Chất lượng môi trường nước Thị trấn Thanh Sơn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 53)

3.2.2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thị trấn Thanh Sơn

Hệ thống nước mặt quan trọng tại huyện Thanh Sơn, huyện Sơn động, tỉnh Bắc Giang bao gồm suối Đồng Rì và Đồng Thanh. Đây là 2 con suối vừa có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tiếp nhận nước thải từ các nguồn khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, các mẫu phân tích được lựa chọn lấy trên các điểm đại diện trên 2 con suối này. Tổng số có 3 điểm lấy mẫu với chi tiết như sau:

1. SĐ-NM01: suối Đồng Rì, thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn.

2. SĐ-NM02: suối Đồng Thanh, thôn Đồng Thanh, thị trấn Thanh Sơn. 3. SĐ-NM03: suối Đồng Rì, thôn Đồng Rì, thị trấn Thanh Sơn (khu vực gần

với nhà máy Nhiệt điện Đồng Rì nhất).

Kết quả phân tích các mẫu nước với 19 thông số cơ bản được trình bày trong Bảng 3.1 dưới đây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.1 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thị trấn Thanh Sơn, tháng 5 năm 2014

TT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả TT Thanh Sơn SĐ-NM01 SĐ-NM02 SĐ-NM03 QCVN 08: 2008/ BTNMT (cột B1) 1 Nhiệt độ oC 29,9 29 29,2 - 2 pH - 6,8 6,85 6,9 5,5 - 9 3 DO mg/l 6,67 5,72 6,72 ≥ 4 4 BOD5 mg/l 23 28 35 15 5 COD mg/l 39 47 62 30 6 Sắt (Fe) mg/l 0,798 0,199 0,061 1,5 7 Mangan(Mn) mg/l 0,113 Kph Kph - 8 Đồng (Cu) mg/l 0,017 0,021 0,016 0,5 9 Kẽm (Zn) mg/l 0,015 0,019 0,018 1,5 10 Cadimi (Cd) mg/l Kph Kph Kph 0,01 11 Chì (Pb) mg/l Kph Kph Kph 0,05 12 Asen (As) mg/l Kph Kph Kph 0,05 13 Thủy ngân (Hg) mg/l Kph Kph Kph 0,001 14 Chất rắn lơ lửng mg/l 10 86 20 50 15 Clorua (Cl-) mg/l 14,32 17,21 12,50 600 16 Tổng N mg/l 1,08 1,22 1,68 - 17 Tổng P mg/l Kph 0,183 0,255 - 18 Dầu, mỡ mg/l 0,018 0,095 0,074 0,1 19 Coliform MPN/100ml 2900 6400 430 7.500

Ghi chú: Kpt: Không phân tích; (-): Không quy định; Kph: Không phát hiện

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Sơn Động)

Kết quả phân tích nước mặt trên đã cho thấy:

● Đánh giá các thông số vật lý

- Giá trị pH: Tại thời điểm quan trắc pH dao động xung quanh khoảng giá trị 6,8- 6,9; nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Nhiệt độ (0C): Dao động trong khoảng từ 29- 29,90 C.

- DO: dao động từ 5,72 - 6,72 mg/l nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Chất rắn lơ lửng (SS): Nằm trong khoảng từ 10 - 86 mg/l, cao nhất tại SĐ-NM02, cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

● Đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ

Qua kết quả quan trắc cho thấy:

- COD: Dao động từ 39 - 62 mg/l, cao hơn giá trị cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, cao nhất SĐ-NM03 (Suối Đồng Rì, Thị Trấn Thanh Sơn).

- BOD5: Dao động từ 23 - 35 mg/l, cao hơn giá trị cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Kết quả quan trắc mẫu nước mặt trên địa bàn cho thấy giá trị tổng N nhỏ, tổng P nhỏ, nằm trong khoảng giá trị có thể chấp nhận được.

● Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng

Các thông số Fe, Mn, Cu, Zn trong mẫu phân tích nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Tại các điểm quan trắc không phát hiện các kim loại nặng Pb, Cd, As, Hg trong các mẫu nước mặt.

● Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật và các chất khác - Vi sinh vật

Giá trị Coliform dao động từ 430 - 6400 MPN/100ml nhỏ hơn giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Dầu mỡ khoáng

Hàm lượng dầu mỡ khoáng dao động từ 0, 018 đến 0,095 MPN/100ml nhỏ hơn giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

- Clorua (Cl-)

Hàm lượng Cl- dao động từ 12,5 đến 17,21 mg/l nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

● Đánh giá chung về chất lượng môi trường nước mặt thị trấn Thanh Sơn

Qua kết quả phân tích các mẫu, tại các vị trí quan trắc, hàm lượng COD

đều cao hơn Quy chuẩn cho phép từ 1,3 đến 2,1 lần; hàm lượng BOD5 cao hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,3 lần do các tác nhân từ nước, rác thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt của khu dân cư và nước thải hoá chất (dầu, mỡ…) của khu nhà máy, nước chảy tràn có chứa hóa chất BVTV từđồng ruộng... Tại điểm mẫu SĐ-NM02, chất rắn lơ lửng tăng cao nhất vượt giới hạn cho phép 1,72 lần.

3.2.2.2. Kết quả phân tích nước ngầm thị trấn Thanh Sơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 tính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tổng số có 3 điểm được lựa chọn với vị trí cụ thể như sau:

1. SĐ-NN01: Lấy tại giếng khơi hộ gia đình ông Hà Văn Giang, thôn Đồng Rì, thị trấn Thanh Sơn - giáp điểm cuối nguồn thải Trạm Y tế thị trấn Thanh Sơn (nơi tập trung khám chữa bệnh cho 6 xã khu vực lân cận).

2. SĐ-NN02: Lấy tại giếng khơi hộ gia đình ông Đỗ Xuân Ái, thôn Đồng Thanh, thị trấn Thanh Sơn.

3. SĐ-NN03: Lấy tại giếng khơi hộ gia đình ông Ngô Văn Ngà, thôn Nòn, thị

trấn Thanh Sơn.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày như trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích nước ngầm tại thị trấn Thanh Sơn, tháng 5 năm 2014

TT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả QCVN 09:2008/ BTNMT Thị trấn Thanh Sơn SĐ-NN01 SĐ-NN02 SĐ-NN03 1 Nhiệt độ oC 25,6 26,1 25,2 - 2 pH - 6,9 7,1 7,1 5,5 – 8,5 3 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 290 480 128 500 4 Clorua (Cl-) mg/l 144,65 38,29 10,28 250 5 Nitrat (NO3-) mg/l 10,99 14,48 20,38 15 6 Amoni mg/l 0,231 0,181 0,147 0,1 7 Sulfat (SO42-) mg/l 27,65 26,37 34,13 400 8 Sắt (Fe) mg/l 0,548 Kpt 0,002 5,0 9 Đồng(Cu) mg/l 0,034 Kpt 0,019 1,0 10 Kẽm (Zn) mg/l 0,026 Kpt 0,027 3,0 11 Mangan (Mn) mg/l 0,324 Kpt 0,028 0,5 12 Asen (As) mg/l Kph Kpt Kph 0,05 13 Chì (Pb) mg/l Kph Kpt Kph 0,01 14 Cadimi (Cd) mg/l Kph Kpt Kph 0,005 15 Thủy ngân (Hg) mg/l Kph Kpt Kph 0,001 16 Xianua (CN-) mg/l Kph Kph Kph 0,01 17 Coliform MPN/100ml 28 4 11 3

Ghi chú: Kpt: Không phân tích; (-): Không quy định; Kph: Không phát hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Kết quả phân tích cho thấy:

● Đánh giá các thông số vật lý

Nhiệt độ (oC): Số liệu quan trắc nhiệt độ của nước trong đợt khảo sát có giá trị nhiệt độ dao động khoảng 25,2 đến 26,1oC. Kết quả quan trắc chứng tỏ

nguồn nước ngầm tại các khu vực khảo sát không bị ô nhiễm bởi những nguồn thải nóng hay lạnh gây nên.

Giá trị pH: Dao động trong khoảng 6,9 đến 7,1. Nhìn chung không có sự biến động lớn giá trị pH giữa các vị trí quan trắc. Không phát hiện giá trị pH tại vị trí nào vượt quá ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn, nằm trong khoảng trung tính và khá an toàn cho môi trường.

● Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng

- Hàm lượng các kim loại Fe, Mn, Cu, Zn: Kết quả phân tích hàm lượng kim loại cho thấy các chỉ tiêu đều ở nồng độ khá thấp, nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09: 2008/BTNMT.

- Hàm lượng Pb, Cd, As, Hg: Kết quả phân tích tại các vị trí quan trắc đều không phát hiện thấy, mẫu nước ngầm tại các khu vực thị trấn Thanh Sơn chưa bị

ô nhiễm các kim loại trên.

● Đánh giá ô nhiễm vi sinh vật và các chất khác

- Kết quả phân tích cho thấy, tại 03 mẫu quan trắc kết quả Coliform dao

động trong khoảng từ 4 đến 28MPN/100ml và đều vượt quy chuẩn từ 1,33 đến 9,33 lần. Như vậy chất lượng nước ngầm tại khu vực huyện Sơn Động có dấu hiệu nhiễm Coliform, cao nhất tại mẫu SĐ-NN01 (khu vực giáp điểm cuối nguồn thải Trạm Y tế thị trấn Thanh Sơn).

- Theo kết quả phân tích, độ cứng trong mẫu nước ngầm dao động từ 128

đến 480mg/l. Nằm trong giới hạn cho phép.

- Các ion khác (Cl-, NO3-, NH4+, SO42-, CN-):

+ Kết quả quan trắc tại giếng khoan gia đình ông Ngô Văn Ngà, thôn Nòn mẫu SĐ-NN03 cho thấy hàm lượng nitrat (NO3-) cao hơn giới hạn cho phép 1,36 lần. Các vị trí mẫu còn lại nằm trong giới hạn cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

đến 0,231mg/l; cao gấp 1,47 đến 2,31 lần giới hạn cho phép. Chứng tỏ thị trấn Thanh Sơn đã bị ô nhiễm chỉ tiêu NH4+.

+ Không có dấu hiệu ô nhiễm các chỉ tiêu Cl-, SO42-, CN-.

● Đánh giá chung về chất lượng môi trường nước ngầm thị trấn Thanh Sơn

Như vậy, số liệu phân tích chỉ ra nước ngầm tại địa bàn nghiên cứu nhìn chung có các thông số đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất là ở

khu vực cuối nguồn thải của trạm y tế có biểu hiện ô nhiễm vi sinh vật ở mức nghiêm trọng, hàm lượng coliform vượt chuẩn tới gần 10 lần. Nguyên nhân gây nên hàm lượng coliform cao hơn giới hạn cho phép là do các nguồn ô nhiễm từ

rác, nước thải sinh hoạt của các hộ dân, xác chết sinh vật; rác thải, nước thải y tế, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt réttừ trạm y tế…Trong khi đó, một số hộ dân sống trong khu vực này vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng để sinh hoạt. Tình trạng ô nhiễm này tiềm tàng những tác động môi trường nghiêm trọng lên sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)