Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 30)

- Vận dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

- So sánh, đối chiếu số liệu qua các năm, so sánh số tương đối, tuyệt đối, phần trăm (%).

- Các phương pháp phân tích kinh tế được vận dụng để tìm hiểu chuyên sâu các nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp hệ thống và các phương pháp khác được sử dụng để rút ra các kết luận khoa học và xây dựng các giải pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.

- Phương pháp so sánh. Số tuyệt đối, số tương đối:

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước. Y1: chỉ tiêu năm sau.

: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

20

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước. Y1: chỉ tiêu năm sau.

: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các mục tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tố độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Kết luận chương 2:

Chương 2 của luận văn đã giới thiệu tổng quan về các khái niệm NHCSXH, những điểm khác nhau cơ bản của NHCSXH với một NHTM; các khái niệm cơ bản về tín dụng, tiêu chuẩn hộ nghèo và quy trình cho vay hộ nghèo cũng như các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của tín dụng ưu đãi. Từ đó giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về tín dụng ưu đãi để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ở PGD – NHCSXH. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu tổng quan về PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cũng như tình hình hoạt động trong thời gian qua và phương hướng hoạt động trong những năm tới.

21

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PGD – NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

3.1 NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU TỪ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA PGD – NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH

3.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Châu Thành là một trong 8 huyện của tỉnh Bến Tre, nằm một phần trên cù lao Bảo và một phần trên cù lao An Hóa, là sân trước cửa ngõ đối ngoại của tỉnh về phía Tây Bắc. Huyện có diện tích đất tự nhiên là 23.037 km2 chiếm 9,9% diện tích đất toàn tỉnh với 48.008 hộ gia đình và 172.881 nhân khẩu. Huyện Châu Thành nằm giữa 2 con sông lớn là sông Tiền và Hàm Luông bao bọc gần hết địa bàn, có đường thủy xương sống là sông Ba Lai chạy theo chiều dọc và cắt địa bàn huyện Châu Thành làm đôi tạo thành hệ thống sông rạch chằng chịt và có quốc lộ 60 cùng hệ thống đường bộ cấp tỉnh – huyện – xã thuận lợi cho giao lưu hàng hóa nội địa và đối ngoại.

Từ vị trí thuận lợi đó, thương nghiệp, vận tải thủy, bộ, công nghiệp chế biến, cùng các ngành tiểu thủ công nghiệp thu dụng lao động đã sớm được hình thành và phát triển. Trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp phát triển ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn hàng năm do ảnh hưởng của gió chướng, triều cường, những cánh đồng thuộc các xã phía Đông huyện thường bị nhiễm mặn nhẹ. Vị trí của huyện không có điều kiện vươn ra biển cả để đánh bắt hải sản như những huyện khác hay trồng rừng, nuôi tôm cá nước mặn và lợ. Lượng mưa tập trung theo mùa nên thường xảy ra ngập úng cục bộ đối với một số vùng có địa hình thấp, trũng.

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Với huyện được xem là cửa ngõ của tỉnh, nền kinh tế huyện Châu Thành chủ yếu là nông nghiệp kết hợp vối thương mại, dịch vụ du lịch. Huyện gồm có 22 xã và 1 thị trấn, tổng số hộ dân là 48.008. Toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn được công nhận là xã văn hóa.

22

Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,42%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,81 triệu đồng/năm. Sau khi cầu Rạch Miễu khánh thành nền kinh tế huyện nhà luôn được phát triển, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp chuyên về trồng cây ăn trái, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, tạo ra nhu cầu sử dụng lao động có trình độ am hiểu về tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nhất là khi làm việc trong khu công nghiệp Giao Long và cụm công nghiệp An Hiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.3 Những tác động từ đặc điểm kinh tế xã hội đến hoạt động và chất lượng tín dụng của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành

Từ những đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành nêu trên cho thấy những tác động chủ yếu đến hoạt động Ngân hàng nói chung và NHCSXH của tỉnh trên những mặt chủ yếu sau:

Kinh tế huyện trong tình trạng chưa phát triển chưa đồng bộ: Trong những năm gần đây tuy kinh tế có phát triển hơn so với những năm trước, song thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững bởi sản xuất, kinh doanh thiếu sự ổn định cần thiết do hạn chế trên nhiều phương diện, nhất là công nghệ, tay nghề, quản trị, năng lực tài chính... cho nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay, đến chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Nếu căn cứ theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011- 2015 mà xét hiện tại thì toàn huyện có 3.230 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,73% và 4.560 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 9,5%. Hộ nghèo chủ yếu sinh sống bằng nghề nông tập trung cao ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nhiều gia đình đông con, trình độ thấp, không có phương pháp, kiến thức sản xuất kinh doanh, những nơi có tệ nạn xã hội cao, xa trục lộ giao thông chính. Một số hộ thiếu vốn sản xuất đi vay nặng lãi, thậm chí một số hộ do thiếu ý thức tự thân vận động, trông chờ vào việc cấp phát của Nhà nước. Một số hộ sử dụng vốn tín dụng ưu đãi không đúng mục đích và có hộ không đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh nên đã nghèo ngày càng nghèo thêm.

Công tác xóa đói giảm nghèo còn những hạn chế chưa sát với tình hình thực tế của từng khu vực dân cư, chất lượng xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, việc xác định nhận diện hộ nghèo chưa khách quan, nhiều hộ được xem là thoát nghèo nhưng thực chất đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu...

23

Tình hình kinh tế, xã hội nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đối với hiệu quả sử dụng vốn vay, đến chất lượng tín dụng của PGD – NHCSXH. Đó là những vấn đề mà PGD – NHCSXH huyện trong hoạt động của mình cần phải quan tâm để có giải pháp hữu hiệu nhằm hướng tới chất lượng và nâng cao chất lượng tín dụng.

3.2 VÀI NÉT VỀ PGD – NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH

3.2.1 Giới thiệu khái quát phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre Thành tỉnh Bến Tre

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-HĐQT ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH về tổ chức và hoạt động PGD – NHCSXH cấp huyện. Năm 2003 PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre chính thức thành lập và đi vào hoạt động tại khu phố 3 thị trấn Châu Thành.

Từ ngày thành lập đến nay, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã thực sự là người bạn tin cậy của người dân nghèo nơi đây, với chương trình cho vay hộ nghèo lãi suất ưu đãi, thủ tục cho vay đơn giản thông qua các tổ TK&VV ở xã phường. Những năm qua, mặc dù kinh tế huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn, song công tác XĐGN luôn được PGD – NHCSXH huyện Châu Thành chú trọng quan tâm và đạt được nhiều thành quả to lớn như hỗ trợ vốn sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống và làm quen với dịch vụ Ngân hàng, số hộ nghèo giảm nhiều so với lúc đầu thành lập Ngân hàng. Nguồn vốn ưu đãi đang từng ngày, từng giờ thay đổi cuộc sống những người dân nghèo nơi đây.

- Chức năng của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành

+ Tham mưu, giúp việc ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện triển khai các hoạt động của NHCS trên địa bàn.

+ Kiểm tra, giám sát các đối tượng khánh hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Thực hiện một số nghiệp vụ khi có điều kiện được Giám đốc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao.

24

+ Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn cấp huyện.

+ Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư. + Tổ chức thu chi nghiệp vụ.

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức ủy thác, các tổ chức CT – XH trên địa bàn trong việc triển khai, thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình vay vốn trên địa bàn.

+ Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thông kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của NHCSXH.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị cho phép.

3.2.1.2 Mô hình tổ chức, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

a. Mô hình tổ chức:

* Ban giám đốc (1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc)

- Phụ trách chung, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ công nhân viên Ngân hàng.

- Tổ chức chỉ đạo các chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn, tờ trình, quyết định, công văn, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ công nhân viên.

- Giám đốc chịu trách nhiệm trước NHCSXH cấp trên, trước pháp luật về các quyết định của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25

* Sơ đồ tổ chức:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

* Chức năng và nhiệm vụ các phòng:

- Phòng kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng (KH – NV) (3 cán bộ tín dụng)

+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn khách hàng đến xin vay.

+ Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng.

+ Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong quá trình cho vay kể từ khi khách hàng tiếp nhận cho đến khi kết thúc hợp đồng vay.

+ Chịu trách nhiệm các khoản thu hồi nợ vay, lập báo cáo kết quả thực hiện gửi sang Ngân hàng Nhà nước.

- Phòng kế toán - ngân quỹ (KT – NQ) (1 Kiểm ngân, 2 Kế toán)

+ Thực hiện giải ngân, thu lãi, thu nợ, ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày.

+ Kiểm tra cấp phát, xem xét lại hồ sơ trước khi giải ngân. Giám đốc Phòng KH- NVTD Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng KT- NQ

26

+ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền.

+ Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt.

+ Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo NHCSXH.

b. Đối tượng phục vụ, nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay: * Đối tượng phục vụ:

- Hộ nghèo: Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của

Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và ổn định xã hội.

+ Đối tượng vay vốn: là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.

+ Phương thức cho vay: trực tiếp và ủy thác qua các tổ chức hội.

+ Mức cho vay tối đa: không quá 30 triệu đồng (bao gồm nhu cầu vay để SXKD và nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt).

- HSSV có hoàn cảnh khó khăn: HSSV đang theo học các trường đại

học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007.

+ Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

+ Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức CT – XH, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Phương thức cho vay: Cho vay uỷ thác áp dụng đối với cho vay HSSV thông qua hộ gia đình; cho vay trực tiếp áp dụng đối với HSSV mồ côi.

27

+ Mức cho vay: Theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Từ ngày 01/8/2013, mức cho vay tối đa 1.100.000 đồng/tháng; (11.000.000 đồng/năm học).

- GQVL: Theo Quyết định 71/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Quyết định 15/2008/QĐ - TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống.

+ Đối tượng được vay vốn bao gồm: Hộ gia đình; hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (gọi chung là cơ sở SXKD).

+ Phương thức cho vay: Có thể áp dụng phương thức cho vay uỷ thác hoặc trực tiếp tùy thuộc vào đối tượng vay vốn là cơ sở SXKD hay hộ gia đình hoặc tùy thuộc vào nguồn vốn cho vay do cơ quan nào quản lý.

+ Mức cho vay tối đa: Đối với một hộ gia đình là 20 triệu đồng; đối với cơ sở SXKD là 500 triệu đồng/dự án nhưng không quá 20 triệu đồng/một lao động thu hút.

- XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài: Góp phần GQVL, tăng thu nhập, cải

thiện cuộc sống cho các hộ dân

+ Đối tượng được vay vốn: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh); vợ (chồng), con thương binh; con của Anh hùng Lực

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 30)