ trên các vùng đồi núi, độ dốc tương đối lớn.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát và đá dăm cuội kết phân bố ở các đồi núi cao,
độ dốc lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 + Đất phù sa ngòi, suối nằm dọc theo các triền suối.
+ Đất bạc màu trên đất phù sa cổ.
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong khu vực miền núi Đông Bắc, do đó Thị trấn Thanh Sơn mang
đặc trưng của khí hậu vùng lục địa miền núi có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5°. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiêt độ trung bình mùa hè 25-33° ngày có nhiệt độ cao nhất 34-35,5°. Nhiệt
độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình là 23°.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7 và 8. Lượng mưa hàng năm trung bình 1700 mm -1800 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất lên tới 900 ram, tháng có lượng mưa thấp nhất 17-24 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau.
- Tổng giờ nắng trung bình hàng năm là 1.626 giờ, số giờ nắng tập trung chủ
yếu vào mùa hè 6 - 7 giờ/ngày, trung bình số ngày nắng trong 1 tháng là 2 ngày. - Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.655 mm - 2.100 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất lên tới 900 mm, tháng có lượng mưa nhỏ nhất chỉđạt 17 mm - 24 mm. - Có hai hướng chính là gió mùa đông Bắc và gió mùa đông Nam. Gió mùa
đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo hơi nước và không khí ẩm. Ngoài ra thị trấn còn chịu
ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng và thổi vào các tháng 5,6,7..
- Độẩm không khí trung bình hàng năm là 64,5% vào các tháng 1,2. độẩm có thểđạt tới 85% - 90%, độẩm thấp nhất vào các tháng có thể xuống tới 56% - 57%.
- Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là 960 mm, cao nhất vào tháng 7 là 90 mm và thấp nhất vào các tháng 2, tháng 3 là 40 mm.
Nhìn chung khí hậu và thời tiết thị trấn Thanh Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai của thị trấn Thanh Sơn nghèo chất dinh dưỡng, đất trồng lúa có lượng mùn thấp, độ chua khá lớn từ chua đến rất chua. Lân tổng số và lân dễ tiêu nằm ở thang cấp nghèo đến rất nghèo. Ngày nay do canh tác, bảo vệ rừng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 còn chưa hợp lý, việc cải tạo và bồi bổ đất không thường xuyên đã làm cho đất ngày một xấu đi, hơn nữa thị trấn Thanh Sơn nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc đất dễ bị rửa trôi, xói mòn.
3.1.1.5. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của thị trấn rất dồi dào bởi mạng lưới sông ngòi và lượng nước mưa hàng năm, ngoài ra còn có hệ thống ao hồ trong khu dân cưđủ cung cấp cho cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm khai thác phổ biến từ 80 – 120 m. Tuy nhiên nguồn nước ngầm chủ yếu chỉ phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi, hầu như không sử dụng trong trồng trọt.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
3.1.2.1.Về kinh tế
Thị trấn Thanh Sơn là địa phương sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp, nguồn thu chủ yếu của nhân dân là từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cơ cấu kinh tế của thị trấn nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủđạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó nông nghiệp vẫn chiếm hơn 91%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 9%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn diễn ra chậm. Trong những năm gần đây UBND thị trấn đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi theo hướng hàng hoá, tăng dần tỷ trọng các ngành nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ, tập trung phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ. Trong những năm gần đây cùng với sự cố
gắng to lớn của Đảng uỷ, UBND thị trấn, nhân dân trong thị trấn đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể.
Năng suất lúa đạt 46.8 tạ/ha, sản lượng đạt 370 tấn;
Năng suất rau các loại đạt 95.6 tạ/ha, sản lượng đạt 126.2 tấn; Năng suất đỗ các loại đạt 14.1 tạ/ha, sản lượng đạt 6.2 tấn; Năng suất lạc đạt 17.6 tạ/ha, sản lượng đạt 16.7 tấn; Tổng đàn Trâu có 178 con;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ: 134 cơ sở (Chi cục Thống kê huyện Sơn Động, 2014).
3.1.2.2. Về xã hội
Việc làm và mức sống: Phát triển kinh tế nông nghiệp trong nhũng năm qua đạt những kết quả tốt với thu nhập 18-22 triệu đồng/hộ/năm. Những hộ phát triển theo hướng chăn nuôi hay thương mại dịch vụ cho thu nhập tương đối. Tuy nhiên số lượng hộ nghèo, khó vẫn còn nhiều, cần được đầu tư phát triển kinh tế. Theo số liêu thống kê trên địa bàn thị trấn có 272/808 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 33.66 % số hộ toàn thị trấn.
● Dân số
Dân số toàn thị trấn là 3.170 người với 6 thôn, 808 hộ, bình quân mỗi năm tăng khoảng 31 đến 32 người và bình quân mỗi năm tăng 8 đến 9 hộ.
Các điểm dân cư của thị trấn Thanh Sơn phân bố khá tập trung tại khu vực trung tâm thị trấn. Việc phân bố tập trung như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của trị trấn.
● Lao động và việc làm
Đến năm 2014 tổng số người trong độ tuổi lao động của xã là 2.321 người (số lao động nữ là 1.408 người). Trong đó tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 1.450 người, chiếm 51%, còn lại là lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cơ cấu lao động của xã đến năm 2014 có sự chuyển biến tích cực từ lao động trong nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Điều này phản ánh rõ xu hướng phát triển kinh tế xã hội của xã, phù hợp chung với xu hướng chung của huyện và của tỉnh.
Nhìn chung chất lượng nguồn lao động của xã còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và lao động nông nghiệp có kinh nghiệm thâm canh; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Đây là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế tập trung vào công nghiệp, thương mại.
Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua, đời sống của nhân dân trên địa bàn Thị trấn Thanh Sơn ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về tinh thần và vật chất, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể. Số trẻ em trong độ tuổi đều được đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 trường, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khoẻ ban đầu chiếm tỷ lệ lớn, 99% các hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, 90% số hộđược dùng nước hợp vệ sinh.
● Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - Giao thông
Hệ thống giao thông gồm có hai trục đường chính là Tỉnh lộ 291 từ Yên
Định chạy qua địa bàn thị trấn vào Nhà máy Nhiệt điện Đồng Rì dài khoảng 8 km đã được rải nhựa và tuyến đường Tỉnh lộ 293 từ xã Lục Sơn huyện Lục Nam dài khoảng 9 km2 (Trong đó đoạn từ UBND thị trấn đi Thanh Luận đã được rải nhựa, đoạn còn lại là đường đất có chất lượng thấp). Mạng lưới giao thông còn lại là hệ thống đường giao thông liên thôn, một phần đã được tu sửa dải đất đá cấp phối. Nhìn chung mạng lưới đường giao thông còn thiếu, các tuyến đường giao thông còn nhỏ hẹp và chưa dáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, gây khó khăn cho sản xuất.
- Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của thị trấn đã được Trung ương, Tỉnh và Huyện quan tâm đầu tư xây dựng (Hệ thống Hồ, đập, mương cứng...), còn lại một phần là mương đất đã đào đắp từ lâu và không được tu sửa thường xuyên gây thất thoát và lãng phí nước. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ động nước tưới đạt khoảng 70% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ nước trời. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân do địa hình chia cắt phức tạp đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hệ thống ruộng bậc thang khó khăn cho đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi.
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng, hệ
thống thuỷ lợi của thị trấn đã được đầu tư từng bước hoàn thiện và được bê tông hoá các tuyến kênh mương đáp ứng được nhu cầu tưới nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Năng lượng
Hiện tại các thôn trong thị trấn đang sử dụng điện lưới quốc gia, đáp ứng
được phần nào nhu cầu vềđiện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tuy nhiên một bộ phận khu dân cư có đường truyền điện yếu do chia nhiều nguồn và phục vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 vào nhiều mục đích. Trong những năm tới cần huy động mọi nguồn vốn để xây dựng lắp đặt một số tuyến đường điện, trạm biến áp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về điện cho nhân dân toàn thị trấn.
- Bưu chính - viễn thông
Thị trấn Thanh Sơn trong tương lai cần đầu tư vốn để xây dựng các công trình về
bưu chính, viễn thông, phục vụ các nhu cầu về thông tin liên lạc của người dân. - Giáo dục - đào tạo
Sự nghiệp giáo dục khá được quan tâm, hệ thống trường lớp cơ sở vật chất
được đầu tư xây dựng, nâng cấp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong thị trấn. Số học sinh hàng năm thi đỗ tốt nghiệp vào các trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá khá, đạo đức tốt, học sinh giỏi đạt giải cấp huyện tỉnh ngày càng nhiều, tỷ lệ bỏ
học ở các cấp học đều giảm, trong nhà trường không có tệ nạn xã hội, môi trường xanh sạch đẹp.