Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 103)

Để đánh giá kết quả hoạt động của PGD có thực sự tốt hay không ta tính toán tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng, phản ánh rõ nét nhất kết quả hoạt động của Ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả hoạt động tín cụng càng cao và ngược lại. Ta xem xét bảng số liệu 4.30 và 4.31 sau để thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn trong từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013 tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành.

Bảng 4.30: Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành từ 2010 – 2012. Đvt: triệu đồng; % Năm Chỉ tiêu Nợ quá hạn (trđ) (1) Tổng dư nợ (trđ) (2) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) (1)/ (2)*100 2010 948 100.015 0,95 2011 1.654 115.608 1,43 2012 2.323 116.477 1,99

93

Trong thời gian qua hoạt động tín dụng của PGD không ngừng mở rộng về quy mô hoạt động, luôn quan tâm đến công tác thu nợ, không để rủi ro tín

dụng xảy ra. Nên trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ quá hạn luôn thấp hơn so với

quy định. Cụ thể, nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2010 là 0,95%, năm 2011 là 1,43%, năm 2012 là 1,99%. Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD ngày càng có xu hướng tăng cao. Đây là vấn đề mà PGD cần phải đặt mối quan tâm hàng đầu trong thời gian tới. PGD cần đề ra thêm nhiều biện pháp hữu hiệu để hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn xuống.

Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta thấy nếu tính trung bình tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm thời gian này là 1,45%. Đây là một tỷ lệ có thể chấp nhận được. Nếu xét từng năm thì tỷ lệ nợ quá hạn năm sau có tăng hơn so với năm trước nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép chung. Vì vậy, ta có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của PGD không đáng quan ngại.

Với kết quả như vậy, chứng tỏ PGD luôn có cơ cấu đầu tư hợp lý, cho vay đúng đối tượng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Qua đó cũng chứng tỏ được rằng, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao hơn.

Bảng 4.31: Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 Đvt: triệu đồng; % Năm Chỉ tiêu Nợ quá hạn (trđ) (1) Tổng dư nợ (trđ) (2) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) (1)/ (2) 6 tháng đầu năm 2011 920 105.336 0,87 6 tháng đầu năm 2012 2.901 117.266 2,47 6 tháng đầu năm 2013 2.026 124.002 1,63

Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 6 tháng đầu năm 2011 - 2013

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể là nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013 là 1,63% giảm 0,84% so với 6 tháng đầu năm 2012. Theo như giai đoạn

94

2010 – 2012 thì tỷ kệ nợ quá hạn cuối năm 2012 tăng lên 1,99%. Vì vậy trong 6 tháng đầu năm 2013, PGD đã tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản đề nghị UBND cấp xã, Hội đoàn thể bằng nhiều biện pháp tích cực kéo giảm nợ quá hạn, xử lý nợ đến hạn kịp thời từng bước củng cố chất lượng tín dụng, tăng cường hỗ trợ các xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2%, coi trọng công tác kiểm tra giám sát cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên. Vì tất cả sự cố gắng đáng khích lệ đó nên kết quả nợ quá hạn tại PGD 6 tháng đầu năm 2013 đã được giảm xuống.

Nhìn chung trong những năm qua, PGD huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Ngân hàng đã chú trọng đến tất cả các công tác và nghiệp vụ hoạt động. Tất cả cán bộ trong PGD đã phối hợp cới các cấp ủy, chính quyền địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Về tình hình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính khác của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn vay sản xuất cho người dân nghèo trong địa bàn huyện nói riêng và ở cả nước nói chung. Từ đó giúp họ yên tâm sản xuất, làm việc, học tập…và có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, hoàn thành tốt mục tiêu chương trình quốc gia “xóa đói giảm nghèo”, đảm bảo an sinh xã hội.

4.4 HIỆU QUẢ XÃ HỘI TỪ NGUỒN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC

Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo. Nguồn vốn tín dụng của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã giúp nhiều hộ nghèo ở các xã của huyện có cơ hội về vốn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, HSSV có nguồn kinh phí tiếp tục học tập, những đối tượng chính sách khác thì tiếp tục làm việc…

Thông qua công tác tuyền truyền và tổ chức triển khai thực hiện, các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của hộ nghèo và người có thu nhập thấp. Cấp ủy, chính quyền các cấp ngày càng quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn và xem đây là một trong những công cụ, giải pháp hữu hiệu thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương. Vốn tín dụng chính sách đã vươn tới tất cả các tổ nhân dân tự quản, ấp của các xã, phường, thị trấn trong toàn huyện giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi ngưỡng cửa nghèo đói, xóa bỏ dần

95

tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn. Với phương thức cho vay ủy thác bán phần qua các cấp Hội, cả hệ thống chính trị cơ sở, cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát nên vốn vay đều đến đúng đối tượng thụ hưởng của từng chương trình, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Bảng 4.32: Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính

sách khác giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: hộ; % Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Số hộ nghèo (hộ) 5.185 4.645 4.105 Hộ nghèo/ Tổng số hộ (%) 11,81 11,17 6,73

Số hộ nghèo được vay vốn (hộ) 3.183 4.621 3.171

Số hộ nghèo được vay vốn và thoát nghèo (hộ) 2.132 2.756 1.980

Tỷ lệ thoát nghèo (%) 66,98 59,64 62,44

Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre, 2010 – 2012

Năm 2010, số hộ nghèo của huyện là 5.185 hộ, chiếm 11,81% trong tổng số hộ ở địa bàn huyện. Đến năm 2011 số hộ nghèo đã giảm xuống còn 4.645 hộ nghèo chiếm 11,17% trong tổng số hộ. Năm 2012 số hộ nghèo giảm xuống còn 4.105 hộ chiếm 6,73% và năm 2013 số hộ nghèo chỉ còn 3.230 hộ chiếm 6,7% trong tổng số hộ ở địa bàn. Ta thấy, số hộ nghèo qua các năm đã giảm dần cho thấy hộ nghèo đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của mình. Bên cạnh đó, năm 2013 huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre được công nhận là huyện văn hóa vì vậy chính quyền địa phương, các đoàn thể và PGD – NHCSXH huyện cùng toàn thể nhân dân trong huyện đã cố gắng thưc hiện tốt các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao phát triển về mọi mặt của huyện. Nhờ ý thức đó mà công tác giảm nghèo đã có tác dụng. đây là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm số hộ nghèo của huyện.

Số hộ vay vốn năm 2010 là 3.183 hộ trong đó số hộ thoát nghèo là 2.132 hộ. Đến năm 2011 số hộ được vay vốn và thoát nghèo là 2.756 hộ tỷ lệ là 59,64%. Năm 2012 số hộ được vay vốn và thoát nghèo là 1.980 hộ chiếm tỷ lệ 62,44%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì số hộ vay vốn là 2.681 hộ trong đó số hộ thoát nghèo là 1.075 hộ chiếm tỷ lệ là 40,1%. Qua 3 năm từ 2010 – 2012, số hộ thoát nghèo tuy có biến động tăng giảm nhưng với tỷ lệ rất ít, và số hộ thoát

96

nghèo luôn đạt trên 50% số hộ vay cho thấy công tác mang nguồn tín dụng ưu đãi của PGD – NHCSXH Châu Thành được thực hiện khá tốt. Tín dụng chính sách được thực hiện thông qua PGD – NHCSXH Châu Thành đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối 2012 giảm còn 6,73%.

Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã đóng góp một phần không nhỏ vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và các chính sách đảm bảo an ninh xã hội của địa phương. Kết quả đó cụ thể như sau:

- Chương trình cho vay hộ nghèo: hộ nghèo là đối tượng chính yếu cần được quan tâm hàng đầu trong công cuộc thực hiện mục tiêu quốc gia “xóa đói giảm nghèo”. Việc mang nguồn tín dụng ưu đãi đến cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất làm ăn, giúp họ có thu nhập chính đáng, vươn lên thoát nghèo sẽ nói lên được hiệu quả xã hội mà nguồn tín dụng ưu đãi của Chính Phủ cấp xuống thông qua hoạt động của PGD. Vì vậy, khi thực hiện tốt công tác cấp nguồn tín dụng cho hộ nghèo sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả XĐGN tại huyện nói riêng và cả nước nói chung. Tại PGD, doanh số cho vay 10 năm đạt 139.633 triệu đồng, tăng bình quân mỗi năm là 96 triệu đồng. Dư nợ cho vay hộ nghèo đến cuối năm 2012 tăng 45.143 triệu đồng. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 2,34%. Số hộ thoát nghèo trong 10 năm thực hiện cho vay là 10.087 hộ. Số hộ tăng thu nhập và cải thiện đời sống là 5.304 hộ. Qua đó, ta có thể thây vốn vay đã có tác động tích cực đến hộ nghèo, thông qua vốn vay đã giúp cho họ ổn định cuộc sống, tổ chức sản xuất làm ăn ngày càng có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo.

- Chương trình cho vay HSSV khó khăn: không giống như những

chương trình tín dụng ưu đãi khác được thực hiện theo “kế hoạch cứng” tại PGD. Chương trình cho vay vốn đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện theo một “kế hoạch linh động”, tức là nhu cầu của sinh viên đủ điều kiện vay vốn bao nhiêu thì sẽ cho vay bấy nhiêu, không để xảy ra tình trạng HSSV vì hoàn cảnh tài chính khó khăn mà bỏ học. Vì vậy đây là một chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc luôn được PGD quan tâm hàng đầu, doanh số cho vay trong 6 năm là 33.354 triệu đồng, hằng năm tăng 508 triệu đồng. Dư nợ bình quân cho 1 học sinh vay vốn là 11 triệu đồng/ HSSV. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,22%. Nguồn vốn vay ưu đãi này đã tạo điều kiện cho 2.925 HSSV tiếp tục đến trường. Chương trình này đã góp phần trong việc phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Mở cơ

97

hội mới cho việc học tập và đào tạo Thanh niên, là một trong những giải pháp hữu hiệu lâu dài giúp cho thế hệ mai sau thoát nghèo một cách bền vững.

- Chương trình cho vay GQVL: Doanh số trong 10 năm là 18.388 triệu

đồng, bình quân mỗi năm cho vay tăng thêm 94 triệu đồng. Dư nợ cho vay cuối năm 2012 là 7.306 triệu đồng. Nợ quá hạn chiếm 2,25%. Tạo điều kiện cho 1.050 lao động có việc làm ổn định. Đây là một chương trình tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình, cải thiện đời sống người dân nông thôn nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

- Chương trình cho vay NS&VSMT nông thôn: Doanh số cho vay

trong 6 năm là 74.224 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 2.048 triệu đồng. Dư nợ năm 2012 là 29.250 triệu đồng. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,18%. Nhờ nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho việc xây dựng 8.117 công trình nước sạch sinh hoạt đạt chuẩn quốc gia. Chương trình cho vay này mang một ý nghĩa quan trọng trong toàn tỉnh Bến Tre nói chung và của huyện nhà nói riêng. Vì Bến Tre là một tỉnh nằm ở hạ nguồn đồng bằng song Cửu Long, hằng năm phải nhận một lượng chất thải khá lớn từ thượng nguồn. Vì vậy, việc xây dựng các công trình nước sạch sinh hoạt được người dân rất quan tâm, nên chương trình cho vay ưu đãi NS&VSMT nông thôn không chỉ mang ý nghĩa thiết thực mà còn đảm bảo cho việc giảm bệnh tật, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Chương trình cho vay XKLĐ: Tại huyện chương trình này được

chuyển giao từ NHCSXH tỉnh về từ năm 2008 để quản lý, theo dõi thu nợ chỉ phát sinh cho vay thêm 17 triệu đồng do đó dư nợ giảm dần qua các năm. Dư nợ năm 2012 là 507 triệu đồng với 42 hộ vay, giảm 3.169 triệu đồng. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 3,9%.

- Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở: Doanh số cho vay trong 3

năm là 7.982 triệu đồng. Dư nợ cho vay đến năm 2011 là 7.612 triệu đồng. Hỗ trợ để xây dựng được 890 căn nhà kiên cố, chắc chắn. Chương trình này mang một ý nghĩa chính trị rất lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân, những người có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn về nhà ở. Nhờ nguồn vốn này đã giúp cho họ có được những căn nhà kiên cố, yên tâm sản xuất làm ăn, nâng cao nguồn thu nhập, hòa nhập cùng cuộc sống cộng đồng.

Công tác ủy thác giữa PGD và các hội và đoàn thể CT – XH để thu lãi, thu nợ, thu tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đã có những tác động tích cực. Đến cuối năm 2012, tổng số tiền huy động qua Tổ TK&VV là 5.393 triệu

98

đồng với 386 tổ gửi tiết kiệm đạt 93%. Thành viên gửi tiết kiệm đạt 53%, bình quân 1 tổ có số dư tiết kiệm 14 triệu đồng.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả xã hội của việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên ngay từ khi cho hộ nghèo vay vốn, PGD và các hội đoàn thể, các tổ trưởng tổ TK&VV luôn nhắc nhở bà con sử dụng vốn vay cho đúng mục đích, không dùng vốn vay để chi tiêu lãng phí thì mới có thể giúp họ ổn định cuộc sống và mới có đủ khả năng trả nợ gốc cho Ngân hàng đúng quy định.

Nhìn chung, PGD đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Với nguồn vốn chủ yếu từ Trung ương, PGD đã cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo tại địa bàn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thúc đẩy nền kinh tế ở huyện phát triển. Đó là do PGD - NHCSXH huyện và các tổ chức CT – XH, các tổ trưởng tổ TK&VV đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình trong việc xét duyệt cho vay, thu lãi và nợ, hướng dẫn hộ nghèo cách sử dụng vốn có hiệu quả nhất.

Kết luận chương 4:

Chương 4 của luận văn đã nói lên thực trạng tình hình nguồn vốn và diễn biến tăng trưởng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của chương trình cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của PGD – NHCSXH huyện Châu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)