4.2.1.1 Về môi trường kinh tế
Trong gần 3 năm qua, tình hình kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với tình hình phát triển chung của cả nước bên cạnh những khó khăn Thành phố Cần Thơ cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
Sau 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2013, Thành phố đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường tiêu thụ hàng hóa, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế của Thành phố năm 2013 đạt 11,67%. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ tiếp tục được duy trì và phát triển. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước tính thực hiện 36.123,6 tỷ đồng. Ước tính tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 10.848 tỷ đồng, vượt 24,5% dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ giao. Cụ thể như sau:
Năm 2013, thành phố Cần Thơ dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về thu nhập bình quân đầu người. Theo đó, chỉ tiêu này của thành phố Cần Thơ đạt 62,9 triệu đồng, tương đương 2.989 USD, tăng 357 USD so với năm 2012. Để đạt được kết quả trên là nhờ Cần Thơ đã thực hiện thắng lợi nhiều chương trình kinh tế, đưa tổng giá trị GDP năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng, tăng 11,6% so năm 2012, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại chiếm 90% trong cơ cấu GDP. Ngoài ra, Cần Thơ luôn liên tục đổi mới máy móc, thiết bị đi đôi với giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 87.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Cần Thơ thực hiện tốt kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 1,3 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch và tăng 13,1% so năm 2012, doanh thu dịch vụ 62.000 tỷ đồng.
Đồng thời, triển khai nhiều chương trình giúp các doanh nghiệp hội nhập với thị trường thế giới như: Đào tạo nhân lực, nâng cao khả năng quan hệ
ngoại thương; định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh tại các thị trường mới như Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Hồng Kông, Singapore, Indonesia; hỗ trợ vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm chế biến, thủy sản, cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử. Ngoài ra, Cần Thơ đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng hạ tầng, trong đó quan tâm đến các công trình dân sinh như y tế, văn hóa, giáo dục, các khu dân cư mới, khu tái định cư; giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho hàng chục ngàn lao động; hoàn thiện hệ thống giao thông thủy bộ, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, nâng cấp hệ thống cảng biển, cảng sông.
Đối với ngành nông nghiệp, Cần Thơ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng nông sản chất lượng cao với mô hình đa canh bền vững, ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất, bảo quản, chế biến; phát triển mạnh công nghệ sinh học trong lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa qui mô lớn, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu tăng mạnh số lượng nông thủy sản xuất khẩu. Cần Thơ lập vùng lúa chất lượng cao tại Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ giữ vững sản lượng lúa trên 1,3 triệu tấn.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế trên địa bàn Thành phố Cần Thơ diễn ra tốt. Các hoạt động kinh tế đều diễn ra thuận lợi khi sản lượng và giá trị đều tăng. Hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên, dòng tiền được tạo ra liên tục, vòng quay vốn tín dụng cũng nhanh hơn. Tình hình xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực, cán cân nhập khẩu đã giảm mạnh. Đây là động lực lớn cho sự phát triển kinh tế của vùng và là một điều kiện hết sức thuận lợi để hoạt động của ngân hàng Agribank CN TP Cần Thơ ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của mình trên địa bàn vì cuộc sống của người dân đã và đang được cải thiện và nâng cao.
4.2.1.2 Chính trị - pháp lý
Chính trị
Trong những năm gần đây, không riêng gì thế giới mà nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước và Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Dựa theo đó dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chính quyền thành phố Cần Thơ cùng với sự đoàn kết thống
sự phát triển của kinh tế trong đó có ngành NH chịu ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố này. Đây sẽ là một nền tảng cơ bản để Agribank CN TP Cần Thơ có thể vạch ra những chiến lược phát triển mới trong tương lai nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong môi trường hiện nay.
Pháp lý
Luật các tổ chức tín dụng là văn bản Luật các Tổ chức tín dụng – văn bản pháp lý cao nhất có tác động đến toàn bộ hoat động của NHTM. Trong môi trường pháp lý thì hoạt động của ngân hàng luôn thay đổi theo yêu cầu phát triển và quản lý của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Thế nên từng giai đoạn khác nhau có các qui định khác nhau mà các NHTM cần cập nhật, áp dụng theo hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước kết hợp với tình hình thực tế. Trong thời gian có các văn bản pháp luật ảnh hưởng và chi phối hoạt động của các NHTM. Vì vậy, những chính sách mà NHNN đưa ra có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể như sau:
- Các NHTM khi được cấp giấy phép kinh doanh phải đảm bảo đủ mức vốn pháp định do Chính phủ quy định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Theo đó, các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác đều phải có mức vốn pháp định đến năm 2011 là 3.000 tỷ đồng.
- Ngày 24/02/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra sáu nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội năm 2011. Để cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết 11, NHNN sau đó ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%, giới hạn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15-16% đồng thời đề ra lộ trình giảm tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng về mức 22% tổng dư nợ vào 30/6/2011 và 16% tổng dư nợ vào cuối năm 2011.
- Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được cơ cấu lại nợ, ban hành chế tài xử lý nghiêm đối với tổ chức tín dụng không trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định và yêu cầu các tổ chức tín dụng tích cực sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012).
- Nghị quyết số 30/2012/QH12 ngày 21/6/2012 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN):
dụng, tăng tín dụng ở mức hợp lý; cơ cấu lại nợ và tập trung giải quyết nợ xấu; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng”.
- Nghị quyết số 40/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã giao NHNN: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2013, tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Điều hành hoạt động của thị trường tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho sản xuất những ngành sản xuất, mặt hàng quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời kiềm chế lạm phát theo chỉ tiêu đã được Quốc hội xác định; cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải gắn với giải quyết chất lượng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, công ty tài chính và giải quyết nợ xấu, giảm nợ xấu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng; bảo đảm lợi ích của người dân; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.”
- Thực hiện Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam. Hiện nay, NHNN đang tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định và chuẩn bị các bước thành lập, đưa Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam đi vào hoạt động.
Nhìn chung, Ngành Ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng, kiềm chế lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; tập trung vốn cho sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường quản lý ổn định tỷ giá và từng bước thiết lập trật tự kỷ cương trên thị trường ngoại tệ, vàng; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng tiện ích, đa dạng, hiện đại và bước đầu đáp ứng nhu cầu xã hội của người dân. Thế nên, với lợi thế về thủ tục hành chính được cải thiện đã góp phần tao sự thông thoát trong giao dịch và đầu tư cho doanh nghiệp.
4.2.1.3 Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và điều kiện quốc tế
Điều kiện tự nhiên
3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
Điều kiện xã hội
Với dân số là 1.200.300 người, thành phố Cần Thơ là thành phố lớn thứ 4 tại Việt Nam, là thành phố lớn nhất và hiện đại nhất cả hạ vùng sông Mekong. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng, tương đương 2.514 USD (tăng 174 USD so với năm 2011), sang năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 62,9 triệu đồng, tăng 7,9 triệu đồng so năm 2012.
Thành phố quan tâm đặc biệt việc chăm lo phát triển con người. Cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục phổ thông được tập trung đầu tư. Hiện trên địa bàn thành phố có 83/414 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2004 (15 trường đạt chuẩn quốc gia); có 62 cơ sở dạy nghề, gồm có 25 cơ sở dạy nghề công lập và 37 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và tăng cường, 100% xã, phường có trạm y tế, 77,7% trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia (66/85 xã, phường, thị trấn). Song song với hệ thống y tế nhà nước, y tế ngoài công lập phát triển nhanh với 1.523 cơ sở y tế hành nghề y dược tư nhân, 04 bệnh viện đa khoa ngoài công lập (Bệnh viện đa khoa Tây Đô, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, Bệnh viện phụ sản Phương Châu, Bệnh viện đa khoa Thanh Quang) đã đi vào hoạt động... Năm 2012, số hộ nghèo trên địa bàn thành phố (theo chuẩn mới) giảm còn 5,21%. Công tác giải quyết việc làm luôn được quan tâm chú trọng; bình quân hàng năm, thành phố đã giải quyết việc làm cho trên 42.700 lao động; riêng năm 2012 đã giải quyết việc làm cho 51.000 lao động, tăng từ 1,5 - 2 lần năm 2004 (28.000 lao động).
Điều kiện quốc tế
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế TP Cần Thơ (viết tắt EFC) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ, được tiếp nối từ Công ty Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ (thành lập ngày 30 tháng 9 năm 1986), là thành viên chính thức của Hội đồng Hội nghị Triển lãm Châu Á –
Thái Bình Dương (APECC), thành viên Hiệp hội triển lãm và Hội nghị Việt Nam.
Hàng năm, tại EFC có 4 cuộc hội chợ định kỳ với qui mô quốc tế như Hội chợ Quốc tế Mekong Expo vào tháng 4, Hội chợ thương mại Quốc tế vào tháng 8, Hội chợ chuyên ngành xây dựng Viet build Cần Thơ tháng 10, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam vào tháng 12 và nhiều cuộc hội chợ triển lãm chuyên đề về các lĩnh vực như thực phẩm, y tế, vật tư nông nghiệp, du lịch. Mỗi năm hội chợ thu hút được sự quan tâm của hàng ngàn doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước tham gia, mỗi lần diễn ra hội chợ triển lãm có hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, mua sắm, trao đổi hàng hóa, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh, khai thác và chiếm lĩnh thị trường trên 18 triệu dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hội chợ cũng là cầu nối giữa các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước với người tiêu dùng, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Tất cả điều kiện tự nhiên ấy góp phần thể hiện Cần Thơ có đủ tiềm năng để phát triển kinh tế năng động với nhiều ngành nghề: nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch,…Trong đó lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò không nhỏ như là trung gian tài chính giúp nền kinh tế Tỉnh lưu thông, luân chuyển và hỗ trợ vốn đến các thành phần kinh tế. Cho nên, đây là cơ hội trước mắt mà Agribank CN TP Cần Thơ phải biết và kịp thời nắm bắt để đưa ngân hàng ngày một phát triển thêm.
4.2.1.4 Công nghệ và kỹ thuật
Cùng với sự phát triển tiến bộ của công nghệ và kỹ thuật ngày nay là điều kiện tất yếu giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả và đa dạng chủng loại sản phẩm cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng cho ngân hàng như rút tiền tự