- Tình hình sử dụng các nguồn lực của Nông trường Rạng Đông: đất đai, vốn, lao động
4.1.1 Tình hình sử dụng đất của Nông trường Rạng Đông
Nông trường Rạng Đông là đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên đa số diện tích đất do Nông trường quản lý được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của Nông trường Rạng Đông giai đoạn 2007-2009
Mục đích sử dụng đất Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 08/07 09/08
A. Đất nông nghiệp 878,47 87,62 878,47 87,62 878,47 87,62 100,00 100,00
1. Đất sản xuất nông nghiệp 662,50 75,42 642,29 73,11 623,29 70,95 96,95 97,04 a. Đất trồng cây hàng năm 661,09 99,79 640,88 99,78 621,88 99,77 96,94 97,04 - Đất trồng lúa nước 583,71 88,30 563,50 87,93 544,50 87,56 96,54 96,63 - Đất trồng cây hàng năm khác 77,38 11,70 77,38 12,07 77,38 12,44 100,00 100,00 b. Đất trồng cây lâu năm 1,41 0,21 1,41 0,22 1,41 0,23 100,00 100,00 2. Đất NTTS 215,97 24,58 236,18 26,89 255,18 29,05 109,36 108,04
B. Đất phi nông nghiệp 114,63 11,43 114,63 11,43 114,63 11,43 100,00 100,00
1. Đất ở 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
2. Đất chuyên dùng 114,63 100,00 114,63 100,00 114,63 100,00 100,00 100,00 a. Trụ sở cơ quan 0,54 0,47 0,54 0,47 0,54 0,47 100,00 100,00 b. Đất SXKD phi nông nghiệp 0,98 0,85 0,98 0,85 0,98 0,85 100,00 100,00 c. Đất có mục đich công cộng 111,22 97,03 111,22 97,03 111,22 97,03 100,00 100,00 - Giao thông 32,02 28,79 32,02 28,79 32,02 28,79 100,00 100,00 - Thủy lợi 79,20 71,21 79,20 71,21 79,20 71,21 100,00 100,00 d. Đất phi nông nghiệp khác 1,89 1,65 1,89 1,65 1,89 1,65 100,00 100,00
C. Đất chưa sử dụng 9,47 0,94 9,47 0,94 9,47 0,94 100,00 100,00
Tổng diện tích 1002,57 100,00 1002,57 100,00 1002,57 100,00 100,00 100,00
Nhận xét thấy tổng diện tích đất của Nông trường trong những năm gần đây không có sự thay đổi mà chỉ có sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất mặc dù sự thay đổi đó chưa thực sự rõ rệt. Diện tích đất dùng trong mục đích phi nông nghiệp không nhiều và không có sự thay đổi nào qua các năm, đặc biệt là phần diện tích dành cho mục đích SXKD phi nông nghiệp rất nhỏ. Điều đó cho thấy hướng sản xuất của Nông trường vẫn theo hướng sản xuất thuần nông nghiệp trong những năm tới, ngay cả khi Nông trường chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên. Mặt khác, là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên Nông trường không có phần diện tích đất ở, ngoài ra Nông trường có phần diện tích đất chưa sử dụng. Đấy chính là phần đất bãi bồi ven sông. Phần đất này rất giàu dinh dưỡng nhưng lại chưa ổn định nên Nông trường chưa đưa vào sản xuất.
Quá trình hình thành và phát triển của Nông trường cho thấy: Nông trường Rạng Đông trước năm 1991 là nông trường chuyên sản xuất cói nhưng sau đó do thị trường cói ở Đông Âu mất dần nên Nông trường chuyển sang chuyên lúa. Hiện nay đang chuyển dần theo hướng phát triển thủy sản. Điều này chúng ta cũng thấy qua sự thay đổi mục đích sử dụng đất của Nông trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy sự chuyển đổi đó rất chậm, khoảng 20 ha/năm. Phần diện tích đất chuyển đổi chính là phần đất lúa năng suất thấp hoặc đang dần bị nhiễm mặn. Các loại cây hàng năm khác ở Nông trường là cây cói và dâu tằm. Một thực tế tại Nông trường là các loại cây này không cho hiệu quả cao, đặc biệt là cây dâu tằm nhưng vẫn chưa tìm được cây trồng thay thế nên vẫn phải đưa vào sản xuất. Đây cũng là vấn đề cần giải quyết của Nông trường khi chuyển thành công ty TNHH thì vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh được đặt lên hàng đầu.
Dưới hình thức là một NTQD thì Nông trường Rạng Đông sử dụng hình thức giao khoán đất cho các đối tượng tiến hành sản xuất theo các hợp đồng giao khoán.
Nông trường đã thực hiện giao khoán sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định 01/CP thời hạn đến năm 2010 nhưng từ tháng 01/2008 đã chuyển sang giao khoán theo Nghị định 135/CP và hướng dẫn của thông tư 102 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bảng 4.2. Hình thức giao khoán đất của Nông trường Rạng Đông giai đoạn 2007 đến nay
Các hình thức giao khoán
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quí I năm 2010 SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) (%) SL (ha) (%) 1. Khoán hàng năm 45,00 5,12 62,20 7,08 77,20 8,79 77,20 8,79 2. Khoán theo chu kỳ 62,20 7,08 45,00 5,12 30,00 3,42 30,00 3,42 3. Khoán có đầu tư
thường xuyên 771,27 87,80 771,27 87,80 771,27 87,80 771,27 87,80 Tổng diện tích khoán theo Nghị định 135 878,47 87,62 878,47 87,62 878,47 87,62 878,47 87,62 Tổng diện tích đất 1002,5 7 100,00 1002,5 7 100,0 0 1002,5 7 100,0 0 1002,5 7 100,00
(Nguồn: Báo cáo của Nông trường Rạng Đông)
Toàn bộ đất nông nghiệp của Nông trường Rạng Đông đều được giao khoán cho các cán bộ công nhân viên của Nông trường và các hộ gia đình tại thị trấn Rạng Đông. Diện tích đất này chiếm 87,62% trong tổng diện tích đất do Nông trường quản lý, sử dụng vào sản xuất kinh doanh và không thay đổi qua các năm.
Nhận xét thấy diện tích đất giao khoán hàng năm (là phần diện tích ao hồ, đất màu nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư) tăng lên trong mấy năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, đồng thời diện tích đất khoán theo chu kỳ (là đất trồng cói, trồng dâu nuôi tằm với chu kỳ cây trồng: cói 6 năm một lần trồng mới, dâu tằm 15 năm một lần trồng mới) giảm xuống. Nhìn vào bảng ta thấy có sự chuyển đổi giữa hai hình thức khoán hàng năm và khoán theo chu kỳ. Nguyên nhân là do diện tích khoán để trồng các loại câu như cói, dâu giảm xuống do hiệu quả kinh tế thấp, chất lượng sản phẩm giảm dần nên
Nông trường Rạng Đông khuyến khích người nhận khoán chuyển mục đích sử dụng đất, từ đó chuyển sang hình thức khoán hàng năm. Hợp đồng khoán hàng năm có thể thay đổi linh hoạt tùy theo đối tượng và kết quả sản xuất trong năm đó để có kế hoạch thu sản, tránh để đọng nợ. Điều này vừa tạo động lực cho người lao động khi được quyết định trồng cây gì hay sử dụng diện tích đất này vào mục đích gì, vừa thuận lợi cho Nông trường Rạng Đông trong việc thu hồi đất khi cần thiết. Tuy nhiên cả hai hình thức khoán này đều không có sự đầu tư của Nông trường mà hoàn toàn do người dân đầu tư các yếu tố sản xuất, mặt khác còn bị hạn chế về thời gian ngắn (1 – 6 năm) nên hai hình thức khoán này không phổ biến và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất giao khoán của Nông trường Rạng Đông.
Qua bảng trên chúng ta cũng thấy, diện tích đất nông nghiệp khoán có đầu tư thường xuyên (đất lúa, NTTS trên thực tế đã đầu tư bằng hệ thống TSCĐ, thủy lợi nội đồng, điều tiết tưới tiêu, quản lý chỉ đạo kỹ thuật, cung ứng giống, vốn, các loại dịch vụ) không thay đổi qua 3 năm gần đây. Một trong các nguyên nhân khiến hình thức khoán có đầu tư thường xuyên phổ biến ở Nông trường không thay đổi là do hợp đồng khoán chưa hết thời hạn, trong khi đó do hiệu quả của các loại cây trồng như cói, dâu tằm giảm dần nên Nông trường khuyến khích người lao động chuyển mục đích sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, do phần diện tích đất này được Nông trường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như có các biện pháp cải tạo chất lượng đất nên chiếm một tỷ lệ lớn trong các hình thức khoán (87,80%).
Hiện nay, theo quy định của tỉnh, Nông trường đang giao khoán đất cho các hộ và thu sản theo thỏa thuận và Nông trường không phải nộp phần giá trị nào thu từ đất giao khoán đó mà được đưa thẳng vào doanh thu của Nông trường. Với hạn 01/7/2010 sắp tới thì đất của Nông trường sẽ chuyển từ chế độ giao khoán sang chế độ cho thuê với mức giá thuê khoảng 0,5% theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP Nhưng Nghị định 25 đến ngày 05/5/2010 mới có hiệu lực nên hiện nay Nông trường vẫn thu sản theo mức đã quy định.
Đối với đất lúa thì có nhiều mức sản, phụ thuộc vào chất đất, vị trí ruộng, điều kiện thủy lợi hay tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên nhận và giao khoán. Qua điều tra cán bộ Nông trường thì vẫn có mức thu sản bình quân khoảng 1800 kg thóc/ha và nộp bằng tiền. Để giúp đỡ người lao động thì Nông trường đưa ra mức thu với giá thu thấp hơn giá thị trường khoảng 10% hoặc giá cao hơn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng vụ do UBND tỉnh quy định. Đối với đất trồng cói thì khoán theo chu kỳ của cây cói từ khi bắt đầu cấy đến khi hủy là 6 năm. Trong 6 năm thuê khoán này thì người lao động sẽ trả mức sản theo từng năm và cói thu phải là cói ngắn (dài 1,2 – 1,4 mét), loại A . Năm thứ nhất do cây cói mới lên nên mức thu là 3150 kg/ha, năm thứ 2 và 3 là năm cói phát triển mạnh nhất nên mức thu là 4095 kh/ha, năm thứ 4 và 5 mức sản giảm xuống còn 3465 kg/ha, đến năm thứ 6 thì mức thu bằng với năm đầu tiên là 3150 kg/ha. Cói thì thu bằng sản phẩm để chế biến.
Đối với đất giao khoán trồng cây dâu tằm thì hợp đồng khoán kéo dài hơn do chu kỳ của cây dâu tằm là 15 năm. Sản của các năm thu bằng nhau với mức thu 270kg kén/ha đất. Giá kén theo giá thị trường hàng vụ. Để thuận tiện cho Nông trường và cho người dân thì mức sản này được quy ra tiền với giá thu bằng hoặc thấp hơn 10% giá thị trường, tùy theo năng suất của vụ đó cao hay thấp.
Đối với đất dùng để NTTS thì được chia thành hai đối tượng thu khác nhau là NTTS nước lợ và thủy sản nước ngọt. Đối với diện tích nuôi thủy sản nước lợ (đa số nằm ở chân đê, giáp với biển) thì mức thu bình quân là 6300 nghìn đồng/ha/năm với thời hạn giao khoán là 10 năm. Còn đối với thủy sản nước ngọt (diện tích chuyển từ đất lúa có năng suất thấp sang đào ao đẻ nuôi thủy sản nước ngọt) thì có 2 mức thu khác nhau. Do NTTS cần phải đầu tư cao trong những năm đầu nên trong 2 năm đầu thì mức thu sản bằng với sản lúa ở vị trí đó, từ năm thứ 3 trở đi mức thu là 1860 kg thóc/ha/năm với thời gian khoán từ 10 đến 15 năm tùy theo vị trí của diện tích đó.