3.3.1 Huy động vốn
Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn của các tổchức, cá nhân và các thành phần kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP
Phương Nam.
Phát hành kỳphiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và của Ngân hàng TMCP Phương Nam.
3.3.2 Cấp tín dụng
Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân…có nhu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Chủ yếu tập chung vào hoạt động tín dụng ngắn và trung hạn. Tín dụng dài hạn được PGD chuyển vềtrụsởchính của NH TMCP Phương Nam thực hiện.
Thực hiện nghiệp vụchiết khấu, cầm cốgiấy tờ có giá trong phạm vi quy
định của Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về tín dụng của Ngân
Nghiên cứu đềxuất các phương án đầu tư phù hợp với khả năng của Phòng giao dịch hoặc kết hợp với Sở giao dịch hoặc Chi nhánh mà Phòng giao dịch phụ
thuộc.
Mức phán quyết tín dụng của Phòng giao dịch thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Phương Nam trong từng thời kỳ.
3.3.3 Thực hiện các dịch vụkhác
Kinh doanh ngoại tệ, vàng khi được Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng
TMCP Phương Nam cho phép.
Dịch vụ đại lý chi trảkiều hối.
Các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Phương Nam
(Dịch vụbảo lãnh, Dịch vụchuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Thanh toán quốc tế, Ngân hàng trong tầm tay (gồm bộ 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking), Thẻ ATM, Dịch vụ chi trả lương, Dịch vụ cho
thuê ngăn tủsắt,…
3.4 MỘT VÀI ĐIỂM THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN MÀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM-PGD CẦN THƠ GẶP PHẢI HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM-PGD CẦN THƠ GẶP PHẢI
3.4.1 Thuận lợi
Cần Thơlà vùng kinh tếtrọng điểm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long, đặc biệt là sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa Cần Thơ đạt kết quảkhả quan, đời sống người dân từng bước được cải thiện và không ngừng nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo ổn định. Hệ thống pháp luật, cơchế, chính sách về tài chính-tiền tệ-đầu tư tiếp tục được đổi mới theo
hướng tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch, nhằm thu hút tối đa các nguồn tiềm năng đểphát triển kinh tế- xã hội. Đây là môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển, trong đó có hoạt động của hệthống các ngân hàng.
Là một trong những NHTMCP có mặt trên địa bàn thành phốCần Thơ
khá sớm, NHTMCP Phương Nam có lợi thếlà am hiểu thị trường này hơn, có
bề dày kinh nghiệm hơn. Ngân hàng sẽ chọn Cần Thơ để làm "bàn đạp" phát triển thị trường miền Tây sau này.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể lãnh đạo và cán bô công nhân viên của NHTMCP Phương Nam- PGD Cần Thơ đã bám sát và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của địa phương, cùng với định hướng và giải pháp của cấp trên. Hợp tác và tranh thủsự giúp đỡcủa các và các cấp tại
đáng chú ý là PGDđã xây dựng được nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, có thể đáp ứng môi trường cạnh tranh.
Bên cạnh đó, PGD đã hoạt động theo định hướng hoạt động kinh doanh của Hội sở, có cơ chế điều hành nguồn vốn và lãi suất linh hoạt, giao quyền chủ động quyết định lãi suất huy động và cho vay cho chi nhánh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.
3.4.2 Khó khăn
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay NHTMCP Phương Nam-PGD Cần
Thơ mặcdù đã nổlực phấn đấu để hoàn thành các công việc theo kếhoạch đề ra nhưng vẫn còn một sốtồn tại khó khăn chưa đạt được tính khả thi như:
- Việc xử lý nợ còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ xử lý nợ của chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết, nhiều khách hàng cố tình trì trệ nên
ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ.
- Sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các ngân hàng mà còn với cả
các công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân, tiết kiệm bưu điện,…làm ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của PGD.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, thủ tục hồ sơ vay vốn, chính sách tiền gửi của Ngân hàng TMCP Phương Nam-PGD Cần Thơ còn hạn chế, công tác tiếp thịcòn bất cập.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM-PGD CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM-PGD
CẦN THƠ.
Trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh, nguồn vốn huy động đóng
vai trò rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trưởng càng lớn thểhiện khả năng
chủ động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao. Việc khơi nguồn vốn là vấn đề khó khăn đang thách thức và đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng gởi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta
thấy sựkhác nhau giữa kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác.Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng. Mục đích cuối cùng của hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung là “Đi vay để cho vay”. Song hành với phương châm đó, những năm qua PGDCần Thơ
không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, cố gắng huy
động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổchức kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Cho đến hiện nay nhìn tổng quát về cơ cấu vốn của NH TMCP Phương
Nam-PGD Cần Thơ thì lượng vốn được huy động từhai nguồn đó là từ các tổ
chức kinh tế, kế đến là dân cư. Nhưng phần lớn vốn huy động được đến thời
điểm hiện nghiên cứu của đềtài thì tỷtrọng vốn huy động chiếm phần lớn mà PGD Cần thơ huy động được lại từ dân cư. Và thành phần dân cư, gửi vốn của mình vào PGD Cần Thơ tập chung và các loại hình dịch vụtiền gửi như: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Các số liệu về cơ cấu nguồn vốn huy động được của PGD Cần thơ được thể
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động củaNHTM CP Phương Nam- PGD Cần Thơ qua 03 năm(2011-2013)
Đơn vịtính: Triệu đồng
Chỉtiêu Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền %
1. Tiền gửi TT 695 0,66 841 0,66 2.388 1,52 146 21,01 1.547 184 2. VHĐ không KH 102 0,1 87 0,07 455 0,29 -15 -14,71 368 423 Tiền gửi TK KKH 102 0,1 87 0,07 455 0,29 -15 -14,71 368 422,99 3. VHĐ KH dưới 12 tháng 61.630 58,95 98.212 77,05 122.708 77,88 36.582 59,36 24.496 24,94 TGTK dưới 1 Tháng 1.306 1,25 730 0,57 795 0,5 -576 -44,1 65 8,9 TGTK từ 1 đến 6 tháng 48.384 46,28 62.973 49,41 82.231 52,19 14.589 30,15 19.258 30,58 TGTK từ 6 đến 12 tháng 11.940 11,42 34.509 27,07 39.682 25,18 22.569 189,02 5.173 14,99 4. VHĐ KH trên12 tháng 42.112 40,28 28.321 22,22 32.014 20,32 -13.791 -32,75 3.693 13,04 TGTK có KH trên 12 tháng 42.112 40,28 28.321 22,22 32.014 20,32 -13.791 -32,75 3.693 13,04 5. Vốn Điều chuyển - - - - Tổng 104.539 100 127.461 100 157.565 100 22.922 21,93 30.104 23,62
Dựa vào bảng sốliệu nhìn một cách tổng thể nhất, tuy rằng trong điều kiện khó khăn vềkinh tế, nguồn vốn dành cho hoạt động của ngân hàng là hết sức khó và nhạy cảm thểhiện ở nhiều mặt như cạnh tranh nhau vềlãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, quản lý nợ trong thời kỳ khủng hoảng,… của thị trường tiền tệ và ngân hàng TMCP Phương Nam_PGD Cần Thơ không lấy đó làm khó khăn và trở ngại, cùng với sự cố gắng toàn hệ thống đội ngũ nhân viên PGD trong giai đoạn qua, chúng ta nhận thấy lượng vốn huy động có được của
PGD Phương Nam tăng qua ba năm kểtừ năm 2011 đến 2013.
Cụthể, chúng ta thấy lượng vốn huy động có được trong năm 2011, thời kỳViệt Nam chịu ảnh hưởng gần nhất vềkhủng hoảng kinh tếtoàn thếgiới thì mức vốn đạt được của PGD Cần Thơ là 104.539 triệu đồng. Trong đó, thì PGD đã huy động được 27.664 triệu đồng từ ngoại tệ đã qui đổi ra và phần còn lại 76.875 triệu đồng là tiền Việt Nam. Bước sang năm 2012, trước tình hình vẫn còn chưa mấy khởi sắc của nền kinh tếthới giới đang khủng hoảng, với sựnỗlực cốgắn tối đa PGD Cần Thơ đã huy động được về được 127.461 triệu đồng trong đó thì tiền Việt Nam là 91.670 triệu đồng và ngoại tệ qui đổi
sang đồng Việt nam là 35.791 triệu đồng. Từ sốliệu trên xét thấy tốc độ tăng
về vốn huy động của năm 2012 so với năm 2011 tăng 21,93% tương ứng với 22.922 triệu đồng trong đó ngoại tệ quy đổi sang đồng Việt Nam tăng 8.127
triệu đồng, số còn lại là Việt Nam đồng. Không dừng lại ở đó, bước sang đến
năm 2013 cùng với xu thế chung, Việt Nam có những bước chuyển mình từ
việc khắc phục ảnh hương của khủng hoảng kinh tếthếgiới, thì lượng vốn huy
động được của PGD tiếp tục tăng đến con số là 157.565 triệu đồng. Tốc độ tăng cao hơn so với năm liền kề trước đó là 23,62 % tương ứng với việc huy
động tăng thêm được 57.031 triệu đồng tiền Việt Nam, nhưng xét về ngoại tệ qui đổi sang đồng Việt Nam thì do giá cả ngoại tệ trong năm 2013 có nhiều biến động nên đểthuận lợi và hạn chếrủi ro nên PGD Cần Thơ chú trọng huy
động vốn bằng Việt Nam đồng hơn vì thế lượng ngoại tệ quy đổi sáng tiền Việt Nam giảm xuống 26.927 triệu đồng so với năm 2012 . Vậy ứng với
23,62 % tăng thêm về vốn huy động thì năm 2013 tăng được thêm 30.104 triệu đồng.
Sốliệu quaba năm của lượng VHĐ được ta có năm 2011 là 104.539 triệu
đồng, năm 2012 là 127.461 triệu đồng và năm 2013 là 157.565 triệu đồng. Tổng tổng nguồn VHĐ từng năm ta đều thấy có một đặc điểm chung là VHĐ mà PGD có được thì phần đóng góp của tiền gửi thanh toán (TGTT) và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK KKH) chiếm tỷ trọng nhỏ còn phần lớn
VHĐ còn lại là thuộc vềtiền gửi tiết kiệm có kỳhạn (TGTK CKH). Nhưng cả ba trường hợp dịch vụ tiền gửi trên có xu hướng chung là tăng từ năm 2011
đến 2013. Trong đó tiêu biểu nhất là thuộc nhóm TGTK CKH thì nhóm tiền
TGTK CKH dưới 12 tháng chiếm tỷtrọng lớn trong tổng TGTK CKH và tổng
VHĐ được. Năm 2011 nhóm VHĐ được thuộc nhóm TGTK CKH dưới 12 tháng chiếm tỷtrọng là 58,95%, sang năm 2012 thì tỷ trọng chiếm là 77,05% và tiếp tục tăng lên đạt mức 77,88% năm 2013. Hằng năm, PGD đều duy trì và phấn đấu tăng số VHĐ ở nhóm TGTK CKH dưới 12 tháng này, năm 2012 tốc
độ tăng là 59.36% so với năm liền kề trước đó. Và sang cuối tháng 12 năm
2013 thì tốc độ tăng VHĐ của nhóm này là 24,94% so với năm 2012. Do
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên không thể không đề cập đó là tâm lý
khách hàng chịu ảnh hưởng của vấn đề khủng hoảng kinh tế và lạm phát nên việc gửi tiền tiết kiệm với thời gian trên 12 tháng không được khách hàng chú trọng và tham gia gửi tiền nhiều vào mà chủ yếu tập chung vào TGTK CKH
dưới 12 tháng nên nhìn chung VHĐ được từTGTK CKH trên 12 tháng cũng tăng giảm kểtừ năm 2011 đến 2013 và xu thế chung là giảm từ 42.112 triệu
đồng năm 2011 giảm nhẹxuống còn 32.014 triệu đồng ở năm 2013. Đặc biệt nhất là đối với nhóm TGTK CKH dưới 12 tháng thì trong đó TGTK CKH từ 1
đến 6 tháng chiếm tỷtrọng lớn nhất và cũng tăng dần qua ba năm.
Với xu hướng tổng mức vốn huy động của PGD tăng qua ba năm tương ứng năm 2012 tăng 21,93% so với năm 2011, năm 2023 tăng 23,62%
so với năm 2012. Thì cơ cấu tạo nên nguồn vốn huy động này của PGD cũng tương ứng với chiều hướng đó. Thứ nhất chúng ta xét về VHĐ được huy động từ thành phần là các tổ chức. trong vòng ba năm 2011 đến 2013 thì vốn huy
động được từcác tổchức tăng. Cụ thể, năm 2011 huy động được là 9.105 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 8,71%. Sang năm 2012 do còn đang chịu ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế, các tổchức gặp nhiều khó khăn về việc quản lý các chi
phí đầu vào, đầu ra, do ảnh hưởng lạm phát,…Nên công việc kinh doanh cũng
gặp không ít trở ngại, dẫn đến vấn đề vốn của các tổchức cũng gặp nhiều khó
khăn, kết quả là lượng vốn huy động được từ phía các tổ chức có phần giảm 843 triệu đồng so với 2011, mức cụ thể huy động được 8.256 triệu đồng, chiếm tỷtrọng 4,48%. Đến cuối năm 2013 thì lượng VHĐ từphía các tổchức lại vựt dậy tăng 9.959 triệu đồng so với năm 2012 và con số huy động đạt
được là 18.215 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11.56%, đây là một sự khả quan trong hoạt động nghiệp vụcủa PGD, và đánh dấu một sự thay đổi và cải thiện việc kinh doanh của các tổchức cùng với sựnỗ lực của Nhà nước trong công cuộc khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếtoàn cầu.
Như đã đề cập ngay từ đầu chương, vốn là một sựthiết yếu không thể
không có của Ngân hàng để thực hiện hoạt động của mình. Phần lớn vốn mà
cần thì chủ yếu tập chung trong tay của người dân. Minh họa cho vấn đề này, dựa và sốliệu từphòng kếtoán cung cấp đang có, ta thấy VHĐ mà PGD Cần
Thơ có được, thì tỷ trọng phần rất lớn do huy động được từ dân cư. Cụ thể năm 2011 tỷtrọng VHĐ từ dân cư là 91,29% tương ứng 95.434 triệu đồng. Do nhu cầu vốn từ phía các tổ chức tăng cao để trang trãi cho công việc kinh doanh và đầu tư đang khó khăn mà trong năm 2012, PGD đã áp dụng kếhoạch
huy động nguồn vốn đang sẵn có trong dân cư với nhiều dịch vụ và mức lãi suất hợp lý đáp ứng và thõa mãn nhu cầu của người dân gửi tiền, nhằm mang
đồng vốn nhàng rỗi của dân cư đến tay các tổchức và các nhà đầu tư đang cần vốn. Mà lượng vốn huy động được lại tiếp tục tăng thêm 23.771 triệu đồng so với năm 2011, tổng vốn huy động được chiếm tỷtrọng 93,52% tương ứng với số tiền huy động được là 119.205 triệu đồng. Đến cuối năm 2013, có sự khởi sắc của nền kinh tến Việt Nam các tổ chức kinh doanh có sự ổn định và kinh doanh có phần thuận lợi hơn, tuy thế đểmởrộng qui mô cũng cần có thêm vốn
đồng nghĩa với việc có thêm sức mạnh trong công cuộc cạnh tranh kinh tếhiện nay, nên PGD Cần Thơ cũng không ngừng phấn đấu và tăng mức VHĐ được lên so với hai năm trước đó, mà cụ thể là năm 2013 vốn huy động từ dân cư