Căn cứ đề xuất giải pháp trên cơ sở phân tích SWOT về quá trình chuyển đổi ở Nông

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi từ nông trường quốc doanh sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (Trang 94 - 98)

- Tình hình sử dụng các nguồn lực của Nông trường Rạng Đông: đất đai, vốn, lao động

4.3.5 Căn cứ đề xuất giải pháp trên cơ sở phân tích SWOT về quá trình chuyển đổi ở Nông

chuyển đổi ở Nông trường Rạng Đông

Bằng việc sử dụng phương pháp SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của Nông trường Rạng Đông trong quá trình chuyển đổi để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ quá trình đó ở Nông trường Rạng Đông. Từ đó có các biện pháp giúp tháo gỡ những khó khăn của Nông trường như sau:

a) Kết hợp S/O

Phần giải pháp đầu tiên được xây dựng từ hai yếu tố là điểm mạnh và các cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của Nông trường Rạng Đông. Dùng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội.

+ Nông trường Rạng Đông nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với nhiều loại mặt hàng nông sản từ trồng trọt, chăn nuôi đến NTTS. Từ các loại rau quả thường dùng trong cuộc sống hàng ngày của người dân đến các loại thủy hải sản vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị kinh tế. Từ đó Nông trường có thể tìm được hướng sản xuất kinh doanh thích hợp để cung cấp được những mặt hàng có cầu cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, do giá cả các loại nông sản trên thị trường chưa ổn định, hệ thống thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa hoàn chỉnh dẫn đến khó khăn khi phát triển sản xuất và dễ gặp rủi ro, đòi hỏi Công ty cần có những bước đi chắc chắn trong việc định hướng sản xuất kinh doanh (S1,O1).

+ Hoạt động từ năm 1958, Nông trường Rạng Đông đã trải qua nhiều giai đoạn và ở mỗi giai đoạn khác nhau, Nông trường lại có một phương thức sản xuất kinh doanh khác nhau, tùy theo chính sách của Nhà nước do Nông

trường là đơn vị kinh tế nhà nước. Do những hạn chế của cơ chế quản lý nhà nước nên Nông trường chưa phát huy được hết khả năng của mình. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với chính sách chuyển đổi của Nhà nước chuyển NTQD sang Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của Nhà nước nhưng quyền tự chủ đã được giao cho doanh nghiệp, nhà nước chỉ giám sát và tham gia vào khi thực sự cần thiết. Điều đó đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp được phát huy khả năng của mình (S3,O2).

b) Kết hợp W/O

Điểm yếu và các cơ hội dường như không có liên quan đến nhau nhưng trên thực tế thì khác. Khi cơ hội đến thì doanh nghiệp phải biết tận dụng để khắc phục những điểm yếu của mình.

+ Do sản xuất nông nghiệp lãi thu được ít nên vốn và tài sản của Nông trường Rạng Đông không nhiều, chính vì thế nên Nông trường sẽ gặp khó khăn lớn khi chuyển sang công ty TNHH một thành viên (trong Nghị định 95/2006/NĐ-CP quy định mức vốn điều lệ đối với các công ty nhà nước độc lập không thấp hơn 30 tỷ đồng, trong khi đó thì mức vốn điều lệ của Nông trường chỉ có khoảng 16 tỷ đồng). Nhưng trong Nghị định 25/2010/NĐ-CP – văn bản mới nhất đưa ra các điều kiện để chuyển đổi từ NTQD sang công ty TNHH một thành viên đã không quy định mức vốn điều lệ mà chỉ yêu cầu đánh giá lại tài sản và coi đó là mức vốn điều lệ ban đầu. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình chuyển đổi (W1,O2).

+ Để đáp ứng được nhu cầu hàng nông sản ngày càng tăng do đời sống của người dân tăng lên và phục vụ mục đích xuất khẩu thì Công ty có thể khắc phục tình trạng không duy trì được năng suất lao động bằng cách áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như đưa các giống nông sản mới vào sản xuất, hướng tới sản xuất nông sản sạch. Công ty có thể định hướng cho người lao động nên sản xuất 3 đến 4 vụ trong năm để duy trì và tăng năng suất của người lao động (W2,O1).

+ Hiện nay Nông trường chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng khi chuyển sang Công ty TNHH thì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì Công ty cần có các biện pháp đưa những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đó cũng là biện pháp khắc phục điểm yếu này của Nông trường bằng cách đi tắt đón đầu (W3,O3).

c) Kết hợp S/T

Sự kết hợp giữa những điểm mạnh với những thách thức, khó khăn gặp phải sẽ giúp cho đơn vị vượt qua được những vấn đề đó một cách nanh chóng và triệt để.

+ Là một đơn vị nhiều năm trong ngành nên Nông trường Rạng Đông đã vượt qua nhiều khó khăn mới phát triển đến ngày nay nên trong quá trình chuyển đổi sang Công ty TNHH, Nông trường đã có kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất và phát huy được những ưu điểm của phương thức sản xuất kinh doanh mới (S3,T1).

+ Nông trường Rạng Đông có lực lượng lao động có chất lượng cao so với mặt bằng chung ở nông thôn, kết hợp với các buổi rèn nghề cho lao động, trong thời gian tới sau khi chuyển đổi, đơn vị có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm mới đa dạng hơn và chất lượng cao hơn (S3,T3).

d) Kết hợp W/T

Đây chính là các khó khăn mà Nông trường đang gặp phải khi chuyển đổi sang Công ty TNHH một thành viên. Đứng trước những thách thức liên quan đến các điểm yếu của chính mình, Nông trường Rạng Đông thực sự gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề đó. Từ đó nhanh chóng ổn định trở lại và sử dụng các điểm mạnh cũng như cơ hội của mình để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.

+ Khó khăn về vốn: Vốn điều lệ và tổng tài sản của Công ty thấp, trong đó vốn cho sản xuất kinh doanh ít, không có đều để mở rộng và phát triển

Tổng số vốn và tài sản: 15.995.340.297 đồng

Trong đó: TSCĐ: 8.555.899.806 đồng (chiếm 52%)

Tài sản lưu động: 4.214.314.744 đồng (chiếm 26%) (Theo Báo cáo Tài chính năm 2009)

TSCĐ tập trung chủ yếu là hệ thống thủy lợi, giao thông, công sở, nhà kho, chuồng trại,… Số tài sản là máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia vào sản xuất kinh doanh ít (W1,T1).

+ Vấn đề giải quyết lao động dôi dư khi chuyển đổi sang công ty TNHH. Trong quá trình sắp xếp lại lực lượng cán bộ có một số lao động chuyển công tác từ lao động gián tiếp sang lao động trực tiếp hoặc dịch vụ, nhằm đạt mục tiêu giảm lao động gián tiếp, phát huy trách nhiệm của bộ máy quản lý. Khó khăn là khi chuyển lao động như thế thì chuyên môn chưa có, tâm lý người lao động chán nản, không có động lực lao động. Doanh nghiệp cần có các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này, vừa giải quyết được vấn đề lao động dôi dư vừa đảm bảo năng suất lao động (W2,T1).

+ Hiện nay đất đai của Nông trường Rạng Đông được nhà nước giao quản lý và sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, được quản lý chặt chẽ và thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiêm, nhà nước chưa xác định giá trị đất đai cho Nông trường mà hiện nay chuyển thành công ty TNHH đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi liên doanh, liên kết với các đơn vị, các thành phần kinh tế khác trong sản xuất kinh doanh (W1,T4).

+ Năng lực và trình độ lao động của Nông trường còn bộc lộ nhiều điểm yếu khi chuyển sang Công ty TNHH mặc dù so với mặt bằng chung lao động của Nông trường chất lượng cao hơn. Các điểm yếu đó chủ yếu tập trung ở một số khía cạnh như tư duy về kinh tế thị trường và tính năng động hạn chế; trình độ áp dụng khoa hoc – kỹ thuật chưa cao, số công nhân coa bậc lương cao chiếm tỷ lệ khá (công nhân có bậc lương từ 4 đến 6 chiếm khoảng 62%) song mới chỉ thể hiện được thời gian công tác và các chế độ bảo hiểm xã hội khi còn công tác chứ chưa phản ánh đúng trình độ chuyên môn (W2,T2).

Ngoài ra, qua tham vấn cán bộ Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Nam Định về những khó khăn của Nông trường Rạng Đông khi chuyển đổi sang Công ty TNHH một thành viên như sau:

Hộp 5: Khó khăn của Nông trường…

Nông trường còn gặp khó khăn trong vấn đề tích lũy thấp, một phần là do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, phần khác là do Nông trường sản xuất mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tích lũy đầu tư và sản xuất ít.

Tham vấn cán bộ Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi từ nông trường quốc doanh sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (Trang 94 - 98)