Giới thiệu khái quát phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 34)

Thành tỉnh Bến Tre

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-HĐQT ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH về tổ chức và hoạt động PGD – NHCSXH cấp huyện. Năm 2003 PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre chính thức thành lập và đi vào hoạt động tại khu phố 3 thị trấn Châu Thành.

Từ ngày thành lập đến nay, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã thực sự là người bạn tin cậy của người dân nghèo nơi đây, với chương trình cho vay hộ nghèo lãi suất ưu đãi, thủ tục cho vay đơn giản thông qua các tổ TK&VV ở xã phường. Những năm qua, mặc dù kinh tế huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn, song công tác XĐGN luôn được PGD – NHCSXH huyện Châu Thành chú trọng quan tâm và đạt được nhiều thành quả to lớn như hỗ trợ vốn sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống và làm quen với dịch vụ Ngân hàng, số hộ nghèo giảm nhiều so với lúc đầu thành lập Ngân hàng. Nguồn vốn ưu đãi đang từng ngày, từng giờ thay đổi cuộc sống những người dân nghèo nơi đây.

- Chức năng của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành

+ Tham mưu, giúp việc ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện triển khai các hoạt động của NHCS trên địa bàn.

+ Kiểm tra, giám sát các đối tượng khánh hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Thực hiện một số nghiệp vụ khi có điều kiện được Giám đốc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao.

24

+ Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn cấp huyện.

+ Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư. + Tổ chức thu chi nghiệp vụ.

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức ủy thác, các tổ chức CT – XH trên địa bàn trong việc triển khai, thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình vay vốn trên địa bàn.

+ Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thông kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của NHCSXH.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị cho phép.

3.2.1.2 Mô hình tổ chức, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động của PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

a. Mô hình tổ chức:

* Ban giám đốc (1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc)

- Phụ trách chung, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ công nhân viên Ngân hàng.

- Tổ chức chỉ đạo các chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn, tờ trình, quyết định, công văn, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ công nhân viên.

- Giám đốc chịu trách nhiệm trước NHCSXH cấp trên, trước pháp luật về các quyết định của mình.

25

* Sơ đồ tổ chức:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

* Chức năng và nhiệm vụ các phòng:

- Phòng kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng (KH – NV) (3 cán bộ tín dụng)

+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn khách hàng đến xin vay.

+ Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng.

+ Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong quá trình cho vay kể từ khi khách hàng tiếp nhận cho đến khi kết thúc hợp đồng vay.

+ Chịu trách nhiệm các khoản thu hồi nợ vay, lập báo cáo kết quả thực hiện gửi sang Ngân hàng Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng kế toán - ngân quỹ (KT – NQ) (1 Kiểm ngân, 2 Kế toán)

+ Thực hiện giải ngân, thu lãi, thu nợ, ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày.

+ Kiểm tra cấp phát, xem xét lại hồ sơ trước khi giải ngân. Giám đốc Phòng KH- NVTD Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng KT- NQ

26

+ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền.

+ Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt.

+ Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo NHCSXH.

b. Đối tượng phục vụ, nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay: * Đối tượng phục vụ:

- Hộ nghèo: Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của

Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và ổn định xã hội.

+ Đối tượng vay vốn: là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.

+ Phương thức cho vay: trực tiếp và ủy thác qua các tổ chức hội.

+ Mức cho vay tối đa: không quá 30 triệu đồng (bao gồm nhu cầu vay để SXKD và nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt).

- HSSV có hoàn cảnh khó khăn: HSSV đang theo học các trường đại

học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007.

+ Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

+ Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức CT – XH, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Phương thức cho vay: Cho vay uỷ thác áp dụng đối với cho vay HSSV thông qua hộ gia đình; cho vay trực tiếp áp dụng đối với HSSV mồ côi.

27

+ Mức cho vay: Theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Từ ngày 01/8/2013, mức cho vay tối đa 1.100.000 đồng/tháng; (11.000.000 đồng/năm học).

- GQVL: Theo Quyết định 71/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ

và Quyết định 15/2008/QĐ - TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống.

+ Đối tượng được vay vốn bao gồm: Hộ gia đình; hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (gọi chung là cơ sở SXKD).

+ Phương thức cho vay: Có thể áp dụng phương thức cho vay uỷ thác hoặc trực tiếp tùy thuộc vào đối tượng vay vốn là cơ sở SXKD hay hộ gia đình hoặc tùy thuộc vào nguồn vốn cho vay do cơ quan nào quản lý.

+ Mức cho vay tối đa: Đối với một hộ gia đình là 20 triệu đồng; đối với cơ sở SXKD là 500 triệu đồng/dự án nhưng không quá 20 triệu đồng/một lao động thu hút.

- XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài: Góp phần GQVL, tăng thu nhập, cải

thiện cuộc sống cho các hộ dân

+ Đối tượng được vay vốn: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh); vợ (chồng), con thương binh; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945.

+ Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp và uỷ thác cho tổ chức hội + Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/01 lao động đi nước ngoài

- Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần XĐGN bền vững.

28

+ Đối tượng được vay vốn: Là những hộ nghèo đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại thôn, làng, buôn, bản, ấp, sóc, phum trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp phải đủ 3 điều kiện:

+ Hộ đang cư trú tại địa phương, có tên trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý;

+ Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;

+ Hộ không thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp và uỷ thác qua các tổ chức hội.

+ Mức cho vay tối đa: 8 triệu đồng/hộ;

+ Thời hạn cho vay: 10 năm, ân hạn 5 năm đầu

- NS&VSMT nông thôn: Thực hiện chiến lược quốc gia về cấp

NS&VSMTNT nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

+ Đối tượng được vay vốn: Các hộ gia đình ở nông thôn (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo).

+ Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp và ủy thác cho các tổ chức hội.

+ Mức cho vay tối đa: 4 triệu đồng/công trình và mỗi hộ được vay tối đa 8 triệu đồng để làm 2 công trình (công trình nước sạch và công trình vệ sinh).

- Hộ cận nghèo: Từ 16/04/2013, theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 23/02/2013. NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

+ Đối tượng được vay vốn: Chuẩn hộ cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

+ Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp và ủy thác cho các tổ chức hội.

29

+ Mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

* Quy trình và thủ tục cho vay:

- Quy trình cho vay

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình cho vay hộ nghèo tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

Chú thích:

- Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV.

- Bước 2: Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban XĐGN và UBND xã để xem xét, giải quyết.

- Bước 3: Ban XĐGN xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng.

- Bước 4: Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.

- Bước 5: UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức CT – XH.

- Bước 6: Tổ chức chính trị thông báo kết quả phê duyêt đến tổ TK&VV. - Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

- Bước 8: Ngân hàng cùng Tổ TK&VV tiến hành giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn. Tổ cho vay lưu động sẽ có lịch trình đến từng xã, phường để giải ngân và thu nợ nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho các hộ vay. 1 7 3 4 8 5 6 Hộ vay NHCSXH Tổ TK&VV Ban XĐGN xã, UBND cấp xã Tổ chức CT-XH cấp xã 2

30

* Quy trình thủ tục vay vốn:

+ Đối với hộ gia đình:

- Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV.

- Hộ gia đình được vay vốn viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (theo mẫu in sẳn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV.

- Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay.

+ Đối với Tổ TK&VV:

- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ gia đình.

- Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện để vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ vay trình UBND xã, phường, thị trấn; được ban xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo, cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách đề nghị cho vay gửi Ngân hàng.

- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ vay.

- Cùng Ngân hàng chứng kiến giải ngân tới từng hộ vay.

* Bộ hồ sơ vay gồm:

- Sổ TK&VV

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD). - Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu 03/TD).

- Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD).

c. Cơ chế hoạt động:

- PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre là một tổ chức tín dụng được NSNN cấp vốn hoạt động.

- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận như các NHTM khác mà hoạt động nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.

31

- Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp NSNN.

d. Phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CT – XH

Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, NHCSXH và các tổ chức CT – XH (4 tổ chức CT – XH gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Trong đó tại NHCSXH cấp huyện, Giám đốc các PGD ký các loại văn bản sau:

+ Văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện về uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Hợp đồng uỷ thác với tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã về nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Hợp đồng uỷ nhiệm với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD).

Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho tổ chức CT – XH : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Cho vay hộ nghèo 2. Cho vay hộ cận nghèo

3. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn (cho vay thông qua hộ gia đình tham gia Tổ TK&VV).

4. Cho vay GQVL (đối với các dự án hộ gia đình vay vốn thuộc nguồn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 34)