Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương namphòng giao dịch cần thơ (Trang 67)

Nợ xấu là một chỉ tiêu rõ nét nhất đánh giá chất lượng tín dụng và hiệu quảsử dụng vốn vay của ngân hàng. Khi doanh sốcho vaygia tăng, doanh số

thu nợ lại giảm đẫn đến sự gia tăng của dư nợ đồng thời phát sinh nợ xấu.

Trong đó nợquá hạn mà cụthểlà nợxấunhưlà một kết quảtất yếu trong quá trình tín dụng của ngân hàng mà khi nhắc đến bất cứ ngân hàng nào cũng e

ngại. Vì thếlàm thế nào đểcó thểhạn chế được nợ xấu trong nợquá hạncũng như những yếu tố mất an toàn vềvốn đưa rủi ro xuống mức thấp nhất là một vấn đềnan giải.

Căn cứ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, về việc phân loại nợ

chúng ta xem xét các khoản nợ của khách hàng được PGD liệt kê vào các

nhóm 3, 4, 5 được gọi chung là nợ xấu. Tình hình nợ xấu tại PGD qua giai

đoạn ba năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể ở năm 2011 tổng nợ xấu là 870 triệu đồng. Đến năm 2012 tổng dư nợ đạt được là 910 triệu đồng, tăng cao hơn năm 2011 là 40 triệu đồng tương ứng tốc độphát triển tăng 4,60% . Còn năm

2013 tổng dư nợlà 1.250 triệu đồng tăng cao hơn năm 2012 là 340 triệu đồng

tương ứng tốc độ tăng trưởng của nợ xấu so với năm 2012 là 37,36%. Như

vậy, ta thấy xu hướng là nợxấu tăng qua các năm và năm sau lại tăng cao hơn năm trước, chứng tỏ một phần nguyên nhân nợ xấu là do PGD kinh doanh

chưa đạt hiệu quả.

4.2.4.1 Nợxấu theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.12 Nợxấu theo thời hạn tín dụng tại PGD (2011-2013) Đơn vịtính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 560 64,37 597 65,60 893 71,44 37 6,61 296 49,58 Trung hạn 310 35,63 313 34,40 357 28,56 3 0,97 44 14,06 Tổng 870 100 910 100 1.250 100 40 4,60 340 37,36

Nguồn: Tổkế toán NHTM CP Phương Nam-PGD Cần Thơ (2011-2013)

Nợ xấu theo thời hạn tính dụng qua ba năm ở nhóm ngắn hạn và trung hạn nhìn chung là tăng. Xét vềtỷtrọng tổng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷtrọng cao nhất qua ba năm so với tổng nợ xấu. Năm 2011 thì nợ xấu trung hạn chiếm tỷtrọng chỉ là 35,63% tương ứng với sốtiền là 310 triệu đồng phần còn lại 560 triệu đồng là thuộc vềnợ xấu ngắn hạn. Năm 2012 thì nợxấu trung hạn chiếm tỷ trọng chỉ 34,40% còn lại là của nợ xấu ngắn hạn. Xu

hướng cũng tương tự như hai năm trước liền kề, năm 2013 nợ xấu ngắn hạn chiếm 893 triệu đồng tương ứng tỷtrọng là 71,44% còn lại 28,56% là thuộc vềnợxấu trung hạn.

Doanh sốcấp tín dụng của PGD tăng qua ba năm nhưng tập chung chủ

yếu vào đối tượng ngắn hạn, thêm nữa là doanh sốthu nợ cũng lại giảm qua ba

năm nên dư nợ sẽ cao hơn qua ba năm trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợxấu là điều tất yếu, một phần do việc kinh doanh khó không

thuận lợi và một phần là do kếhoạch kinh doanh của PGD còn chưa phát huy

hết hiệu quảdẫn đến nợxấu ngày một tăng.

Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng của nợ xấu ngắn hạn tăng qua từng

năm. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn là 560 triệu đồng, bước sang năm 2012 con số nợ xấu là 597 triệu đồng. tăng cao hơn năm 2011 là 37 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 6,61%. Và tiếp tực tăng lên, đến năm 2013

tổng nợ xấu là 893 triệu đồng, tăng hơn năm 2012 là 296 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợxấu của năm là 49,58 %.

Còn vềnợ xấu trung hạn thì cũng tăng lên trong ba năm, năm 2011 tổng nợxấu trung hạn là 310 triệu đồng, đến năm 2012 thì nợxấu là 313 triệu đồng,

tăng so với năm 2011 là 3 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu

tăng 0,97%. Nhưng đến cuối năm 2013 thì tình hình nợ xấu trung hạn tại phòng giao dịch là 357 triệu đồng tăng hơn năm 2012 là 44 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng năm 2013 so với năm 2012 là 14,06%.

Kết quả nợ xấu ngắn hạn và trung hạn của PGD qua ba năm đều tăng

và đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn là bởi vì, trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công việc đầu tư kinh doanh cần nhiều vốn, nên nhu cầu sử

dụng tín dụng tại PGD là hết sức cần thiết. Nhưng đồng thời trong giai đoạn này việc kinh doanh chịu sức ép mạnh từ thị trường, giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu leo thang, tăng cao, chi phí phải bỏra lớn dẫn đến doanh thu giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không đủ bù đắp chi phí và rủi ro nên dẫn đến khả năng trảnợkém và làm cho tình hình nợxấu ngày càng tăng lên.

Nhìn chung qua 3 năm, nợ xấu có chiều hướng tăng lên. Nhất là nợ xấu ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo khoản vay ngắn hạn trong 3 năm qua

kinh doanh không hiệu quả, đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách khắc phục kịp thời để hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó, nợ xấu trung hạn cũng có

chiều hướng tăng lên đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên bám sát khoản vay, theo dõi nhắc nhởkhách hàng trảnợ đúng định kỳnhằm hạn chếnợ xấu ngày một phát sinh trong tương lai.

4.2.4.2 Nợxấu theo thành phần kinh tế

Nợxấu theo thành phần kinh tếtại PGD được thểhiện cụthể dưới bảng sốliệu 4.13 sau

Bảng 4.13: Nợxấu theo thành phần kinh tế(2011-2013)

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Sốtiền % Sốtiền % Số tiền % Số tiền % CTY CP, TNHH 185 21,26 - - 66 5,28 -185 - 66 - DNTN 190 21,84 200 21,98 220 17,60 10 5,26 20 10.00 Cá thể 495 56,90 710 78,02 964 77,12 220 44,90 254 35,77 Tổng 870 100 910 100 1.250 100 40 4,60 340 37,36

Nguồn: Tổkế toán NHTM CP Phương Nam-PGD Cần Thơ (2011-2013)

Nợ xấu tại PGD chủ yếu là nợ xấu của đối tượng khách hàng là cá thể. Ta thấy là tỷtrọng nợ xấu cá thể qua ba năm tại PGD chiếm tỷtrọng cao nhất so với hai thành phần còn lại. Cụthể là năm 2011 nợ xấu cá thểchiếm tỷtrọng là 56,90% tương ứng sốnợ xấu là 495 triệu đồng. Năm 2012 tổng nợxấu ngắn hạn chiếm tỷtrọng là 78,02% tương ứng 710 triệu đồng. Đến thời điểm cuối

năm 2013 thì tổng nợ xấu cá thểlà 964 triệu đồng tương ứng chiếm tỷtrọng là

77,12%. Trong năm 2012 thì nợ xấu thuộc nhóm CTY CP và TNHH không có, nên phần tỷ trọng nợ xấu còn lại thuộc về nhóm DNTN là 21,98% tương ứng với 200 triệu đồng.

Trong giai đoạn ba năm thì trong năm 2012 thì đối tượng CTY CP, TNHH không có nợ xấu. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho PGD, đồng thời chứng minh việc kinh doanh của thành phần kinh tế này có hiệu quả. Nhưng khi bước sang năm 2013 thì tình hình nợ xấu lại thay đổi đối với thành phần kinh tế này, nợ xấu lúc này là 66 triệu đồng. Nguyên nhân là quá trình kinh doanh của CTY CP, TNHH gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này, hơn nữa

đối tượng khách hàng thành phần kinh tếnày là những doanh nghiệp mới còn thiếu kinh nghiệm, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện này nên vẫn

chưa phát huy được hết hiệu quảcủa đồng vốn vay được thậm chí bịlỗ.

Riêng hai thành phần kinh tếcòn lại là DNTN và cá thể thì nợ xấu lại

tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2012 thì nợ xấu của cá nhân có tốc độ tăng trưởng so với năm 2011 là 43,43%. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng so với năm

2012 là 35,77%. Nợ xấu của khách hàng là thành phần DNTN năm 2012 tăng

5,26% so với năm 2011, và năm 2013 tăng 10% so với năm 2012. Kết quảtrên

đạt được bởi vì do chính sách kinh doanh của PGD là tập chung vào thành phần kinh tếchủyếu là Cá nhân và các doanh DNTN, chính sách cấp tín dụng

cũng thông thoáng, thêm nữa trong điều kiện kinh tếcó chi phí cao, thu nhập của dân cư thấp, hàng hóa mua bán với giá cả tăng, nên tốc độtiêu thụ chậm dẫn đến thu nhập của Cá nhân và DNTN thấp gặp khó khăn cho việc trả nợ

gốc và lãi cho PGD dẫn đến nợ xấu tăng cao lên qua mỗi năm. Vì lẽ đó, PGD

cần có những biện pháp tốt hơn nữa đểthu hồi tốt các khoản nợ xấu này nhằm tránh rủi ro và tổn thất cho PGD.

4.2.4.3 Nợxấu theo ngành kinh tế

Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của PGD qua ba năm được thể

hiện cụthểtrong bảng 4.14 dưới đây

Bảng 4.14: Nợxấu theo ngành kinh tế(2011-2013)

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉtiêu Năm Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Số tiền % Số tiền % Nông, lâm, ngư nghiệp 30 3,45 - - 20 1,60 -30 - 20 - Công thương nghiệp 585 67,24 622 68,35 917 73,36 37 6,32 295 47,43 Xây dựng 200 22,99 210 23,08 183 14,64 10 5,00 27 -12,86 Ngành khác 55 6,32 78 8,57 130 10,40 23 41,82 52 66,67 Tổng 870 100 910 100 1.250 100 40 4,60 340 37,36

Nguồn: Tổkế toán NHTM CP Phương Nam-PGD Cần Thơ (2011-2013)

Trong tổng nợ xấu tại PGD chúng ta nhận thấy tỷ trọng của nợ xấu

Công thương nghiệp luôn chiếm tỷtrọng cao trong ba năm. Kế đến là nợ xấu ngành Xây dựng chiếm tỷtrọng cao thứnhì, chiếm tỷtrọng nợxấu cao thứba trong tổng nợ xấu đó là nhóm Ngành khác và phần tỷ trọng nợ xấu còn lại thuộc về nhóm Nông, lâm, ngư nghiệp.

Trong bốn nhóm ngành trên lý do có sựkhác nhau vềtỷtrọng cao thấp của nợxấu ở mỗi nhóm ngành là vì trong giai đoạn kinh tế ba năm thì lĩnh vực Xây dựng có xu hướng chậm phát triển nhất và gặp nhiều khó khăn nhất dẫn

đến nợ xấu ở mỗi năm cũng chiếm tỷ trọng cao so với nợ xấu các ngành còn lại. Nhưng đáng kể nhất là nhóm ngành Công thương nghiệp, trong giai đoạn này nói chung và tình hình mỗi năm nói riêng thì công việc kinh doanh buôn bán gặp không ít khó khăn dẫn đến lỗ không có thu nhập cao cũng là nguyên

nhân làm cho tỷ trọng nợ xấu nhóm ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất. Còn về nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp thì nợ xấu lại chiếm một tỷtrọng thấp nhất vì ngay từ đầu doanh số cấp tín dụng mà PGD đầu tư cho ngành này không cao hơn nữa với đặc điểm của ngành chịu ít rủi ro nên tỷ trọng nợ xấu

hàng năm cũng ít hơn so với các thành phần còn lại.

Chúng ta thấy, đối với nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp thì PGD đã

có chính sách kinh doanh hợp lý và quản lý nợ tốt nên trong năm 2012 thì nợ

xấu của nhóm ngành này không có. Chỉ đến năm 2013 thì nợ xấu của nhóm

ngành này tăng lên với con số không đáng kể là 20 triệu đồng. Và đặc biệt trong bốn nhóm ngành trong tổng nợ xấu tại PGD thì nhóm ngành Công

thương nghiệp có tốc độ tăng trưởng nợ xấu qua ba thì năm tăng lên. Cụ thể năm 2011 nợ xấu Công thương nghiệp là 585 triệu đồng, bước sang năm 2012

tổng nợ xấu nhóm ngành này là 622 triệu đồng tăng lên hơn so với năm 2011

là 37 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu so với năm 2011 là

6,32%. Và tốc độ tăng trưởng nợ xấu của năm 2013 so với năm 2012 là 47,43% tương ứng số nợ xấu tăng cụ thể là 295 triệu đồng. Trong hoàn cảnh kinh tế hiên nay thì ở nhóm Ngành khác cũng có xu hướng như vậy năm 2011

nợxấu của nhóm nghành này là 55 triệu đồng, sang năm 2012 thì nợ xấu tăng cao hơn năm 2011 là 23 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng 41,82% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng nợ xấu so với năm 2012 là 66,67% tương ứng con sốnợ xấu cụthểlà 52 triệu đồng tăng cao hơn

so với năm liền kề trước đó. Với chiều hướng nợ xấu tăng lên qua mỗi năm

giá cả đầu vào nguyên liệu tăng, chi phí đầu vào và đầu ra đều tăng cao, nhu

cầu của người tiêu dùng ngày càng bị hạn hẹp vì giá cả tăng cao, sựcạnh tranh gay gắt giữa các nhà kinh doanh khác, …dẫn đến việc kinh doanh mang lại

doanh thu không như kế hoạch, dễ dẫn đến thiếu hụt để bù đắp chi phí và những rủi ro có thể xảy ra. Dẫn đến, làm cho khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng bị giảm xuống. Kéo theo là cho rủi ro của PGD ngày càng một

tăng lên và được thể hiện cụ thể qua tổng nợ xấu ngày càng tăng trong giai

đoạn ba năm vừa qua.

Riêng đối với ngành Xây dựng thì nợxấu cũng có xu hướng tăng lên từ năm 2011 đến 2012. Ở năm 2012 tổng nợ xấu của nhóm ngành Xây dựng là 210 triệu đồng tăng cao hơn năm 2011 là 10 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu so với năm 2011 là 5%. Nhưng đến năm 2013 thì nợ xấu Xây dựng lại giảm xuống so với năm 2012 là 27 triệu đồng, đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2012 là 12,86%, có kết quả như trên vì một phần

PGD cũng hạn chế mức tính dụng cho nhóm khách hàng thuộc nhóm ngành này và một phần cũng cho thấy việc quản lý nợ xấu đối với nhóm ngành này của PGD là hiệu quả hơn so với các nhóm ngành còn lại.

4.3 MỘT SỐCHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢTÍN DỤNG

Bảng 4.15: Một sốchỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 2012 2013

Vốn huy động Triệu đồng 104.539 127.461 157.565

Doanh sốcho vay Triệu đồng 80.204 87.423 91.671

Doanh sốthu nợ Triệu đồng 93.207 84.968 84.945

Tổng dư nợ Triệu đồng 39.349 41.804 48.530

Dư nợbình quân (theo

quý)

Triệu đồng 37.591,75 40.106 45.269,25

Nợxấu Triệu đồng 870 910 1,250

Dư nợ/VHĐ % 37,64 32,80 30,8

Hệsốthu nợ % 115,21 97,19 92,66

Nợxấu/tổng dư nợ % 2,21 2,18 2,58

Vòng quay vốn tín dụng Lần 2,48 2,12 1,88

4.3.1 Dư nợtrên tổng vốn huy động

Tỷlệnày cho thấy khả năng sửdụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷlệ này đạt 100% thì có hiệu quả và tỷ lệ này càng cao thì lại dễ dến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, ngược lại nếu tỷlệnày nhỏ hơn 100% thì nguồn vốncó nguy cơbịtồn đọng, hoạt động tín dụng chưa đạt hiệu quả.

Qua bảng số liệu chúng ta thấy tỷsố dư nợtrên vốn huy động tại PGD

năm 2011 đạt được là 37,64% đến năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 32,80% giảm đi 4,84% so với năm 2011 và tỷ số này tiếm tục giảm ở năm

2013, chỉ còn 30,80% giảm đi 2% so với năm 2012. Như vậy PGD vẫn chưa

sửdụng đồng vốn huy động được hiệu quảnhất. Vì thế để nâng tỷ sốnày thì

đội ngũ nhân viên PGD cần cố gắn mở rộng đối tượng cũng như số lượng khách hàng nhiều hơn nữa, để nhằm sử dụng đồng vốn huy động được một cách tốt nhất có thể.

4.3.2 Hệsốthu nợ

Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa

tốt, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương namphòng giao dịch cần thơ (Trang 67)