NHCSXH huyện Châu Thành từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Sau 10 năm đi vào hoạt động, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành có nhiều hoạt động thiết thực với nhiều chương trình cho vay khác nhau do Chính phủ đề ra như: cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL, cho vay XKLĐ, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay NS&VSMT và cho vay hộ cận nghèo… PGD đã giúp không ít hộ gia đình thoát khỏi nghèo đói, ổn định cuộc sống, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ta xem xét các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá hạn của 7 chương trình cho vay tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành và thông qua công tác ủy thác với các tổ chức CT – XH huyện.
4.2.1.1 Theo chương trình tín dụng a. Doanh số cho vay
Bên cạnh việc chú trọng vào vấn đề huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay chiếm vị trí quan trọng không kém trong hoạt động của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho sản xuất, giảm nghèo. Trong thời gian qua, PGD – NHCSXH huyện đã thực hiện khá tốt công tác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, mang nguồn vốn ưu đãi đến từng hộ khó khăn, nghèo đói tại địa bàn huyện. Từ đó, giúp họ có được nguồn vốn để sản xuất, thực hiện nhiều mục đích chính đáng và vươn lên thoát nghèo bền vững. Bảng 4.5 và 4.6 sau thể hiện doanh số cho vay của các chương trình tín dụng qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013.
51
Bảng 4.5: Bảng doanh số cho vay của các chương trình tín dụng từ 2010 – 2012 tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Đvt: triệu đồng; %
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 2010 – 2012 HSSV: Học sinh, sinh viên; GQVL: Giải quyết việc làm; NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh
môi trường
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2010 là 23.586 triệu động, đến năm 2011 tăng thêm 11.307 triệu đồng tương đương 47,94%. Đến năm 2012, doanh số cho vay so với 2011 giảm 10.438 triệu đồng tương đương 29,91%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn cấp phát của Ngân hàng Trung ương hạn chế. Trong các đối tượng chính sách, thì hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn và chương trình cho vay NS&VSMT được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ nhiều nhất. Cụ thể trong năm 2010, tổng doanh số cho vay của 3 chương trình trên chiếm 83,25%, năm 2011 chiếm 77,11%, năm 2012 chiếm 89,35% trong tổng doanh số cho vay. Đây là sự quan tâm của Nhà nước và toàn thể xã hội về vấn đề nghèo đói, mong muốn người dân thoát nghèo bền vững, HSSV tiếp tục đến trường, phát triển bản thân thông qua con đường học vấn. Đó cũng là chiến lược đầu tư lâu dài của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng kế thừa, xây dựng đất nước trong tương lai. Bên cạnh đó, việc chú trọng chương trình cho vay NS&VSMT là vô cùng thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Có thể thấy rõ, nhờ chương trình tín dụng này đã đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp phục vụ đời sống và sinh hoạt cho
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % Hộ nghèo 6.610 11.578 6.255 4.968 75,16 (5.323) (45,98) HSSV 6.249 4.153 3.303 (2.096) (33,54) (850) (20,47) GQVL 2.158 2.496 2.604 338 15,67 108 4,33 Hộ nghèo về nhà ở 1.792 5.490 - 3.690 205,00 - - NS&VSMT 6.777 11.176 12.293 4.399 64,91 1.117 10,00 Tổng cộng 23.586 34.893 24.455 11.307 47,94 (10.438) (29,91)
52
người dân, từng bước hoàn thiện tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, kinh tế và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
Các chương trình còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn, đặc biệt chương trình cho vay XKLĐ tại huyện thì chương trình này được chuyển giao từ NHCSXH tỉnh về từ năm 2008 chỉ để quản lý theo dõi thu nợ, không phát sinh doanh số cho vay từ năm 2010 đến nay. Kế đến là chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở cũng không phát sinh doanh số cho vay từ năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng Trung ương không còn triển khai cho vay tại huyện trong giai đoạn này nữa. Vì vậy nên không cấp nguồn vốn mới cho chương trình này, nên số dư nợ vẫn giữ ở mức của năm cuối cùng cho vay của chương trình, hoặc thấp hơn là do PGD đã thu được nợ. Tiếp tục tìm hiểu qua bảng 4.6 sau. Bảng 4.6: Bảng doanh số cho vay của các chương trình tín dụng 6 tháng đầu
năm 2011 – 2013 tại PGD – NHCSXH Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Đvt: triệu đồng; %
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012 - 2011 2013 - 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ nghèo 6.286 2.503 2.783 (3.783) (60,18) 280 11,19 HSSV 2.675 1.319 1.282 (1.356) (50,69) (37) (2,81) GQVL 1.790 940 675 (850) (47,49) (265) (28,19) Hộ nghèo về nhà ở 2.589 - - - - - - NS&VSMT 4.203 7.324 14.543 3.121 74,26 7.219 98,56 Hộ cận nghèo - - 2.255 - - 2.255 100,00 Tổng cộng 17.543 14.086 21.520 (3.457) (19,71) 7.434 52,78
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 6 tháng đầu năm 2011 – 2013
HSSV: Học sinh, sinh viên; GQVL: Giải quyết việc làm; NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh môi trường
53
Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013 cũng có xu hướng giống như các năm 2010 – 2012. Doanh số cho vay HSSV và GQVL giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 là do nhu cầu vốn vay của họ giảm xuống, các chương trình còn lại có doanh số cho vay tăng lên. Đặc biệt là chương trình cho vay NS&VSMT tăng rất cao với tốc độ là 98,56 % vào 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Có thể hiểu năm 2013, huyện Châu Thành được công nhận là huyện văn hóa, mọi mặt của huyện đều phát triển, nhu cầu cơ bản của mọi người dân đều tăng cao, trong đó có hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Vì vậy chương trình cho vay NS&VSMT có doanh số cho vay tăng rất cao là do nhu cầu ngày càng nhiều về nguồn nước sạch và các công trình về vệ sinh môi trường là điều tất yếu.
Điều đặc biệt nhất trong 6 tháng đầu năm 2013, theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo, bắt đầu đi vào thực hiện từ ngày 16/4/2013 đã tạo một “lối mở” cho các hộ cận nghèo trên địa bàn huyện. Vì thế, từ tháng 4/2013 tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã phát sinh doanh số cho vay đối với hộ cận nghèo là 2.255 triệu đồng. Với nguồn vốn vay ưu đãi này sẽ là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, đảm bảo hiệu quả công tác an sinh xã hội, giúp những hộ cận nghèo yên tâm sản xuất thoát nghèo bền vững và vươn lên ổn định cuộc sống.
b. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ sẽ thể hiện hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng. Thởi gian qua công tác thu hồi nợ tại PGD đã được thực hiện khá tốt, doanh số thu nợ tại PGD liên tục tăng vọt. Có thể thấy đây là một trong những kết quả đáng ghi nhận trong công tác mang nguồn tín dụng ưu đãi đến cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại huyện Châu Thành. Bởi vì, thu nợ đạt kết quả tốt là sự đóng góp của nhiều nhân tố, trong đó là việc cho vay vốn tín dụng đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích và hợp lý, từ đó mới phát huy hiệu quả của nguồn tín dụng ưu đãi. Nhờ vậy, người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn thu nhập chính đáng và trả nợ đúng hạn.
Bảng 4.7 và 4.8 sẽ cho ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã thực hiện công tác thu nợ như thế nào qua từng chương trình cho vay.
54
Bảng 4.7: Bảng doanh số thu nợ của các chương trình tín dụng từ 2010 – 2012 tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Đvt: triệu đồng; % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % Hộ nghèo 6.386 10.258 6.201 3.872 60,63 (4.057) (39,55) HSSV 1.254 1.989 3.177 735 58,61 1.188 59,73 GQVL 1.485 1.788 1.964 303 20,40 176 9,84 XKLĐ 30 84 169 54 180,00 85 101,19 Hộ nghèo về nhà ở 8 19 98 11 137,50 79 415,79 NS&VSMT 3.307 5.162 11.977 1.855 56,09 6.815 132,02 Tổng cộng 12.470 19.300 23.586 6.830 54,77 4.286 22,20
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 2010 – 2012 HSSV: Học sinh, sinh viên; GQVL: Giải quyết việc làm; XKLĐ: Xuất khẩu lao động;
NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh môi trường
Nhìn chung, tình hình thu nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 đạt kết quả khả quan, tổng doanh số thu nợ không ngừng tăng lên qua ba năm. PGD đã ngày càng chú trọng công tác thu hồi nợ vay, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người vay vốn sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn vay ưu đãi đúng mục đích. Từ đó, mới có thể nâng nguồn thu nhập của gia đình, vươn lên thoát nghèo một bền vững. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 54,77% so với năm 2010, năm 2012 tăng 22,2% so với năm 2011. Trong từng chương trình tín dụng ưu đãi riêng biệt thì doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó, mức tăng nhiều nhất có thể kể đến là doanh số thu nợ của chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Cụ thể, năm 2011 tăng 11 triệu đồng tương đương 137,5% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 79 triệu đồng tương đương 415,79% so với năm 2011. Đây là một tỷ lệ tăng rất cao vì đa số hộ nghèo đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả nên đã có đủ nguồn vốn để trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng chương trình tín dụng hộ nghèo có doanh số thu nợ giảm trong năm 2012, tỷ lệ giảm khoảng 39,55% so với năm 2011. Nguyên nhân một phần vì doanh số cho vay trong
55
năm giảm dẫn đến doanh số thu nợ giảm theo, phần khác là do trong năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, nạn thất nghiệp tăng cao nên một số hộ nghèo sản xuất kinh doanh bị thua lỗ nên không có khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn.
Tóm lại, công tác thu nợ của các chương trình tín dụng tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành là khá tốt trong những năm qua. Từ đó, cho ta thấy hoạt động của PGD thời gian này là khá hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách nơi đây. Tiếp theo ta cùng xem xét và phân tích tình hình doanh số thu nợ qua 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011- 2013
Bảng 4.8: Bảng doanh số thu nợ của các chương trình tín dụng 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 tại PGD – NHCSXH Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Đvt: triệu đồng; %
Chỉ
tiêu 6 tháng đầu năm
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012 - 2011 2013 - 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ nghèo 6.234 3.296 1.913 2.938 (47,13) (1.383) (41,96) HSSV 2.045 1.175 1.901 (870) (42,54) 726 61,79 GQVL 1.306 805 510 (1.240) (94,95) (295) (36,65) XKLĐ 63 53 79 (10) (15,87) 26 49,06 Hộ nghèo về nhà ở 9 25 33 16 177,78 8 32,00 NS&VSMT 2.565 7.074 9.529 4.509 175,79 2.455 34,70 Hộ cận nghèo - - 12 - - 12 100,00 Tổng cộng 12.222 12.428 13.995 206 1,69 1.567 12,61
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 6 tháng đầu năm 2011 – 2013
HSSV: Học sinh, sinh viên; GQVL: Giải quyết việc làm; XKLĐ: Xuất khẩu lao động; NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh môi trường
Tình hình thu nợ tại PGD – NHCSXH Châu Thành 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013 rất khả quan. Công tác thu nợ tại PGD ngày càng được chú trọng. Vì vậy, doanh số thu nợ không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Nhìn
56
vào bảng 4.8 ta thấy doanh số thu nợ của đa số chương trình tăng vọt vào 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ của các năm trước. Trong đó, mức tăng cao nhất là doanh số thu nợ của chương trình cho vay HSSV, tăng 61,79%, tiếp theo là cho vay XKLĐ và NS&VSMT…Nguyên nhân là do các khoản vay đã đến hạn không còn cho vay lưu vụ, gia hạn được nên phải thu hồi nợ. Đồng thời, việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng được quan tâm hơn, do đó công tác thu hồi nợ đến hạn tại PGD đã được đẩy mạnh, tập trung và quyết liệt hơn. Bên cạnh đó còn cho thấy hiệu quả hoạt động của PGD bước đầu đi vào ổn định. Riêng chương trình thu nợ hộ nghèo và GQVL có doanh số thu nợ giảm là vì trong thời gian này doanh số cho vay của 2 chương trình này giảm khá nhiều.
Tóm lại, qua chỉ tiêu doanh số thu nợ cho ta thấy PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã chú trọng trong quản lý hoạt động nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả nguồn tín dụng ưu đãi, chú trọng hơn nữa trong việc xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp với phương án vay vốn của khách hàng, kiểm tra, kiểm soát món vay chặt chẽ, tư vấn luân chuyển vốn hợp lý, tạo ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Từ đó, có những tác động tích cực đối với hoạt động chung và chất lượng tín dụng của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành nói riêng.
c. Dư nợ
Dư nợ là kết quả phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó của Ngân hàng cho vay bao nhiêu, đồng thời còn là khoản Ngân hàng phải thu về. Dư nợ càng cao thể hiện hoạt động cho vay có hiệu quả nhưng nó chỉ thực sự tốt khi Ngân hàng kiểm soát được các khoản cho vay đó, ngược lại thì nó sẽ làm cho tình trạng ứ đọng vốn ngày càng nhiều.
Bảng số liệu 4.9 cho thấy tình hình dư nợ của phân theo các chương trình tín dụng có sự tăng giảm. Thế nhưng trong đó, tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ giảm. Xét từng chương trình riêng ta cũng thấy đa số dư nợ của các chương trình đều có chiều hướng tăng lên vào thời điểm cuối năm 2012. Còn lại là 2 chương trình cho vay XKLĐ và hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở có dư nợ giảm xuống tính đến cuối năm 2012. Xem xét bảng số liệu bên dưới để thấy có thể thấy chi tiết sự tăng giảm của dư nợ phân theo chương trình cho vay tại PGD – NHCSXH Châu Thành từ 2010 – 2012.
57
Bảng 4.9: Bảng dư nợ của các chương trình tín dụng từ 2010 – 2012 tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % Hộ nghèo 43.769 45.089 45.143 1.320 3,02 54 0,12 HSSV 24.369 26.533 26.659 2.164 8,88 126 0,47 GQVL 5.958 6.666 7.306 708 11,88 640 9,60 XKLĐ 760 676 507 (84) (11,05) (169) (25,00) Hộ nghèo về nhà ở 2.239 7.710 7.612 5.471 244,35 (98) (1,27) NS&VSMT 22.920 28.935 29.250 6.015 26,24 315 1,09 Tổng cộng 100.015 115.608 116.477 15.593 15,59 869 0,75
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 2010 – 2012 HSSV: Học sinh, sinh viên; GQVL: Giải quyết việc làm; XKLĐ: Xuất khẩu lao động;
NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh môi trường
Trong giai đoạn 2010 – 2012, khi nhìn tổng quát dư nợ các chương trình