Quy mô nguồn vốn – Capital (C)

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của agribank chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 37 - 42)

Vốn là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế. Có thể nói nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn của Agribank CN TP Cần Thơ bao gồm: Vốn huy động và Vốn điều chuyển từ Hội sở.

Vốn huy động: là nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được từ dân cư, các tổ chức kinh tế mà Chi nhánh được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do NHNN quy định. Khi sử dụng nguồn vốn này, Chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền.

Vốn điều chuyển: là nguồn vốn từ cấp trên, Chi nhánh sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động đáp ứng không đủ nhu cầu cho vay tại Chi nhánh và lãi suất vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất vốn ngân hàng tự huy động, do đó nếu sử dụng nguồn vốn này quá nhiều sẽ làm tăng chi phí của Chi nhánh.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank CN TP Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Tích lũy số liệu - Phòng Tín Dụng Agribank CN TP Cần Thơ)

(Nguồn: Tích lũy số liệu - Phòng Tín Dụng Agribank CN TP Cần Thơ)

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tình hình nguồn vốn của Agribank CN TP Cần Thơ năm 2011 – 2013

CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

CHÊNH LỆCH

2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.453 35,57 779.212 26,74

Vốn điều chuyển 2.028.979 2.300.512 2.368.160 271.533 13,38 67.648 2,94

Kết cấu nguồn vốn của Agribank CN TP Cần Thơ qua các năm 2011 – 2013 được thể hiện qua bảng 4.1 cho thấy: Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Agribank CN TP Cần Thơ tăng trưởng qua 3 năm từ 2011 – 2013. Tuy nhiên tốc độ tăng của tổng nguồn vốn qua 3 năm có phần suy giảm khoảng 8%. Cụ thể năm 2011 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 4.178.255 triệu đồng, qua năm 2012 tăng thêm 1.035.986 triệu đồng, tương ứng tăng 24,79% so với năm 2011 đạt 5.214.241 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, đến năm 2013, chỉ số này lại tăng thêm 846.806 triệu đồng so với năm 2012 và đạt 6.061.101 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động của khoản mục vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.

Vốn huy động: đây được xem là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (tỷ trọng của nguồn vốn này tăng từ 51,44% vào năm 2011 và đạt 60,93% vào năm 2013 trong tổng nguồn vốn của ngân hàng). Nhìn chung, tổng vốn huy động của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 2.913.729 triệu đồng tăng trên 35,57% so với năm 2011 và sang năm 2013 vốn huy động tiếp tục tăng nhưng có phần chậm lại đạt 3.692.941 triệu đồng tương ứng 26,74% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do sự đóng góp của các khoản mục:

Tiền gửi từ dân cư:

Tiền gửi từ dân cư luôn tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể là năm 2012 đạt 2.525.215 triệu đồng tăng 33,55% so với năm 2011 đến năm 2013 cũng tiếp tục tăng nhưng có phần giảm so với 2012 tăng 26,30% (cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành ngân hàng là 15,61%) là vì mục tiêu chung của ngân hàng là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, ưu tiên tập trung đầu tư cho “Tam nông” trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại tiền gửi với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn 8,00%/năm, các chương trình khuyến mãi, rút thăm trứng thưởng, đồng thời chú trọng hơn trong việc chăm sóc khách hàng,…nhằm thu hút hơn nữa người dân gửi tiền vào ngân hàng.

Việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thức được điều đó, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng trong những năm qua, Agribank CN TP Cần Thơ đã chú trọng và tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đồng thời linh hoạt trong việc tiếp nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho khách hàng.

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của Agribank CN TP Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

CHÊNH LỆCH

2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi từ dân cư 1.890.852 87,98 2.525.215 86,67 3.189.409 86,37 634.363 33,55 664.194 26,30 Tiền gửi từ các TCTD 64.336 2,99 147.784 5,02 149.750 4,06 83.448 129,71 1.996 1,33 Tiền gửi từ các TCKT 194.088 9,03 240.730 8,31 353.782 9,57 46.642 24,03 113.052 46,96

Tổng vốn huy động 2.149.276 100 2.913.729 100 3.692.941 100 764.453 35,57 779.212 26,74

Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế:

Hai loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động vì Agribank CN TP Cần Thơ nằm ngay trong trung tâm thành phố Cần Thơ nên sự cạnh tranh với các ngân hàng khác ngày gây gắt, hiện trên địa bàn có 50 tổ chức tín dụng, 227 địa điểm có giao dịch ngân hàng điểm hình như: Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, Eximbank,… Hầu hết các ngân hàng lớn đều có trụ sở, chi nhánh tại Cần Thơ và ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp mọc lên trên địa bàn vì vậy do sự cạnh tranh về lãi suất, dịch vụ, sản phẩm,…nên họ có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, các loại tiền gửi này ngày càng tăng lên. Cụ thể:

Đối với tiền gửi từ các tổ chức tín dụng năm 2012 tăng 129,71% so với 2011, sự gia tăng đột biến này là do NHNN ban hành Quyết định số 21/2012/TT-NHNN và loại tiền này tăng chứng tỏ mối quan hệ giữa Agribank CN TP Cần Thơ và các TCTD ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong mối quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau, cho thấy chính sách hoạt động của ngân hàng đã phát huy hiệu quả. Qua đó thể hiện được phần nào năng lực bền vững của mình trên thị trường cạnh tranh. Sang năm 2013 tăng 1,33% tốc độ tăng giảm mạnh so với năm 2012, do mục tiêu chính của ngân hàng từ năm 2013 và những năm tiếp theo là chú trọng vào đầu tư cho hoạt động “Tam nông” nên ít có chính sách huy động bên tiền gửi về các TCTD.

Đối với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng qua các năm. Năm 2013 tăng 46,96% so với 2012 là do mục đích chính của việc gửi tiền vào ngân hàng của các tổ chức kinh tế không phải vì thu lãi mà vì phục vụ cho hoạt động kinh doanh, chủ yếu là thanh toán cho đối tác, đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các việc chi trả lương cho nhân viên,…hạn chế các chi phí thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền, mặt khác do ngân hàng sử dụng hình thức chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử nhanh chóng, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, rất thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều doanh nghiệp thấy được lợi ích này nên đến Ngân hàng để mở tài khoản thanh toán làm cho loại hình tiền gửi này tăng lên.

Vốn điều chuyển: Bên cạnh nguồn vốn huy động, Chi nhánh vẫn cần những nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng Hội sở tại Hà Nội để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của Chi nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Với lượng vốn điều chuyển tăng qua ba năm nhưng với tốc độ giảm. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng là khá tốt, ngân hàng đã phần nào tự chủ được nguồn vốn tại Chi nhánh. Sử dụng nguồn vốn điều chuyển như là dùng con dao hai mặt, bởi nguồn vốn điều chuyển sẽ giúp cho

ngân hàng tháo gỡ được nguồn vốn bị thiếu hụt tạm thời tại chi nhánh, nhưng đồng thời nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên thì chi nhánh sẽ bị thụ động trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngoài ra còn làm tăng chi phí so với nguồn vốn mà ngân hàng tự huy động được.

Tóm lại, tổng nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm là khá tốt cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh là tương đối hợp lý và dần đi vào ổn định, nhưng mức độ tăng có sự sụt giảm không đáng kể. Cho nên Chi nhánh cần cải thiện hơn khả năng huy động vốn của mình vì điều này sẽ giúp ngân hàng ít phụ thuộc hơn vào lượng vốn do Hội sở cấp do lượng vốn này còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, lượng vốn có chi phí sử dụng cao hơn vốn huy động. Do đó, nâng cao khả năng huy động vốn cũng là một cách nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của agribank chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)